Giải Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì. Điền dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang vào ô trống. Tìm thêm 1 – 2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã học (ví dụ: Học nghề; A lô, tớ đây; Sự tích ông Đùng, bà Đùng,...). Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong các ví dụ em đã tìm được ở bài tập 3. Đọc bài Thần Sắt hoặc tìm đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam (hoặc người có công với đất nước) và viết thông tin vào phiếu đọc sách.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc các câu và hoàn thành bài tập.      

Lời giải chi tiết:

- Đánh dấu lời đối thoại của nhân vật: b

- Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp lời người khác: a 

Câu 2

Điền dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang vào ô trống.

a. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:

.......... Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh! Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

.......... Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

(Theo Nguyễn Huy Tưởng)

b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Trọng Bình, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Trọng Bình khảng khái trả lời: ......... Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc......... 

(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, 2006)

Phương pháp giải:

Em đọc các đoạn văn và lựa chọn câu trả lời phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

a. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh! Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

(Theo Nguyễn Huy Tưởng)

b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Trọng Bình, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Trọng Bình khảng khái trả lời: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.”. 

(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, 2006)

Câu 3

Tìm thêm 1 – 2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã học (ví dụ: Học nghề; A lô, tớ đây; Sự tích ông Đùng, bà Đùng,...

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các bài đã học để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

- Trong bài A lô, tớ đây: Bố tủm tỉm: “Cả thế giới nghe thấy hai con nói chuyện đấy.”.

- Trong bài Sự tích ông Đùng, bà Đùng: Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ. 

Câu 4

Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong các ví dụ em đã tìm được ở bài tập 3. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào công dụng của dấu ngoặc kép để hoàn thành bài tập.     

Lời giải chi tiết:

- Trong bài A lô, tớ đây: Bố tủm tỉm: “Cả thế giới nghe thấy hai con nói chuyện đấy.”.

=> Đánh dấu lời đối thoại trực tiếp của nhân vật.

- Trong bài Sự tích ông Đùng, bà Đùng: Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ.

=> Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp lời của người khác. 

Câu 5

Đọc bài Thần Sắt hoặc tìm đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam (hoặc người có công với đất nước) và viết thông tin vào phiếu đọc sách.   

Phương pháp giải:

Em đọc lại bài đọc để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

- Ngày đọc: 08/09/2022

- Tên bài: Thần sắt

- Tác giả: Kho tàng Truyện cổ Việt Nam.

- Tên vị thần/ người có công với đất nước:  Thần Sắt.

Công lao của người đó: Nhờ có sắt mà Thần Sắt để lại và sự làm việc chăm chỉ của anh nông dân, anh đã có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Điều em nhớ nhất sau khi đọc: Anh nông dân đã lựa chọn người hiền lành, giản dị nghỉ trọ.

Mức độ yêu thích: 5 sao. 

Quảng cáo
close