Bài 5 trang 158 Vở bài tập toán 9 tập 2

Giải bài 5 trang 158 VBT toán 9 tập 2. Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; r) tiếp xúc ngoài (R>r). Hai tiếp tuyến chung AB và A’B’ của hai đường tròn (O), (O’) cắt nhau tại P (A và A’ thuộc đường tròn (O’), B và B’ thuộc đường tròn (O))...

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Quảng cáo

Đề bài

Cho hai đường tròn \((O; R)\) và \((O’; r)\) tiếp xúc ngoài \((R>r)\). Hai tiếp tuyến chung \(AB\) và \(A’B’\) của hai đường tròn \((O), (O’)\) cắt nhau tại \(P\) (\(A\) và \(A’\) thuộc đường tròn \((O’)\), \(B\) và \(B’\) thuộc đường tròn \((O)\)). Biết \(PA=AB=4cm\). Tính diện tích hình tròn \((O’)\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng định lý Ta-lét để tính \(PO'\) theo \(r\)

Sử dụng định lý Pytago cho tam giác vuông \(PO'A\)  để tính \({r^2}.\)

Diện tích hình tròn \(\left( {O'} \right)\) là \(S = \pi {r^2}.\) 

Lời giải chi tiết

Vì \(AB\) là tiếp tuyến chung của hai đường tròn \(\left( O \right)\) và \(\left( {O'} \right)\) nên \(O'A //OB\) (cùng vuông góc với AP)

Gọi \(P\) là giao điểm của hai tiếp tuyến chung thì \(P\) thuộc đường nối tâm \(OO'.\)

Vì \(PA = AB \Rightarrow A\) là trung điểm của \(PB \Rightarrow PA = AB = \dfrac{{PB}}{2}\)

Xét tam giác \(POB\) có \(OB//O'A\) nên theo hệ quả định lý Ta-lét ta có

\(\dfrac{{O'A}}{{OB}} = \dfrac{{PO'}}{{PO}} = \dfrac{{PA}}{{PB}} = \dfrac{1}{2}\) 

Suy ra \(OB = 2O'A \) hay \(R = 2r\) 

Ta có \(PO' = OO' = R + r = 2r + r = 3r\)

Xét tam giác vuông \(PO'A\), theo định lý Pytago ta có \(P{O'^2} = O'{A^2} + P{A^2}\) hay \((3r)^2 = r^2 + {4^2} \Leftrightarrow 8{r^2} = 16\)\( \Leftrightarrow {r^2} = 2\)

Diện tích hình tròn \(\left( {O'} \right)\) là \(S = \pi {r^2} = 2\pi \) \(\left( {c{m^2}} \right)\) 

Loigiaihay.com

  • Bài 6 trang 158 Vở bài tập toán 9 tập 2

    Giải bài 6 trang 158 VBT toán 9 tập 2. Từ một điểm P ở ngoài đường tròn (O), kẻ hai cát tuyến PAB và PCD tới đường tròn. Gọi Q là một điểm nằm trên cung nhỏ BD (không chứa A và C) sao cho số đo cung BQ bằng 42 độ...

  • Bài 7 trang 159 Vở bài tập toán 9 tập 2

    Giải bài 7 trang 159 VBT toán 9 tập 2. Một hình vuông và một hình tròn có chu vi bằng nhau. Hỏi hình nào có diện tích lớn hơn?...

  • Bài 8 trang 159 Vở bài tập toán 9 tập 2

    Giải bài 8 trang 159 VBT toán 9 tập 2. Cho đường tròn (O), cung BC có số đo bằng 120 độ, điểm A di chuyển trên cung lớn BC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD=AC. Hỏi điểm D di chuyển trên đường nào ...

  • Bài 9 trang 160 Vở bài tập toán 9 tập 2

    Giải bài 9 trang 160 VBT toán 9 tập 2. Tam giác ABC cân tại A có cạnh đáy nhỏ hơn cạnh bên, nội tiếp đường tròn (O). Tiếp tuyến tại B và C của đường tròn lần lượt cắt tia AC và tia AB ở D và E. Chứng minh...

  • Bài 10 trang 161 Vở bài tập toán 9 tập 2

    Giải bài 10 trang 161 VBT toán 9 tập 2. Một mặt phẳng chứa trục OO’ của một hình trụ, phần mặt phẳng nằm trong hình trụ là một hình chữ nhật có chiều dài 3cm, chiều rộng 2cm. Tính diện tích xung quanh và thể tích hình trụ đó...

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close