Đề thi thử THPT QG môn Hóa trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội lần 3

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí ?

  • A
    Ba(OH)2
  • B
    Na2CO3
  • C
    K2SO4
  • D
    Ca(NO3)2.
Câu 2 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam rượu no, đơn chức, mạch hở, sau phản ứng thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam nước. Công thức của rượu no, đơn chức là

  • A
    C3H7OH.
  • B
    C4H8OH. 
  • C
    C2H5OH. 
  • D
    CH3OH.
Câu 3 :

Thủy phân 324g tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%. Khối lượng glucozơ thu được là:

  • A

    360g                                        

  • B

    480g

  • C

    270g

  • D

    300g

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A
    Fructozơ có nhiều trong mật ong.
  • B
    Metyl acrylat, tripanmitin và tristearin đều là este.
  • C
    Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn.
  • D
    Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol.
Câu 5 :

Cho 1,37 gam kim loại kiềm thổ M phản ứng với nước (dư), thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là

  • A
    Ba.
  • B
    Sr.        
  • C
    Mg. 
  • D
    Ca.
Câu 6 :

Phương trình hóa học nào sau đây sai?

  • A
    2Cr + 3H2SO4(loãng) → Cr2(SO4)3 + 3H2.
  • B
    2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3.
  • C
    Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O. 
  • D
    Cr2O3 + 2NaOH (đặc) → 2NaCrO2 + H2O
Câu 7 :

Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là

  • A
    8
  • B
    12
  • C
    14
  • D
    16
Câu 8 :

Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu, hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có mùi khai thoát ra. Chất X là

  • A
    amophot. 
  • B
    ure. 
  • C
    natri nitrat. 
  • D
    amoni nitrat.
Câu 9 :

Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A
    3,425. 
  • B
    2,550. 
  • C
    2,550. 
  • D
    3,825.
Câu 10 :

Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n

  • A
    poli vinyl clorua.         
  • B
    poli etilen.
  • C
    poli metyl metacrylat. 
  • D
    poli stiren.
Câu 11 :

Saccarozơ và glucozơ đều có

  • A
    phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
  • B
    phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
  • C
    phản ứng với dung dịch NaCl.
  • D
    phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
Câu 12 :

Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2 (alilin). Chất trong dãy có lực bazo yếu nhất là

  • A
    C2H5NH2
  • B
    NH3.
  • C
    CH3NH2.         
  • D
    C6H5NH2.
Câu 13 :

Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

  • A
    25,6. 
  • B
    19,2.
  • C
    56,4. 
  • D
    12,8.
Câu 14 :

Trong dung dịch X chứa đồng thời các ion: Na+ (0,2 mol); Mg2+ (0,15 mol) và SO42-( x mol). Giá trị của x là

  • A
    0,25 mol. 
  • B
    0,35 mol. 
  • C
    0,3 mol. 
  • D
    0,2 mol.
Câu 15 :

Cho 8,8 gam CH3COOC2H5 phản ứng hết với dung dịch NaOH(dư), đun nóng. Khối lượng muối CH3COONa thu được là

  • A
    4,1 gam.
  • B
    12,3 gam. 
  • C
    8,2 gam. 
  • D
    16,4 gam.
Câu 16 :

Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là

  • A
    tinh bột. 
  • B
    xenlulozơ.
  • C
    glixcogen.        
  • D
    saccarozơ.
Câu 17 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala.Số liên kết peptit trong phân tử X là

  • A
    2. 
  • B
    1
  • C
    3. 
  • D
    4
Câu 18 :

Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong

  • A
    phenol lỏng. 
  • B
    dầu hỏa.          
  • C
    nước.
  • D
    rượu etylic.
Câu 19 :

Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?

  • A
    Điện phân dung dịch MgSO4
  • B
    Điện phân nóng chảy MgCl2.
  • C
    Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2
  • D
    Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2.
Câu 20 :

Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

  • A
    Poli (etylen terephatalat).        
  • B
    Poli (metyl metacrylat).
  • C
    Poli stiren.       
  • D
    Poli acrilo nitrin.
Câu 21 :

Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion

  • A
    HCO3-, Cl-;      
  • B
    Na+, K+
  • C
    SO42-, Cl-
  • D
    Ca2+, Mg2+.
Câu 22 :

Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là

  • A
    FeCl3
  • B
    CuCl2, FeCl2
  • C
    FeCl2, FeCl3
  • D
    FeCl2.
Câu 23 :

Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy

  • A
    Fe. 
  • B
    Ag.
  • C
    Cu.
  • D
    Mg.
Câu 24 :

Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là

  • A
    375. 
  • B
    600. 
  • C
    300
  • D
    400
Câu 25 :

Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO đặc ở 1700C không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng?

  • A
    Trong X có ba nhóm -CH3.
  • B
    Phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
  • C
    Chất Y là ancol etylic.
  • D
    Chất Z không làm mất màu dung dịch nước brom.
Câu 26 :

Chất X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được Y. Chất X là

  • A
    HCOOCH=CH2.        
  • B
    CH3COOCH=CH-CH3.
  • C
    HCOOCH3
  • D
    CH3COOCH=CH2.
Câu 27 :

Đốt cháy a mol X là trieste của glixerol với axit đơn chức mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b - c = 4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 39 gam một sản phẩm Y. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng là

  • A

    57,2 gam 

  • B

    52,6 gam 

  • C

    61,48 gam 

  • D

    53,2 gam

Câu 28 :

Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitin và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A
    Phân tử X có 5 liên kết π.
  • B
    Có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
  • C
    Công thức phân tử chất X là C52H96O6.
  • D
    1 mol X làm mất màu tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch.
Câu 29 :

Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2(đktc). Giá trị của V là

  • A
    200. 
  • B
    224. 
  • C
    280. 
  • D
    168
Câu 30 :

