Bài 1 trang 17 SBT sử 10

Giải bài tập 1 trang 17 sách bài tập Lịch sử 10. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Quảng cáo

Đề bài

1. Tại sao với lưỡi cuốc, lưỡi cày bằng đồng, cư dân phương Tây cổ đại không thể phát triển nền sản xuất nông nghiệp của mình như ở phương Đông cổ đại ?

A. Do vị trí địa lí ở ven bờ biển, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

B. Phân lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô và rắn, rất khó canh tác.

C. Sản xuất nông nghiệp không được chú trọng.

D. Gồm tất cả các nguyên nhân trên.

2. Cư dân cổ đại vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt từ khoảng          

A. 2 000 năm TCN.                                    

B. đầu thiên niên kỉ I TCN.

C. vài năm TCN.                       

D. những năm đầu Công nguyên.

3. Ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải là

A. nông nghiệp thâm canh.

B. chăn nuôi gia súc và đánh cá.

C. làm gốm, dệt vải.               

D. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

4. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải là

A. chủ nô.                    C. nô lệ.

B. người bình dân.      D. kiều dân.

5. Đứng đầu trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải là

A. quý tộc.              C. vua.

B. chủ nô.               D. thương nhân.

6. Trong xã hội cổ đại phương Tây bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, ngoại trừ

A. chủ nô.        C. những người bình dân.

B. nô lệ.           D. nông dân công xã.

7. Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là

A. tiểu quốc.          C. vương quốc.

B. thị quốc.            D. bang.

8. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật nhất của các nhà nước cổ đại phương Tây

A. Mỗi thành thị là một nước.

B. Là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công.

C. Tồn tại một nền sinh hoạt dân chủ.                

D. Là nhà nước dân chủ nhân dân.

9. Phần chủ yếu của một thị quốc là

A. một pháo đài kiên cố, xung quanh là vùng dân cư.

B. thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh, ...

C. các xưởng thủ công.

D. các lãnh địa.

10. Phần không thể thiếu được đối với mỗi thành thị là

A. phố xá.          

B. nhà thờ.

C. sân vận động, nhà hát.

D. bến cảng.

11. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tính chất dân chủ của các thị quốc cổ đại ?

A. Người ta không chấp nhận có vua chuyên chế.

B. Đại hội công dân bầu ra các cơ quan nhà nước.

C. Hội đồng 500 có vai trò như quốc hội,...

D. Mọi công dân nam từ 21 tuổi trở lên đều có quyền đi bầu Hội đồng 500.

12. Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là

A. dân chủ chủ nô 

B. dân chủ cộng hoà. 

C. dân chủ nhân dân. 

D. dân chủ quý tộc

13. Nền văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rôma phát triển không dựa trên cơ sở nào sau đây ?       

A. Nghề nông trồng lúa tương đối phát triển.

B. Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao.

C. Ngoại thương đường biển rất phát đạt.

D. Thể chế dân chủ tiến bộ.

14. Người Hi Lạp đã có hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời như thế nào ?

A. Trái Đất hình đĩa dẹt.

B. Trái Đất có hình quả cầu tròn.

C. Trái Đất có hỉnh đĩa dẹt và Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có hình quả cầu tròn và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.

15. Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số I, II, III,... là thành tựu của cư dân cổ nào ?

A. Giécman.               C. Rôma

B. Hi Lạp.                   D. Hi Lạp- Rô ma.

16. Ý nào không đúng khi nhận xét về các thành tựu văn hóa Hi Lạp - Rôma thời cổ đại ?

A. Là sự kế thừa và phát triển các thành tựu văn hóa phương Đông cổ đại.

B. Phát minh ra những phép tính lịch và chữ viết mà chúng ta sử dụng ngày nay.

C. Các công trình không dừng lại ở việc ghi chép và giải thích mà nâng lên tầm khái quát hoá, trừu tượng hoá cao.

D. Văn học với những giá trị độc đáo, nghệ thuật đạt đến trình độ tuyệt mĩ.

Lời giải chi tiết

Câu 1

Phương pháp: Xem lại mục 1. Thiên nhiên và đời sống của con người

Lời giải:

Với lưỡi cuốc, lưỡi cày bằng đồng, cư dân phương Tây cổ đại không thể phát triển nền sản xuất nông nghiệp của mình như ở phương Đông cổ đại vì do vị trí địa lí ở ven bờ biển, không tuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô và rắn, rất khó canh tác, sản xuất nông nghiệp không được chú trọng.

