Giải Bài tập đọc hiểu: Nếu mai em về Chiêm Hóa trang 17 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều

Bài thơ là lời bộc lộ cảm xúc của ai và người đó hiện lên qua từ ngữ nào? Phương án nào nêu đúng bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1

Câu 1 (trang 17, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Bài thơ là lời bộc lộ cảm xúc của ai và người đó hiện lên qua từ ngữ nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

2

Câu 2 (trang 17, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Phương án nào nêu đúng bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và tìm ra mạch cảm xúc của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

3

Câu 3 (trang 18, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” được điệp lại không nhằm mục đích nào? 

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về phép điệp ngữ.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

4

Câu 4 (trang 18, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Dòng thơ nào không sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa? 

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về biện pháp nhân hoá.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

5

Câu 5 (trang 18, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Hãy tưởng tượng để miêu tả lại bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ qua cảm nhận của tác giả bằng cách viết khoảng 7-10 dòng hoặc vẽ lại.

Phương pháp giải:

Vận dụng óc tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên, con người trong bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Tranh minh hoạ

6

Câu 6 (trang 18, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Tìm các từ có thể thay thế từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. Theo em, vì sao nên chọn từ “về”? 

Phương pháp giải:

Tìm các từ đồng nghĩa với từ “về”, đưa ra lí giải hợp lí.

Lời giải chi tiết:

Từ “về” gợi sự thân thuộc, gần gũi. Với từ “về”, mảnh đất Chiêm Hóa, địa danh trong bài thơ, là một phần của kí ức, là quê hương mà mỗi người con của nó, dù ở đâu cũng đau đáu hướng về - “đi thật xa để trở về”. Ngược lại, từ “đến”, hay “tới” gợi cảm nhận sự chiêm ngưỡng, khám phá một vùng đất mới với nhiều bất ngờ, thú vị. 

7

Câu 7 (trang 18, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ thể hiện nỗi nhớ tha thiết về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người vào mùa xuân, là cái nhìn tình tứ, đắm đuối, say mê, tình yêu, niềm tự hào của tác giả dành cho vẻ đẹp của quê hương mình. 

8

Câu 8 (trang 18, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Giả sử sau ba dấu chấm “Nếu mai em về….” là tên vùng đất quê hương em thì em sẽ chia sẻ hình ảnh, chi tiết nào của quê hương mình? 

Phương pháp giải:

Viết những hình ảnh em ấn tượng về quê hương em.

Lời giải chi tiết:

Sau dấu ba chấm Nếu mai em về...là tên vùng đất quê hương em thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh Hồ Gươm, Văn miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác,…

9

Câu 9 (trang 18, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Tìm đọc thêm các bài thơ sáu chữ viết về đề tài quê hương, gia đình, tình người. Ghi lại những câu thơ em thấy ấn tượng. 

Phương pháp giải:

Tìm đọc thêm các bài thơ sáu chữ viết về đề tài quê hương, gia đình, tình người qua internet, sách vở,...

Lời giải chi tiết:

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

- Quê hương, Đỗ Trung Quân-

10

Câu 10 (trang 18, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

DẶN CON 

Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này...

Cửa Lục Thuỷ, 13–11–1991

(Trần Nhuận Minh, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, Hà Nội, 1995) 

a) Bài thơ là lời của ai? 

A. Người cha 
B. Người mẹ 
C. Thầy cô 
D. Ông bà 

b) Phương án nào nêu đúng cách ngắt nhịp của khổ thơ kết? 

A. 2/2/2, 2/2/2, 2/2/2, 3/3 
B. 3/3, 3/3, 3/3, 2/2/2 
C. 4/2, 2/4, 3/3, 3/3 
D. 1/3/2, 2/4, 2/4, 2/4 

c) Các từ ngữ “không được”, “không bao giờ được”, “phải” trong những lời dặn con không thể hiện điều gì ở người dặn? 

A. Sự thiết tha mong muốn con thực hiện lời dặn 
B. Sự nghiêm khắc trong giáo dục con cái 
C. Sự trách giận người con vì đã không nghe lời cha mẹ 
D. Sự nhấn mạnh, khắc sâu điều nhắn nhủ dành cho con 

d) Vì sao tác giả lại dặn “Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào”? 

A. Vì những người hành khất thường già cả, trí nhớ không tốt nên không trả lời chính xác 
B. Vì những người hành khất sẽ cảm thấy chạnh lòng, tủi thân, xấu hổ 
C. Vì những người hành khất sẽ cảm thấy băn khoăn, lo lắng, sợ hãi 
D. Vì con không nên tò mò thông tin cá nhân của người khác 

e) Phương án nào thể hiện đúng điều người dặn muốn nhắn nhủ con trong khổ thơ cuối? 

A. Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy 
B. Của cho là của gửi 
C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ 
D. Người ta là hoa đất 

g) Hãy chỉ ra bố cục và nêu cảm nhận chung của em về bài thơ 

h) Biện pháp điệp cấu trúc, cách diễn đạt tăng tiến được thể hiện như thế nào trong bài thơ và tạo ra tác dụng gì? 

i) Bài thơ gửi gắm thông điệp gì? Thông điệp đó có ý nghĩa với cuộc sống của chúng ta hôm nay không? Vì sao? 

k) Đây là những điều người mẹ trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (Edmondo de Amicis) dặn dò con trai: 

“En-ri-cô (Enrico) ơi! Con hãy nghe mẹ: thỉnh thoảng nên bớt một vài xu trong túi tiền của con để cho người già không chốn nương thân, người mẹ không gạo, đứa trẻ không cha không mẹ. Những kẻ khó thích xin trẻ con vì như thế họ phải cần đến mọi người. Con có nhận thấy ở quanh trường thường có nhiều kẻ ăn xin không? Sự bố thí của người lớn là một việc làm phúc, nhưng sự bố thí của trẻ con không những là một việc làm phúc mà còn là một sự vỗ về nữa,vì mỗi lần đứa trẻ đem cho thì hình như đồng tiền kèm với bông hoa ở trong tay nó rơi ra.” 

Nhận xét điểm giống nhau giữa những lời dặn con của người mẹ trong đoạn trích trên và bài thơ của Trần Nhuận Minh. Theo em, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên như thế nào nếu mỗi trẻ em đều được nuôi nấng tâm hồn bởi lời “dặn con” của người cha, người mẹ như vậy? 

l, Nếu là người con trong bài thơ, em muốn nói điều gì với cha mẹ sau khi nghe lời dặn? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

a, Đáp án A

b, Đáp án D 

Mình / tạm gọi là /  no ấm
Ai biết /  cơ trời vần xoay
Lòng tốt /  gửi vào thiên hạ
Biết đâu /  nuôi bố sau này...

c, Đáp án C 

d, Đáp án B 

e, Dựa vào hai câu cuối của bài thơ Lòng tốt gửi vào thiên hạ / Biết đâu nuôi bố sau này… nên đáp án B 

g, Có thể chia bố cục bài thơ làm hai phần: 

- Ba khổ thơ đầu: Những lời dặn dò cụ thể, nghiêm khắc của người cha dành cho con. 

- Khổ thơ cuối: Sự chiêm nghiệm, suy ngẫm về lẽ “vần xoay” của cuộc đời và lời nhắn nhủ “của cho là của gửi”. 

Cảm nhận chung về bài thơ: Đây là bài thơ khiến em rất thích bởi bài thơ đã gợi cho em về những bài học về tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc đời. 

h, Bài thơ đã sử dụng biện pháp điệp cấu trúc và cách diễn đạt tăng tiến trong những lời dặn mà người cha dành cho con: “Con không được cười giễu họ / Con không bao giờ được hỏi / Con phải răn dạy nó đi”. Cách diễn đạt đó thể hiện sự nghiêm khắc trong giáo dục con cái của người cha, có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu, thể hiện mong muốn thiết tha của người cha dành cho con. 

i, Thông điệp của bài thơ: Cần biết đồng cảm, yêu thương, chia sẻ, sống nhân ái, biết cho đi trong cuộc đời - “sống trong đời sống cần có một tấm lòng” (Trịnh Công Sơn). 

Thông điệp đó có ý nghĩa với cuộc sống với chúng ta bởi cho đi cũng là khi ta nhận lời những tình yêu thương. Cho là một hạnh phúc, vì phải có mới cho được, điều đó càng có ý nghĩa khi cái ta cho không chỉ là vật chất, tiền bạc mà là lòng nhân ái. Xã hội càng phát triển, vấn đề cho và nhận càng được nhận thức rõ ràng. Muốn đời sống được nâng lên, mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, sáng tạo trong nghiên cứu, ứng dụng. Có như vậy, bằng tài năng và sức lực, mới góp phần làm giàu cho Tổ quốc, làm giàu cho bản thân. Khi đó, cái mà ta cho cũng là cái ta nhận. Trong cuộc sống, nếu chỉ cho mà không nhận thì khó duy trì lâu dài, nhưng nếu như cho và lại đòi hỏi được đền đáp thì sự cho mất đi giá trị đích thực của nó.

k, - Điểm giống nhau giữa lời dặn của người cha trong bài thơ Dặn con với lời của người mẹ dặn dò En-ri-cô trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả: đều thể hiện tình cảm yêu thương, trắc ẩn, tấm lòng nhân ái dành cho những con người bất hạnh trong cuộc sống; đều thể hiện mong muốn thiết tha gieo hạt mầm nhân ái vào trái tim con trẻ để chúng biết sống yêu thương, biết nâng đỡ những con người thiếu may mắn trong cuộc đời. 

- Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp, nhân văn hơn nếu như mỗi đứa trẻ đều được trưởng thành từ sự giáo dục thường xuyên, cụ thể, nghiêm khắc và trách nhiệm về lòng nhân ái, từ sự làm gương trong mỗi gia đình của những bậc làm cha làm mẹ như vậy. 

l, Nếu là người con trong bài thơ, em muốn nói với cha mẹ rằng đôi lúc bản thân con cũng vô tâm trước những mảnh đời, những số phận cần được giúp đỡ,.. 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close