Điện phân (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) dung dịch muối nitrat của một kim loại M (có hóa trị không đổi). Sau thời gian t giây, khối lượng dung dịch giảm 6,96 gam và tại catot chỉ thu được (a) gam kim loại M. Sau thời gian 2t giây, khối lượng dung dịch giảm 11,78 gam và tại catot thoát ra 0,224 lít khí (đktc). Giá trị của (a) là

  • A
    8,64. 
  • B
    8,64. 
  • C
    6,48.
  • D
    5,60.
Câu 31 :

Cho các chất: Fe, CrO3, Fe(NO3)2, FeSO4, Cr(OH)3, Na2Cr2O7. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    3
  • D
    6
Câu 32 :

Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch gồm (a) mol NaOH và (b) mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa CaCO3 vào số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị sau:

 

Tỉ lệ (a : b) tương ứng là

  • A
    4 : 5
  • B
    2 : 5
  • C
    5 : 4
  • D
    5 : 2
Câu 33 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước.

(b) Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng).

(c) Crom bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ.

(d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa 3 muối.

(e) Hỗn hợp Al và BaO (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.

(g) Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

Số phát biểu đúng

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    3
  • D
    6
Câu 34 :

Cho (a) mol este X (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với (2a) mol NaOH, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

  • A
    2
  • B
    4
  • C
    3
  • D
    6
Câu 35 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

(b) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.

(c) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí.

(d) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.

(e) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng.

Số phát biểu đúng là:

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    2
Câu 36 :

Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là

  • A
    Al(OH)3
  • B
    Mg(OH)2
  • C
    MgCO3
  • D
    CaCO3.
Câu 37 :

Hòa tan hết 28,16 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe3O4 và FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và NaNO3, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2, H2) có khối lượng 5,14 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,285 mol NaOH, thu được 43,34 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc). Mặt khác, cho dung dịch Z tác dụng với lượng dư dung dịch BaClthu được 166,595 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Mg trong X là

  • A
    34,09%. 
  • B
    25,57%. 
  • C
    38,35%. 
  • D
    29,83%.
Câu 38 :

Hỗn hợp E gồm 3 chất: X (là este của amino axit); Y và Z là hai peptit mạch hở, hơn kém nhau 1 nguyên tử nitơ (đều chứa ít nhất hai loại gốc amino axit, MY < MZ). Cho 36 gam E tác dụng vừa đủ với 0,44 mol NaOH, thu được 7,36 gam ancol no, đơn chức, mạch hở và 45,34 gam ba muối của glyxin, thu được CO2, N2 và 1,38 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

  • A
    43,33%. 
  • B
    20,72%. 
  • C
    27,58%. 
  • D
    18,39%. 
Câu 39 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Điện phân NaCl nóng chảy.

(b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).

(c) Cho mẩu K vào dung dịch AlCl3.

(d) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.

(e) Cho Ag vào dung dịch HCl.

(g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4.

Số thí nghiệm thu được chất khí là

  • A
    2
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    5
Câu 40 :

Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi một ancol no với hai axit cacboxylic no, đơn chức. Este Y ba chức, mạch hở, tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên kết π). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,5 mol O2 thu được 0,45 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,16 mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong đó tổng khối lượng muối của hai axit no là (a) gam. Giá trị của (a) là

  • A
    10,68. 
  • B
    20,60. 
  • C
    12,36. 
  • D
    13,20.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí ?

  • A
    Ba(OH)2
  • B
    Na2CO3
  • C
    K2SO4
  • D
    Ca(NO3)2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của HCl: làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, tác dụng với oxit bazo, bazo, tác dụng với kim loại đứng trước H, tác dụng với muối (điều kiện tạo ra chất kết tủa hoặc bay hơi)

Lời giải chi tiết :

Na2CO3  + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

Câu 2 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam rượu no, đơn chức, mạch hở, sau phản ứng thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam nước. Công thức của rượu no, đơn chức là

  • A
    C3H7OH.
  • B
    C4H8OH. 
  • C
    C2H5OH. 
  • D
    CH3OH.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặt công thức của rượu no, đơn chức, mạch hở là: CnH2n+1OH

Ta có: nCnH2n+1OH = nH2O - nCO2 = 0,15 (mol)

=> n = nCO2/n rượu  =? => Công thức của rượu

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 13,2: 44 = 0,3 (mol)

H2O = 8,1 : 18 = 0,45 (mol)

Đặt công thức của rượu no, đơn chức, mạch hở là: CnH2n+1OH

CnH2n+1OH → nCO2 + (n+1)H2O

Ta có: nCnH2n+1OH = nH2O - nCO2 = 0,15 (mol)

=> n = nCO2/n rượu = 0,3/0,15= 2

=> Công thức của rượu là: C2H5OH

Câu 3 :

Thủy phân 324g tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%. Khối lượng glucozơ thu được là:

  • A

    360g                                        

  • B

    480g

  • C

    270g

  • D

    300g

Đáp án : C

Phương pháp giải :

(C6H10O5)n\(\xrightarrow{{{H}_{1}}%}\) nC6H12O6

\({{n}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}}}=n.{{n}_{{{\left( {{C}_{6}}{{H}_{10}}{{O}_{5}} \right)}_{n}}}}\)

\(H\%  = \dfrac{{{m_{thuc{\kern 1pt} te}}}}{{{m_{ly{\kern 1pt} thuyet}}}}.100\%  =  > {m_{thuc{\kern 1pt} te}} = {m_{ly{\kern 1pt} thuyet}}.H\% \)        

Lời giải chi tiết :

$ {n_{tb}} = \frac{{324}}{{162n}} = \frac{2}{n}\,mol$

${({C_6}{H_{10}}{O_5})_n}+n{{H}_{2}}O \to n{C_6}{H_{12}}{O_6}$

${n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}}} = n.{n_{{{\left( {{C_6}{H_{10}}{O_5}} \right)}_n}}} = 2mol$

