Giải Bài tập đọc hiểu: Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ với thiếu nhi trang 37 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diềuCác phát biểu sau đây là đúng hay sai? Ghép loại câu ở cột A với thông tin phù hợp ở cột B: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 37, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Phương pháp giải: Đọc kĩ nội dung các phát biểu Lời giải chi tiết:
Câu 2 Câu 2 (trang 38, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): Ghép loại câu ở cột A với thông tin phù hợp ở cột B:
Phương pháp giải: Đọc kĩ thông tin ở hai cột Lời giải chi tiết: 1 - d 2 - c 3 - a 4 - b Câu 3 Câu 3 (trang 38, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): Văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi thuộc loại văn bản nào? A. Văn bản văn học B. Văn bản thông tin C. Văn bản nghị luận D. Văn bản đơn phương thức Phương pháp giải: Đọc kĩ phần kiến thức về thể loại ở đầu bài 10 Lời giải chi tiết: Đáp án B Câu 4 Câu 4 (trang 38, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): Mục đích của văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi là gì? A. Giới thiệu các thông tin cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng B. Giới thiệu các thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và sự nghiệp sáng tác của ông C. Nêu ý kiến của người viết về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng và phân tích, làm sáng tỏ ý kiến D. Tranh luận, phản bác các ý kiến chưa thỏa đáng về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Đáp án A Câu 5 Câu 5 (trang 38, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): Ghép phần văn bản ở cột A với thông tin phù hợp ở cột B để xác định nội dung chính của từng phần trong văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi:
Phương pháp giải: Đọc kĩ nội dung hai cột Lời giải chi tiết: 1) - c); 2) - a); 3) - b) Câu 6 Câu 6 (trang 39, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): (Câu hỏi 2, SGK) Hãy vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện ý chính và thông tin cụ thể làm rõ cho ý chính đó của mỗi phần trong văn bản. Phương pháp giải: Vẽ sơ đồ tư duy Lời giải chi tiết: Câu 7 Câu 7 (trang 39, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): Thông tin nào sau đây không phải là đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng? A. Cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn, chi tiết đặc sắc, ấn tượng B. Số lượng nhân vật đông đảo, nhân vật trung tâm Trần Quốc Toản được khắc họa sinh động, chân thực C. Tinh thần, hào khí của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ hai được thể hiện sâu sắc D. Ngôn ngữ cổ kính, trang nhã mà giản dị, tự nhiên; giọng văn hào sảng, tưng bừng, nhiệt huyết Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi Lời giải chi tiết: Đáp án C Câu 8 Câu 8 (trang 39, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): Mỗi trích dẫn sau thể hiện thông tin khách quan về truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng hay nhận xét, ý kiến chủ quan của người giới thiệu hoặc người đọc về tác phẩm? Phương pháp giải: Xem kĩ các trích dẫn Lời giải chi tiết:
Câu 9 Câu 9 (trang 40, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): (Câu hỏi 5, SGK) Hình ảnh bìa sách trong bài viết thể hiện chi tiết nào trong văn bản? Theo em, vì sao người giới thiệu lại chọn hình ảnh này? Phương pháp giải: Trả lời theo ý hiểu Lời giải chi tiết: Hình ảnh bìa sách trong bài viết thể hiện chi tiết giới thiệu nội dung tác phẩm, cụ thể hơn là ở phần giới thiệu nội dung Trần Quốc Toản được đánh giặc ngoại xâm. Người giới thiệu chọn hình ảnh này vì bìa sách đã khái quát được nội dung nổi bật của tác phẩm, thể hiện được tư thế hiên ngang của Trần Quốc Toản trước quân địch. → Việc đưa hình ảnh vào đoạn này giúp người đọc phần nào tưởng tượng, hình dung được câu truyện. Câu 10 Câu 10 (trang 40, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): (Câu hỏi 6, SGK) Ngoài các thông tin được giới thiệu trong văn bản, em còn muốn biết thêm điều gì nữa về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng? Em làm thế nào để biết được các thông tin đó? Phương pháp giải: Trả lời theo ý hiểu Lời giải chi tiết: Ngoài các thông tin được giới thiệu trong văn bản, em còn muốn biết thêm ý nghĩa của nhan đề tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Em cần tìm đọc và đọc kĩ cuốn sách, tìm thêm những thông tin về lá cờ ấy để hiểu được nhan đề. Câu 11 Câu 11 (trang 40, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đọc văn bản trong SBT Ngữ văn Cánh Diều tập 2 trang 40 - 42 a) Văn bản Tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố được viết nhằm mục đích gì? b) Hoàn thành bảng sau để tìm hiểu thông tin được trình bày trong mỗi phần của văn bản:
c) Từ bảng trên, hãy chỉ ra những nội dung nào là thông tin khách quan về tác phẩm Tắt đèn, những nội dung nào là ý kiến chủ quan của người giới thiệu về tác phẩm. d) Theo em, có thể đảo trật tự trình bày nội dung của các phần trong văn bản được không? Vì sao" e) Ngoài các thông tin được giới thiệu trong văn bản, em còn muốn biết thêm điều gì nữa về tác phẩm Tắt đèn? Em làm thế nào để có được các thông tin đó g) Dựa vào nội dung của văn bản trên, kết hợp với những tìm hiểu của em về tác phẩm Tắt đèn, hãy tạo một văn bản đồ hoạ (infographic) để giới thiệu tác phẩm. Phương pháp giải: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu Lời giải chi tiết: a) Văn bản có mục đích giới thiệu thông tin cho bạn đọc về nội dung và nghệ thuật cuốn tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. b)
c) Trong văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách có những thông tin khách quan về đối tượng được giới thiệu và những ý kiến chủ quan, thể hiện nhận xét, đánh giá của người viết. Ở bài viết này, các thông tin khách quan về tác phẩm Tắt đèn gồm: - Tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Phần tóm tắt nội dung tác phẩm. - Đánh giá của nhà văn Vũ Trọng Phụng về tác phẩm. Các thông tin thể hiện ý kiến chủ quan của người viết về tác phẩm gồm: - Đánh giá và làm rõ giá trị nội dung của tác phẩm. - Đánh giá và làm rõ giá trị nghệ thuật của tác phẩm. d) Văn bản không thể thay đổi trình tự sắp xếp nội dung vì nó sẽ phá vỡ tính lô gích của bài viết. Bài viết đi từ giới thiệu chung khái quát về tác phẩm đến tóm tắt nội dung tiểu thuyết Tắt đèn và cuối cùng đánh giá về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm là hợp lí. Trình tự bài đã đáp ứng được mục đích đặt ra của người viết. Chính vì vậy, việc thay đổi thứ tự khiến nội dung không có sự kiện kết và gợi mở đến người đọc. e) Bên cạnh những thông tin được cung cấp trong bài đọc, em muốn biết thêm về một số đánh giá của những nhà văn, những nhà phê bình văn học về tác phẩm này. Thông qua việc tra cứu thông tin trên mạng, các diễn đàn văn học, các cuốn sách phê bình văn học của các nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng, em có thể nắm được thông tin về vấn đề mình muốn biết. g)
Quảng cáo
|