Giải bài 4 trang 66 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2Ở một trường Trung học cơ sở, tỉ lệ học sinh khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là 28%, 25%, 25% và 22%. Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh của trường. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Học sinh được chọn thuộc khối 6” B: “Học sinh được chọn khối 7”. Quảng cáo
Đề bài Ở một trường Trung học cơ sở, tỉ lệ học sinh khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là 28%, 25%, 25% và 22%. Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh của trường. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Học sinh được chọn thuộc khối 6” B: “Học sinh được chọn khối 7”. Phương pháp giải - Xem chi tiết Trong phép thử ngẫu nhiên, hai kết quả đồng khả năng nếu chúng có khả năng xảy ra như nhau. Xác suất của biến cố A được tính bởi công thức: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}}\), trong đó n(A) là số kết quả thuận lợi cho A; \(n(\Omega )\) là số các kết quả có thể xảy ra. Lời giải chi tiết Gọi N là tổng số học sinh của trường. Số học sinh khối 6 của trường là 0,28N. Số học sinh khối 7 của trường là 0,25N. Khi thực hiện phép thử chọn ngẫu nhiên 1 học sinh của trường, số kết quả có thể xảy ra là \(n(\Omega ) = N\). Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(A) = 0,28N. Xác suất của biến cố A là \(P(A) = \frac{{0,28N}}{N} = 0,28\). Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là n(B) = 0,25N. Xác suất của biến cố A là \(P(B) = \frac{{0,25N}}{N} = 0,25\).
Quảng cáo
|