=> mglu = nglu . Mglu . H% = 2 . 180 . 75% = 270g

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A
    Fructozơ có nhiều trong mật ong.
  • B
    Metyl acrylat, tripanmitin và tristearin đều là este.
  • C
    Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn.
  • D
    Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức cacbohidrat, este - lipit

Lời giải chi tiết :

A,B,D đúng

C sai vì chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường

Câu 5 :

Cho 1,37 gam kim loại kiềm thổ M phản ứng với nước (dư), thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là

  • A
    Ba.
  • B
    Sr.        
  • C
    Mg. 
  • D
    Ca.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

PTHH: M + H2O → M(OH)2 + H­2

Tính mol M theo mol H2, sau đó có khối lượng M rồi sẽ suy ra được phân tử khối của M

Lời giải chi tiết :

PTHH: M + H2O → M(OH)2 + H­2

            0,01                         ← 0,01 (mol)

=> MM = 1,37 : 0,01 = 137

=> M là nguyên tố Bari (Ba)

Câu 6 :

Phương trình hóa học nào sau đây sai?

  • A
    2Cr + 3H2SO4(loãng) → Cr2(SO4)3 + 3H2.
  • B
    2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3.
  • C
    Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O. 
  • D
    Cr2O3 + 2NaOH (đặc) → 2NaCrO2 + H2O

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của Crom và hợp chất của nó

Lời giải chi tiết :

A sai vì Cr tác dụng với H2SO4 loãng chỉ tạo ra muối Cr hóa trị (II)

PTHH viết lại: Cr + H2SO4(loãng) → CrSO4 + H2.   

Câu 7 :

Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là

  • A
    8
  • B
    12
  • C
    14
  • D
    16

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nung Fe(OH)3 thu được chất rắn là Fe2O3, bảo toàn nguyên tố Fe: nFe2O3 = 1/2 nFe(OH)3 = ? → m = ?

Lời giải chi tiết :

nFe(OH)3 = 21,4: 107 = 0,2 (mol)

PTHH: 2Fe(OH)3 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)Fe2O3 + 3H2O

                   0,2            → 0,1                   (mol)

=> Khối lượng Fe2O3 thu được là: 0,1.160 = 16 (g)

Câu 8 :

Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu, hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có mùi khai thoát ra. Chất X là

  • A
    amophot. 
  • B
    ure. 
  • C
    natri nitrat. 
  • D
    amoni nitrat.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khí X không màu là NO, khí mùi khai là NH3. Từ sản phẩm thu được suy ngược lại thành phần của X

Lời giải chi tiết :

Cu và H2SO4 tác dụng với chất X có khí không màu, hóa nâu trong không khí là NO => Trong X có nhóm NO3-

Khi X tác dụng với dd NaOH → khí mùi khai → khí đó là NH3

Vậy công thức của X là NH4NO3: amoni nitrat

PTHH: Cu + 4H2SO4 + 8NH4NO3 → 4(NH4)2SO4 + 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO↑

             NaOH + NH4NO3 → NaNO3 + NH3↑(mùi khai) + H2O

Câu 9 :

Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A
    3,425. 
  • B
    2,550. 
  • C
    2,550. 
  • D
    3,825.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng ta có: mmuối = mamin + mHCl = ?

Lời giải chi tiết :

Amin + HCl → Muối

Bảo toàn khối lượng ta có: mmuối = mamin + mHCl = 2 + 0,05.36,5 = 3,825 (g)

Câu 10 :

Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n

  • A
    poli vinyl clorua.         
  • B
    poli etilen.
  • C
    poli metyl metacrylat. 
  • D
    poli stiren.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức được học về polime sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là poli etilen.

Câu 11 :

Saccarozơ và glucozơ đều có

  • A
    phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
  • B
    phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
  • C
    phản ứng với dung dịch NaCl.
  • D
    phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức được học về cacbohidrat

Lời giải chi tiết :

A. Sai vì glucozo không có phản ứng thủy phân.

B. đúng

C. sai, cả 2 chất đều không có phản ứng

D. sai vì chỉ có glucozo có phản ứng, còn saccarozo thì không có phản ứng.

Câu 12 :

Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2 (alilin). Chất trong dãy có lực bazo yếu nhất là

  • A
    C2H5NH2
  • B
    NH3.
  • C
    CH3NH2.         
  • D
    C6H5NH2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lấy NH3 làm chuẩn, khi thay thế H trong NH3 bằng các gốc R ta có:

+ các nhóm đẩy e, tức R no thì tính bazo RNH2> NH3

+ các nhóm hút e, tức R không no, hoặc có vòng thơm thì tính bazo RNH2 < NH3

+ Tính bazo của các amin no: amin bậc 3 ≈ amin bậc 1 < amin bậc 2

+ Tính bazo của các amin thơm thì: amin bậc 3 < amin bậc 2 < amin bậc 1

Lời giải chi tiết :

Tính bazo sắp xếp theo thứ tự: C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2

=> C6H5NH2 có lực bazo yếu nhất

Câu 13 :

Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

  • A
    25,6. 
  • B
    19,2.
  • C
    56,4. 
  • D
    12,8.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

nCu = nCuO =? → mCu = ?

Lời giải chi tiết :

CuO = 32 : 80 = 0,4 (mol)

PTHH: CuO + CO  \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) Cu + CO2

              0,4                   → 0,4            (mol)

=> mCu = 0,4.64 = 25,6 (g)

Câu 14 :

Trong dung dịch X chứa đồng thời các ion: Na+ (0,2 mol); Mg2+ (0,15 mol) và SO42-( x mol). Giá trị của x là

  • A
    0,25 mol. 
  • B
    0,35 mol. 
  • C
    0,3 mol. 
  • D
    0,2 mol.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn điện tích ta tính được mol SO42-

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn điện tích ta có:

1.nNa+ + 2nMg2+ = 2nSO42-

=> 1.0,2 + 2.0,15 = 2x

=> x = 0,25 (mol)

Câu 15 :

Cho 8,8 gam CH3COOC2H5 phản ứng hết với dung dịch NaOH(dư), đun nóng. Khối lượng muối CH3COONa thu được là

  • A
    4,1 gam.
  • B
    12,3 gam. 
  • C
    8,2 gam. 
  • D
    16,4 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

mol muối CH3COONa = mol CH3COOC2H5 → mmuối = ?