Chọn: D

Câu 2

Phương pháp: Xem lại mục 1. Thiên nhiên và đời sống của con người

Lời giải:

Cư dân cổ đại vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt từ khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN.

Chọn: B

Câu 3

Phương pháp: Xem lại mục 1. Thiên nhiên và đời sống của con người

Lời giải:

Ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Chọn: D

Câu 4

Phương pháp: Xem lại mục 2. Thị quốc Địa Trung Hải

Lời giải:

Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải là nô lệ.

Chọn: C

Câu 5

Phương pháp: Xem lại mục 2. Thị quốc Địa Trung Hải

Lời giải:

Đứng đầu trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải là quý tộc.   

Chọn: A 

Câu 6

Phương pháp: Xem lại mục 2. Thị quốc Địa Trung Hải

Lời giải:

Trong xã hội cổ đại phương Tây bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, ngoại trừ nông dân công xã.

Chọn: D

Câu 7

Phương pháp: Xem lại mục 2. Thị quốc Địa Trung Hải

Lời giải:

Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là thị quốc.

Chọn: B

Câu 8

Phương pháp: Xem lại mục 2. Thị quốc Địa Trung Hải

Lời giải:

Đặc điểm nổi bật nhất của các nhà nước cổ đại phương Tây là mỗi thành thị là một nước, Là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công, tồn tại một nền sinh hoạt dân chủ.

Chọn: D

Câu 9

Phương pháp: Xem lại mục 2. Thị quốc Địa Trung Hải

Lời giải:

Phần chủ yếu của một thị quốc là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh.

Chọn: B

Câu 10

Phương pháp: Xem lại mục 2. Thị quốc Địa Trung Hải

Lời giải:

Phần không thể thiếu được đối với mỗi thành thị là bến cảng. 

Chọn: D

Câu 11

Phương pháp: Xem lại mục 2. Thị quốc Địa Trung Hải

Lời giải:

Tính chất dân chủ của các thị quốc cổ đại: người ta không chấp nhận có vua chuyên chế, đại hội công dân bầu ra các cơ quan nhà nước, hội đồng 500 có vai trò như quốc hội. 

Chọn: D

Câu 12

Phương pháp: Xem lại mục 2. Thị quốc Địa Trung Hải

Lời giải:

Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là dân chủ chủ nô.    

Chọn: A

Câu 13

Phương pháp: Xem lại mục 3. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma

Lời giải:

Nền văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rôma phát triển dựa trên cơ sở nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao. Ngoại thương đường biển rất phát đạt, thể chế dân chủ tiến bộ.

Chọn: A

Câu 14

Phương pháp: Xem lại mục 3. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma

Lời giải:

Người Hi Lạp đã có hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời: Trái Đất có hình quả cầu tròn và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.

Chọn: D

Câu 15

Phương pháp: Xem lại mục 3. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma

Lời giải:

Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số I, II, III,... là thành tựu của cư dân Hi Lạp - Rô ma.

Chọn: D

Câu 16

Phương pháp: Xem lại mục 3. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma

Lời giải:

Các thành tựu văn hóa Hi Lạp - Rôma thời cổ đại là sự kế thừa và phát triển các thành tựu văn hoá của phương Đông cổ đại, các công trình không dừng lại ở việc ghi chép và giải thích mà nâng lên tầm khái quát hoá, trừu tượng hoá cao, văn học với những giá trị độc đáo, nghệ thuật đạt đến trình độ tuyệt mĩ.

Chọn: B

Loigiaihay.com

 

 

  • Bài 2 trang 19 SBT sử 10

    Giải bài tập 2 trang 19 sách bài tập Lịch sử 10. Điều kiện tự nhiên và nền sản xuất ban đầu ở các quốc gia cổ đại phương Tây

  • Bài 3 trang 19 SBT sử 10

    Giải bài tập 3 trang 19 sách bài tập Lịch sử 10. Thể chế chính trị ở Hi Lạp và Rôma cổ đại có đặc điểm gì

  • Bài 4 trang 19 SBT sử 10

    Giải bài tập 4 trang 19 sách bài tập Lịch sử 10. Vị trí, vai trò của từng tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Tây.

  • Bài 5 trang 20 SBT sử 10

    Giải bài tập 5 trang 20. Thị quốc là gì? Hãy cho biết nguyên nhân hình thành và hoạt động của thị quốc

  • Bài 6 trang 20 SBT sử 10

    Giải bài tập 6 trang 20 sách bài tập Lịch sử 10. Đến thời cổ đại Hi Lạp - Rôma, các hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close