Giải bài 3 trang 83, 84 vở thực hành Toán 9 tập 2Hai bạn Minh và Huy chơi một trò chơi như sau: Minh chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {5; 6; 7; 8; 9; 10}; Huy chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {4; 5; 7; 8; 9; 11}. Bạn nào chọn được số lớn hơn thì sẽ là người thắng cuộc. Nếu hai số được chọn bằng nhau thì kết quả là hòa. Tính xác suất của các biến cố sau: a) A: “Bạn Minh thắng”; b) B: “Bạn Huy thắng”. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Quảng cáo
Đề bài Hai bạn Minh và Huy chơi một trò chơi như sau: Minh chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {5; 6; 7; 8; 9; 10}; Huy chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {4; 5; 7; 8; 9; 11}. Bạn nào chọn được số lớn hơn thì sẽ là người thắng cuộc. Nếu hai số được chọn bằng nhau thì kết quả là hòa. Tính xác suất của các biến cố sau: a) A: “Bạn Minh thắng”; b) B: “Bạn Huy thắng”. Phương pháp giải - Xem chi tiết Cách tính xác suất của một biến cố E: Bước 1. Mô tả không gian mẫu của phép thử. Từ đó xác định số phần tử của không gian mẫu \(\Omega \). Bước 2. Chứng tỏ các kết quả có thể của phép thử là đồng khả năng. Bước 3. Mô tả kết quả thuận lợi của biến cố E. Từ đó xác định số kết quả thuận lợi cho biến cố E. Bước 4. Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E với số phần tử của không gian mẫu \(\Omega \). Lời giải chi tiết Ta liệt kê được tất cả các kết quả có thể của phép thử bằng cách lập bảng như sau: Mỗi ô ở bảng trên là một kết quả có thể. Có 36 kết quả có thể là đồng khả năng. a) Có 17 kết quả thuận lợi cho biến cố A là các ô (a, b) ở đó \(a > b\). Vậy \(P\left( A \right) = \frac{{17}}{{36}}\). b) Có 15 kết quả thuận lợi cho biến cố B là các ô (a, b) ở đó \(a < b\). Vậy \(P\left( B \right) = \frac{{15}}{{36}} = \frac{5}{{12}}\).
Quảng cáo
|