Lời giải chi tiết :

nCH3COOC2H5 = 8,8:88 = 0,1 (mol)

PTHH: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

                       0,1                         → 0,1 (mol)

=> mCH3COONa = 0,1.82 = 8,2 (g)

Câu 16 :

Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là

  • A
    tinh bột. 
  • B
    xenlulozơ.
  • C
    glixcogen.        
  • D
    saccarozơ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất đặc trưng của chất tạo màu xanh tím với iot → X ?

Lời giải chi tiết :

Tinh bột tạo hợp chất màu xanh tím với iot => Polime thiên nhiên X là tinh bột

Câu 17 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala.Số liên kết peptit trong phân tử X là

  • A
    2. 
  • B
    1
  • C
    3. 
  • D
    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Công thức: số liên kết peptit = số mắt xích - 1

Lời giải chi tiết :

peptit X có 4 mắt xích (tạo bởi 3 Gly và 1 Ala) => số liên kết peptit = 4 -1 = 3

Câu 18 :

Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong

  • A
    phenol lỏng. 
  • B
    dầu hỏa.          
  • C
    nước.
  • D
    rượu etylic.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức bảo quản kim loại kiềm

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 19 :

Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?

  • A
    Điện phân dung dịch MgSO4
  • B
    Điện phân nóng chảy MgCl2.
  • C
    Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2
  • D
    Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức điều chế kim loại được học trong bài đại cương về kim loại sgk hóa 12 

Lời giải chi tiết :

Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy MgCl2.

MgCl2  \(\buildrel {DPNC} \over\longrightarrow \) Mg + Cl2

Câu 20 :

Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

  • A
    Poli (etylen terephatalat).        
  • B
    Poli (metyl metacrylat).
  • C
    Poli stiren.       
  • D
    Poli acrilo nitrin.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phản ứng trùng ngưng là quá trình tổng hợp polymer dựa vào phản ứng của các mmnomer có chứa những nhóm chất, tạo thành những liên kết mới trong mạch  polymer và đồng thời sinh ra hợp chất phụ như H2O...

Lời giải chi tiết :

Câu 21 :

Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion

  • A
    HCO3-, Cl-;      
  • B
    Na+, K+
  • C
    SO42-, Cl-
  • D
    Ca2+, Mg2+.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức học về nước cứng trong bài kim loại kiềm thổ sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion Ca2+, Mg2+.

Câu 22 :

Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là

  • A
    FeCl3
  • B
    CuCl2, FeCl2
  • C
    FeCl2, FeCl3
  • D
    FeCl2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cu và Fe2O3 tác dụng với HCl có phản ứng

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (1)

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 (2)

Vì còn một lượng chất rắn không tan là Cu nên phương trình (2) FeCl3 phản ứng hết.

Vậy muối trong dung dịch X gồm CuCl2 và FeCl2

Câu 23 :

Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy

  • A
    Fe. 
  • B
    Ag.
  • C
    Cu.
  • D
    Mg.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về điều chế kim loại học trong bài đại cương về kim loại sgk hóa 12 

Lời giải chi tiết :

Mg chỉ điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy

Câu 24 :

Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là

  • A
    375. 
  • B
    600. 
  • C
    300
  • D
    400

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bỏ qua giai đoạn trung gian tạo Y coi như Al và FeO phản ứng với trực tiếp với H2SO4. Tính tổng mol H2SO4 pư theo 2 PTHH sau:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

FeO   + H2SO4 → FeSO4 + H2O

Lời giải chi tiết :

nAl = 2,7:27 = 0,1 (mol) ; nFeO = 10,8 : 72 = 0,15 (mol)

Bỏ qua giai đoạn trung gian tạo Y coi như Al và FeO phản ứng với trực tiếp với H2SO4

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

0,1  → 0,15                                    (mol)

FeO   + H2SO4 → FeSO4 + H2O

0,15 → 0,15                                   (mol)

=> ∑nH2SO4 = 0,15 + 0,15 =0,3 (mol)

=> VH2SO4 = n: CM = 0,3 : 1 = 0,3 (lít) = 300 (ml)

Câu 25 :

Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO đặc ở 1700C không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng?

  • A
    Trong X có ba nhóm -CH3.
  • B
    Phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
  • C
    Chất Y là ancol etylic.
  • D
    Chất Z không làm mất màu dung dịch nước brom.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

C6H8O4 có độ bất bão hòa k = (6.2+ 2-8)/2 = 3

X không tham gia phản ứng tráng bạc => X không tạo bởi axit HCOOH

ancol Y không có phản ứng với Cu(OH)2 => Y không có cấu tạo các nhóm -OH kề nhau, đun Y với H2SO4 đặc ở 1700C không tạo ra anken => Y là ancol CH3OH

=> CTCT của X ?

