Giải bài 6 trang 68 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2Trong một nhóm 10 học sinh lớp 9 có 5 bạn học trường Quang Trung; 3 bạn học trường Nguyễn Huệ và 2 bạn học trường Tây Sơn. Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh trong 10 học sinh đó. a) Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Bạn học sinh được chọn học trường Quang Trung”; B: “Bạn học sinh được chọn không học trường Tây Sơn”. Quảng cáo
Đề bài Trong một nhóm 10 học sinh lớp 9 có 5 bạn học trường Quang Trung; 3 bạn học trường Nguyễn Huệ và 2 bạn học trường Tây Sơn. Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh trong 10 học sinh đó. a) Không gian mẫu của phép thử có bao nhiêu phần tử? b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Bạn học sinh được chọn học trường Quang Trung”; B: “Bạn học sinh được chọn không học trường Tây Sơn”. Phương pháp giải - Xem chi tiết Không gian mẫu là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử. Một kết quả có thể của T để biến cố E xảy ra được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố E. Trong phép thử ngẫu nhiên, hai kết quả đồng khả năng nếu chúng có khả năng xảy ra như nhau. Xác suất của biến cố A được tính bởi công thức: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}}\), trong đó n(A) là số kết quả thuận lợi cho A; \(n(\Omega )\) là số các kết quả có thể xảy ra. Lời giải chi tiết a) Số phần tử của không gian mẫu là \(n\left( \Omega \right)\)= 10. b) Do có 5 bạn học trường Quang Trung nên số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 5. Xác suất của biến cố A là P(A) = \(\frac{5}{{10}} = 0,5\). Số học sinh không học trường Tây Sơn là 5 + 3 = 8 (học sinh). Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là n(B) = 8. Xác suất của biến cố B là P(B) = \(\frac{8}{{10}} = 0,8\).
Quảng cáo
|