Bài 2.27 trang 117 SBT giải tích 12Giải bài 2.27 trang 117 sách bài tập giải tích 12. Hãy so sánh mỗi số sau với 1... Quảng cáo
Đề bài Hãy so sánh mỗi số sau với \(1\). a) \({(0,1)^{\sqrt 2 }}\) b) \({(3,5)^{0,1}}\) c) \({\pi ^{ - 2,7}}\) d) \({\left( {\dfrac{{\sqrt 5 }}{5}} \right)^{ - 1,2}}\) Phương pháp giải - Xem chi tiết Sử dụng tính chất của hàm số mũ: đồng biến nếu \(a > 1\) và nghịch biến nếu \(0 < a < 1\). Lời giải chi tiết a) Vì \(0 < 0,1 < 1\) nên hàm số \(y = {\left( {0,1} \right)^x}\) nghịch biến. Mà \(\sqrt 2 > 0\) nên \({(0,1)^{\sqrt 2 }} < {\left( {0,1} \right)^0} = 1\). b) Vì \(3,5 > 1\) nên hàm số \(y = {\left( {3,5} \right)^x}\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\). Mà \(0,1 > 0\) nên \({(3,5)^{0,1}} > {\left( {3,5} \right)^0} = 1\) c) Vì \(\pi > 1\) nên hàm số \({\pi ^x}\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\). Mà \( - 2,7 < 0\) nên \({\pi ^{ - 2,7}} < {\pi ^0} = 1\) d) Vì \(0 < \dfrac{{\sqrt 5 }}{5} < 1\) nên hàm số \(y = {\left( {\dfrac{{\sqrt 5 }}{5}} \right)^x}\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}\). Mà \( - 1,2 < 0\) nên \({\left( {\dfrac{{\sqrt 5 }}{5}} \right)^{ - 1,2}} > {\left( {\dfrac{{\sqrt 5 }}{5}} \right)^0} = 1\). Loigiaihay.com
Quảng cáo
|