Từ đó nhận định được các kết luận nào đúng sai

Lời giải chi tiết :

C6H8O4 có độ bất bão hòa k = (6.2+ 2-8)/2 = 3

X không tham gia phản ứng tráng bạc => X không tạo bởi axit HCOOH

ancol Y không có phản ứng với Cu(OH)2 => Y không có cấu tạo các nhóm -OH kề nhau, đun Y với H2SO4 đặc ở 1700C không tạo ra anken => Y là ancol CH3OH

=> CTCT của X là: CH3OOC-CH=CH-COOCH3

=> Z là HOOC-CH=CH-COOH

A. sai, trong phân tử X chỉ có 2 nhóm -CH3

B. đúng, trong Z chỉ số cacbon bằng với oxi và bằng 4

C. Sai, Y là ancol metylic CH3OH

D. Sai, chất Z có liên kết đôi C=C trong phân tử nên làm mất màu dd nước brom

Câu 26 :

Chất X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được Y. Chất X là

  • A
    HCOOCH=CH2.        
  • B
    CH3COOCH=CH-CH3.
  • C
    HCOOCH3
  • D
    CH3COOCH=CH2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X + NaOH → Y + Z

Z + AgNO3/NH3 → T

T + NaOH → Y

=> Y, Z, T có số cacbon bằng nhau

=> Y là muối Na, Z là anđehit => Dựa vào đáp án suy ra được CTCT của X

Lời giải chi tiết :

X + NaOH → Y + Z

Z + AgNO3/NH3 → T

T + NaOH → Y

=> Y, Z, T có số cacbon bằng nhau

=> Y là muối Na, Z là anđehit

=> CTCT của X thỏa mãn chỉ có đáp án D là: CH3COOCH=CH2.

CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa (Y) + CH3CHO(Z)

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O  CH3COONH4(T) + 2Ag↓ + 2NH4NO3

CH3COONH4(T) + NaOH → CH3COONa(Y) + NH3↑ + H2O

Câu 27 :

Đốt cháy a mol X là trieste của glixerol với axit đơn chức mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b - c = 4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 39 gam một sản phẩm Y. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng là

  • A

    57,2 gam 

  • B

    52,6 gam 

  • C

    61,48 gam 

  • D

    53,2 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số liên kết pi trong X

Áp dụng công thức khi đốt cháy hợp chất hữu cơ bất kì ta luôn có:  

Với kX là số liên kết pi + vòng trong X => kX

Bước 2: Xác định khối lượng của X.

=>${m_X} = {m_Y} - {m_{{H_2}}}$

Bước 3: Tính nX, nglixerol

$\begin{gathered}X{\text{ }} + {\text{ }}2{H_2} \to Y \hfill \\=  > {n_X} = {\text{ }}{n_Y} = {\text{ }}\dfrac{{{n_{{H_2}}}}}{2} \hfill \\{n_{{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}} = {n_X} \hfill \\ \end{gathered} $

Bước 4: Tính khối lượng chất rắn

${m_{c.ran}} = {m_X} + {m_{NaOH}} - {m_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}}$

Lời giải chi tiết :

$- {n_X} = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}{\text{ }} - {\text{ }}{n_{{H_2}O}}}}{4} =  > k = 5$

$ - BTKL:{m_X}{\text{  +  }}{m_{{H_2}}} = {\text{ }}{m_Y}{\text{  =>  }}{m_X} = {m_Y} - {\text{ }}{m_{{H_2}}}{\text{ }} = {\text{ }}38,4$

- Do X là trieste nên số liên kết pi trong gốc hidrocacbon = 2

$\begin{gathered}X{\text{ }} + {\text{ }}2{H_2} \to Y \hfill \\=  > {n_X} = {\text{ }}{n_Y} = {\text{ }}\dfrac{{{n_{{H_2}}}}}{2}{\text{ }} = {\text{ }}0,15 =  > {n_{{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}} = {n_X} = 0,15mol \hfill \\ \end{gathered} $

$\begin{gathered}- BTKL:{m_X}{\text{ }} + {\text{ }}{m_{NaOH}}{\text{ }} = {\text{ }}{m_{ran}}{\text{ }} + {\text{ }}{m_{{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}} \hfill \\=  > {m_{ran}} = 52,6g \hfill \\ \end{gathered} $

Câu 28 :

Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitin và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A
    Phân tử X có 5 liên kết π.
  • B
    Có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
  • C
    Công thức phân tử chất X là C52H96O6.
  • D
    1 mol X làm mất màu tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ dữ kiện thu được số mol muối natri panmitin và natri oleat → công thức của triglixerit ban đầu tạo bởi 2 gốc axit olein và 1 gốc axit panmitin với glixerol

Từ đó kết luận được các nhận định đề cho là đúng hay sai

Lời giải chi tiết :

=> CTCT của X là:

 

A. đúng, phân tử X có 5 liên kết π với 3 liên kết π trong nhóm -COO- và 2 liên kết π C=C trong nhóm C17H33-

B. đúng

C. sai, công thức phân tử của X là C55H102O6

D. đúng, vì X có 2 liên kết π C=C trong nhóm C17H33-

Câu 29 :

Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2(đktc). Giá trị của V là

  • A
    200. 
  • B
    224. 
  • C
    280. 
  • D
    168

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khi cho từ từ dd hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 vào dd HCl thì phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ Na2CO3 và NaHCO3 ban đầu

So sánh mol  nH+ với 2nCO32- + nHCO3- để biết H+ phản ứng hết hay CO32-; HCO32- pư hết.

Tính toán theo PTHH

PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

            NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

Lời giải chi tiết :

nNa2CO3 = 0,0625.0,08=0,005 (mol) ; n­KHCO3 = 0,0625.0,12 = 0,0075 (mol)

nHCl = 0,125.0,1 = 0,0125 (mol)

Ta có:\({{{n_{N{a_2}C{O_3}}}} \over {{n_{KHC{O_3}}}}} = {{0,005} \over {0,0075}} = {2 \over 3}\)

Khi cho từ từ dd hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 vào dd HCl thì phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ Na2CO3 và NaHCO3 ban đầu là 2:3

Ta thấy: nH+ = 0,0125 < 2nCO32- + nHCO3- = 0,0175 nên lượng H+ thiếu

Đặt nNa2CO3 = 2a (mol); nNaHCO3 = 3a (mol)

PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

              2a        → 4a                     → 2a                 (mol)

            NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

                3a       → 3a                 → 3a                      (mol)

→ ∑ nHCl = 7a = 0,0125 => a = 1/560 (mol)

→ VCO2(đktc) = 5a.22,4 = 5.1/560.22,4 = 0,2 (lít) = 200 (ml)

Câu 30 :

Điện phân (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) dung dịch muối nitrat của một kim loại M (có hóa trị không đổi). Sau thời gian t giây, khối lượng dung dịch giảm 6,96 gam và tại catot chỉ thu được (a) gam kim loại M. Sau thời gian 2t giây, khối lượng dung dịch giảm 11,78 gam và tại catot thoát ra 0,224 lít khí (đktc). Giá trị của (a) là

  • A
    8,64. 
  • B
    8,64. 
  • C
    6,48.
  • D
    5,60.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Giải theo phương pháp đặt ẩn phụ

Đặt hóa trị của kim loại M hóa trị x . Đặt \({x \over M}\)= k

Trong t giây số mol e trao đổi ta:  ne trao đổi = \(x.{a \over M}\) = ka => nO2 = ka/4

Khối lượng dd giảm = mM + mO2 là 6,96 gam → a + 32ka/4 = 6,96  (1)

Trong 2t giây thì số mol e trao đổi ở mối điện cực là 2ka

→ Khối lượng dd giảm = mM + mH2 + mO2

\( \to {{2ka - 0,02} \over x}.M + 0,01.2 + 0,5ka.32 = 11,78\,(2)\) 

biến đổi rút gọn nhất biểu thức (1) và (2), sau đó thế (1) vào (2) ta sẽ ra được k

Từ đó tìm được x, M và a

Lời giải chi tiết :

Đặt hóa trị của kim loại M hóa trị x . Đặt \({x \over M}\) = k

Trong t giây quá trình xảy ra tại các điện cực

Số mol e trao đổi ta:  ne trao đổi = \(x.{a \over M}\) = ka => nO2 = ka/4

Khối lượng dd giảm là 6,96 gam

→ a + 32ka/4 = 6,96

→ a + 8ka = 6,96 (1)

Trong 2t giây thì số mol e trao đổi ở mối điện cực là 2ka

Tại catot: nH2 = 0,01 => nM = (2ka – 0,02)/x

Tại anot: nO2 = 2ka/4 = 0,5ka (mol)

→ Khối lượng dd giảm = mM + mH2 + mO2

\(\eqalign{
& \to {{2ka - 0,02} \over x}.M + 0,01.2 + 0,5ka.32 = 11,78 \cr
& \to {{2ka - 0,02} \over k} + 16ka = 11,76 \cr
& \to a - {{0,01} \over k} + 8ka = 5,88(2) \cr} \)

Thế (1) vào (2) \(6,96 - {{0,01} \over k} = 5,88 \to k = {1 \over {108}}\)

Ta có:\(k = {x \over M} \to {x \over M} = {1 \over {108}}\)

→ Chọn x = 1 và M = 108 (Ag) thỏa mãn

Thế  \(k = {1 \over {108}}\) vào (1) →\(a + 8.{1 \over {108}}a = 6,96 \to a = 6,48\,(g)\)

Câu 31 :

Cho các chất: Fe, CrO3, Fe(NO3)2, FeSO4, Cr(OH)3, Na2Cr2O7. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    3
  • D
    6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của các chất để xác định những chất có thể phản ứng với dung dịch NaOH.

Lời giải chi tiết :

Có 5 chất phản ứng được với NaOH gồm: CrO3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe(OH)3, Na2Cr2O7.

PTHH:

CrO3 + H2O → H2CrO4; H2CrO4 + 2NaOH → Na2CrO4 + 2H2O

Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaNO3

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4

Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O

Na2Cr2O7 + 2NaOH → 2Na2CrO4 + H2O

Câu 32 :

Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch gồm (a) mol NaOH và (b) mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa CaCO3 vào số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị sau:

 

Tỉ lệ (a : b) tương ứng là

  • A
    4 : 5
  • B
    2 : 5
  • C
    5 : 4
  • D
    5 : 2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ nCaCO3 max = nCa(OH)2 = b = ?

+ Tại nCO2 = 0,7 mol: Phản ứng tạo Ca(HCO3)2 và NaHCO3

BTNT "Ca": nCa(HCO3)2 = nCa(OH)2 = ?

BTNT "C": nCO2 = 2nCa(HCO3)2 + nNaHCO3 => nNaHCO3 = ?

BTNT "Na": nNaOH = nNaHCO3 = a = ?

Từ đó xác định được tỉ lệ a : b

Lời giải chi tiết :

+ nCaCO3 max = nCa(OH)2 = b = 0,25 mol

+ Tại nCO2 = 0,7 mol: Phản ứng tạo Ca(HCO3)2 và NaHCO3

BTNT "Ca": nCa(HCO3)2 = nCa(OH)2 = 0,25 mol

BTNT "C": nCO2 = 2nCa(HCO3)2 + nNaHCO3 => 0,7 = 2.0,25 + nNaHCO3 => nNaHCO3 = 0,2 mol

BTNT "Na": nNaOH = nNaHCO3 = a = 0,2 mol

=> a : b = 0,2 : 0,25 = 4 : 5

Câu 33 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước.

(b) Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng).

(c) Crom bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ.

(d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa 3 muối.

(e) Hỗn hợp Al và BaO (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.

(g) Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

Số phát biểu đúng

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    3
  • D
    6

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết về kim loại kiềm và kiềm thổ, nhôm, crom và đồng

Lời giải chi tiết :

(a) đúng

(b) đúng, PTHH: 3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O                 

(c) đúng

(d) đúng, PTHH: Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

(Vậy dung dịch muối thu được gồm 3 muối: CuCl2, FeCl2, FeCl3 dư)

(e) đúng. Giải thích:

BaO + H2O → Ba(OH)2

1 mol  →         1 mol

2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2

  1 →  0,5dư 0,5                                              => Al tan hết

(g) đúng vì CrO3 có tính oxi hóa rất mạnh nên lưu huỳnh, photpho, ancol etylic bốc cháy khi gặp CrO3.

Vậy có tất cả 6 phát biểu đúng

Câu 34 :

Cho (a) mol este X (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với (2a) mol NaOH, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

  • A
    2
  • B
    4
  • C
    3
  • D
    6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

X là este đơn chức, phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2 nên X là este của phenol.

Do X không có phản ứng tráng bạc nên X không có dạng HCOOR'.

Từ đó HS viết các CTCT phù hợp với X.

Lời giải chi tiết :

X là este đơn chức, phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2 nên X là este của phenol.

Do X không có phản ứng tráng bạc nên X không có dạng HCOOR'.

Vậy có 4 CTCT phù hợp của X là:

Câu 35 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

(b) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.

(c) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí.

(d) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.

(e) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng.

Số phát biểu đúng là:

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết về amin, aminoaxit, peptit

Lời giải chi tiết :

(a) sai, đipeptit không có phản ứng màu biure.

(b) sai, muối phenylamoni clorua tan được trong nước.

(c) đúng. HS ghi nhớ 4 amin là chất khí ở điều kiện thường: metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin.

(d) đúng, CTCT: H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH có 4 nguyên tử O

(e) sai, ở điều kiện thường amino axit là những chất rắn kết tinh

Vậy có tất cả 2 phát biểu đúng

Câu 36 :

Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là

  • A
    Al(OH)3
  • B
    Mg(OH)2
  • C
    MgCO3
  • D
    CaCO3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết các PTHH xảy ra từ đó xác định được thành phần dung dịch X và suy ra kết tủa thu được khi sục CO2 dư vào dung dịch X.

Lời giải chi tiết :

Na2O + H2O → 2Na+ + 2OH-

CaO + H2O → Ca2+ + 2OH-

Al2O3 + 2OH- →2AlO2- + H2O

Vậy dung dịch X có chứa Na+, Ca2+, AlO2-, OH- (có thể dư)

Khi sục CO2 dư vào dd X:

CO2 + OH- → HCO3-

CO2 + AlO2- + H2O → Al(OH)3↓ + HCO3-

Vậy kết tủa thu được sau phản ứng là Al(OH)3

Câu 37 :

Hòa tan hết 28,16 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe3O4 và FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và NaNO3, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2, H2) có khối lượng 5,14 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,285 mol NaOH, thu được 43,34 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc). Mặt khác, cho dung dịch Z tác dụng với lượng dư dung dịch BaClthu được 166,595 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Mg trong X là

  • A
    34,09%. 
  • B
    25,57%. 
  • C
    38,35%. 
  • D
    29,83%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích.

Lời giải chi tiết :

Khi cho dung dịch Z tác dụng với BaCl2 dư thì kết tủa thu được là BaSO4

\( \to {n_{BaS{O_4}}} = \dfrac{{166,595}}{{233}} = 0,715\,\,mol\)

Bảo toàn gốc \(SO_4^{2 - } \to {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,715\,\,mol\)

Khi cho Z tác dụng với NaOH vừa đủ thu được khí là NH3

\({n_{N{H_3}}} = \dfrac{{0,56}}{{22,4}} = 0,025\,\,mol \to {n_{NH_4^ + }} = 0,025\,\,mol\)

Bảo toàn điện tích cho dung dịch Z: \(2{n_{M{g^{2 + }}}} + 2{n_{F{e^{2 + }}}} + 3{n_{F{e^{3 + }}}} + {n_{NH_4^ + }} + {n_{N{a^ + }}} = 2{n_{SO_4^{2 - }}}\)

Mà \({n_{NaOH}} = 2{n_{M{g^{2 + }}}} + 2{n_{F{e^{2 + }}}} + 3{n_{F{e^{3 + }}}} + {n_{NH_4^ + }} = 1,285\,\,mol\)

\( \to 1,285 + {n_{N{a^ + }}} = 2.0,715 \to {n_{N{a^ + }}} = 0,145\,\,mol\)

Ta có: \({n_{O{H^ - }\,\,(trong\,\,hidroxit)}} + {n_{NH_4^ + }} = {n_{NaOH}} \to {n_{O{H^ - }\,\,(trong\,\,hidroxit)}} = 1,285 - 0,025 = 1,26\,\,mol\)

Bảo toàn khối lượng: \({m_{Fe}} + {m_{Mg}} + {m_{O{H^ - }\,\,(trong\,\,hidroxit)}} = 43,34 \to {m_{Fe}} + {m_{Mg}} + 1,26.17 = 43,34\)

\( \to {m_{Fe}} + {m_{Mg}} = 21,92g\)

Bảo toàn khối lượng cho dung dịch Z: \({m_{Mg}} + {m_{Fe}} + {m_{Na}} + {m_{NH_4^ + }} + {m_{SO_4^{2 - }}} = 21,92 + 0,145.23 + 0,025.18 + 0,715.96 = 94,345g\)

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng: \({m_X} + {m_{{H_2}S{O_4}}} + {m_{NaN{O_3}}} = {m_Z} + {m_Y} + {m_{{H_2}O}}\)

\( \to 28,16 + 0,715.98 + 0,145.85 = 94,345 + 5,14 + {m_{{H_2}O}}\)

\( \to \) \({m_{{H_2}O}} = 14,07g \to {n_{{H_2}O}} = 0,615\,\,mol\)

Bảo toàn nguyên tố H : \(2{n_{{H_2}S{O_4}}} = 2{n_{{H_2}}} + 4{n_{NH_4^ + }} + 2{n_{{H_2}O}}\)

\( \to 2.0,715 = 2{n_{{H_2}}} + 4.0,025 + 2.0,615 \to {n_{{H_2}}} = 0,05\,\,mol\)

Đặt số mol của CO2, NO và N2 lần lượt là x, y, z

\( \to x + y + z + 0,05 = 0,2 \to x + y + z = 0,15\) (*)

Tổng khối lượng Y là 5,14 \( \to 44x + 30y + 28z + 0,05.2 = 5,14\)

\( \to 44x + 30y + 28z = 5,04\) (**)

Bảo toàn nguyên tố N : \({n_{NaN{O_3}}} = {n_{NO}} + 2{n_{{N_2}}} + {n_{NH_4^ + }} \to 0,145 = y + 2z + 0,025\)

\( \to y + 2z = 0,12\)  (***)

Từ (*), (**) và (***) \( \to \) x = 0,04; y = 0,01; z = 0,04

\( \to {n_{FeC{O_3}}} = 0,04\,\,mol\)

Gọi số mol của Mg và Fe3O4 lần lượt là a và b

\( \to 24a + 232b + 116.0,04 = 28,16 \to 24a + 232b = 23,52\) (1)

Vì tổng khối lượng của Mg và Fe trong hỗn hợp X là 21,92g

\( \to 24a + 56.(3b + 0,04) = 21,92 \to 24a + 168b = 19,68\) (2)

Từ (1) và (2) \( \to \) a = 0,4; b = 0,06

\( \to \% {m_{Mg}} = \dfrac{{0.4.24}}{{28,16}}.100\%  = 34,09\% \)

Câu 38 :

Hỗn hợp E gồm 3 chất: X (là este của amino axit); Y và Z là hai peptit mạch hở, hơn kém nhau 1 nguyên tử nitơ (đều chứa ít nhất hai loại gốc amino axit, MY < MZ). Cho 36 gam E tác dụng vừa đủ với 0,44 mol NaOH, thu được 7,36 gam ancol no, đơn chức, mạch hở và 45,34 gam ba muối của glyxin, thu được CO2, N2 và 1,38 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

  • A
    43,33%. 
  • B
    20,72%. 
  • C
    27,58%. 
  • D
    18,39%. 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, quy đổi peptit và biện luận.

Lời giải chi tiết :

Câu 39 :

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Điện phân NaCl nóng chảy.

(b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).

(c) Cho mẩu K vào dung dịch AlCl3.

(d) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.

(e) Cho Ag vào dung dịch HCl.

(g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4.

Số thí nghiệm thu được chất khí là

  • A
    2
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết PTHH từ đó suy ra các thí nghiệm thu được chất khí.

Lời giải chi tiết :

(a) NaCl \(\xrightarrow{{dpnc}}\) Na + Cl2 => thu được khí Cl2

(b) 2CuSO4 + 2H2O \(\xrightarrow{{dp{\text{dd}}}}\) 2Cu + O2 + 2H2SO4 => thu được khí O2

(c) 2K + 2H2O → 2KOH + H2 => thu được khí H2

     AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3 + 3KCl

     Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O

(d) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu => không thu được khí

(e) Ag không phản ứng với HCl

(g) 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O => thu được khí NO

Vậy có tất cả 4 thí nghiệm thu được khí sau phản ứng

Câu 40 :

Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi một ancol no với hai axit cacboxylic no, đơn chức. Este Y ba chức, mạch hở, tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên kết π). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,5 mol O2 thu được 0,45 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,16 mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong đó tổng khối lượng muối của hai axit no là (a) gam. Giá trị của (a) là

  • A
    10,68. 
  • B
    20,60. 
  • C
    12,36. 
  • D
    13,20.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính được  trong E :  nX : nY = 3: 5

Trong m gam E chứa X ( 3e mol) và Y ( 5e mol).

X = C3H6(OH)2 + 2HCOOH +?CH2 – 2H2O

Y = C3H5(OH)3 + 3HCOOH + ?CH2 – 3H2O -3H2

Quy đổi m gam E thành:

C3H6(OH)2: 3e

C3H5(OH)3: 5e

HCOOH: 21e

CH2: u

H2: -15e

H2O: -21e

Bảo toàn O2, CO2 => e, u = ? (mol)

n muối no = 6e = ? (mol)

n muối không no = 15e = ? (mol)

Muối no và muối không no có tương ứng k và g nhóm CH2.

Bảo toàn số mol CH2 => mối quan hệ k, g

Biện luận tìm k, g. Từ đó tìm được muối no.

Lời giải chi tiết :

Trong 0,16 mol E chứa x mol X và y mol Y

nE = x + y  = 0,16

nNaOH = 2x + 3y= 0,42

=> x = 0,06 và y = 0,1 (mol)

=> nX : nY = 3: 5

Trong m gam E chứa X ( 3e mol) và Y ( 5e mol).

X = C3H6(OH)2 + 2HCOOH +?CH2 – 2H2O

Y = C3H5(OH)3 + 3HCOOH + ?CH2 – 3H2O -3H2

Quy đổi m gam E thành:

C3H6(OH)2: 3e

C3H5(OH)3: 5e

HCOOH: 21e

CH2: u

H2: -15e

H2O: -21e

nO2 = 4.3e + 3,5.5e + 0,5.21e + 1,5u – 0,5.1,5e = 0,5

nCO2 = 3.3e + 3.5e + 21e + u = 0,45

=> e = 0,005 và u = 0,225

n muối no = 6e = 0,03 (mol)

n muối không no = 15e = 0,075 (mol)

Muối no và muối không no có tương ứng k và g nhóm CH2.

nCH2 = 0,03k + 0,075g = 0,225

=> 2k + 5g = 15

Do k > 1 và g ≥ 2 nên k = 2,5 và g = 2 là nghiệm duy nhất.

Vậy muối no gồm HCOONa: 0,03 (mol) ; CH2: 0,03k = 0,075 (mol)

=> m muối no  = 3,09

Tỉ lệ: 8e mol E → 3,09 gam muối no

=> 0,16 mol E → a gam muối no

=> a = 12,36 (g)

close