Đề thi học kì 2 Hóa 12 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Cho các kim loại sau: Al, Cu, Mg, Fe, Zn, K. Số kim loại phản ứng được với cả dung dịch H2SO4 loãng và H2SO4 đặc nguội ?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 2 :

Cho các phương pháp: (1) đun nóng trước khi dùng; (2) dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ; (3) dùng dung dịch Na2CO3; (4) dùng dung dịch NaCl; (5) dùng dung dịch HCl. Chất không dùng làm mềm nước cứng tạm thời?

  • A

    1, 2.

  • B

    3, 4.

  • C

    4,5.

  • D

    1, 2, 3.

Câu 3 :

Cho 1 lượng Fe phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A

    20.

  • B

    40.

  • C

    30.

  • D

    10.

Câu 4 :

Phương trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ là

  • A

    CuSO4 → Cu + S + 2O2               

  • B

    CuSO4 → Cu + SO2 + 2O

  • C

    CuSO4 + H2O → Cu(OH)2 + SO3

  • D

    2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2

Câu 5 :

Có thể phát hiện ra dấu vết của nước trong ancol etylic bằng cách dùng

  • A

    MgSO4 khan

  • B

    CuSO4 khan.

  • C

    CaSO4 khan.

  • D

    Na2SO4 khan.

Câu 6 :

Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về tính chất của nhôm?

 

  • A

    Nhôm là kim loại nặng

     

  • B

    Nhôm là kim loại tác dụng mạnh với nước.

     

  • C

    Vật dụng bằng nhôm để lâu ngày cũng không tác dụng với nước do có màng oxit bao bọc

     

  • D

    Nhôm là kim loại kiềm thổ

Câu 7 :

Trong các kim loại: Na, Mg, Al, Fe, Cu. Có bao nhiêu kim loại có thể tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch NaOH?

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    2
Câu 8 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học ?

  • A
    Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
  • B
    Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học.
  • C

    Về bản chất, ăn mòn hóa học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.

  • D

    Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện.

Câu 9 :

Hòa tan hoàn toàn 8,96 gam Fe trong dung dịch H2SO4 dư. Khối lượng muối sinh ra là

  • A

    24,32 gam.

  • B

    22,80 gam.

  • C

    32,00 gam.

  • D

    16,00 gam.

Câu 10 :

Cho phản ứng hóa học : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

  • A

    sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.  

  • B

    sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+

  • C

    sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.

  • D

    sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Câu 11 :

Một cation kim loại M có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vậy cấu hình e ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại M là :

  • A

    3s2.

  • B

    3s23p1.

  • C

    3s1.

  • D

    Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12 :

Hãy chọn phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động?

  • A

    Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO tạo thành CaCO3

  • B

    Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4

  • C

    Do dự phân hủy Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

  • D

    Do quá trình phản ứng thuận nghịch: CaCO3 + H2O + CO2 $\overset {} \leftrightarrows $ Ca(HCO3)2 xảy ra trong 1 thời gian rất lâu

Câu 13 :

Phản ứng hóa học nào sau đây chỉ thực hiện được bằng phương pháp điện phân?

  • A

    Fe + CuSO4 →  FeSO4 + Cu.         

  • B

    2CuSO4 + 2H2O →  2Cu + O2 + 2H2SO4.

  • C

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4. 

  • D

    Cu + 2AgNO3 →  2Ag + Cu(NO3)2.

Câu 14 :

Cho các kim loại sau: Mg, Al, Cu, Cr, Ag. Số kim loại nào không tác dụng được với O2?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 15 :

Nguyên tử của nguyên tố sắt có

  • A

    2 electron hóa trị.

  • B

    6 electron d.

  • C

    56 hạt mang điện.

  • D

    8 electron lớp ngoài cùng.

Câu 16 :

Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 được dung dịch X và chất rắn Y gồm 3 kim loại. Chất rắn Y gồm

  • A

    Al, Fe, Cu.

  • B

    Fe, Cu, Ag.

  • C

    Al, Cu, Ag.

  • D

    Al, Fe, Ag.

Câu 17 :

lon Mg2+ bị khử trong trường hợp

  • A

    Điện phân dung dịch MgCl2.           

  • B

    Điện phân MgCl2 nóng chảy.

  • C

    Thả Na vào dung dịch MgCl2.

  • D

    Cho dd MgCl2 tác dụng dd Na2CO3.

Câu 18 :

Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot. Ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau khi điện phân. Phản ứng xong, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,2 gam. Nồng độ mol ban đầu của dung dịch CuCl2

  • A

    1M                    

  • B

    1,5M    

  • C

    1,2M                   

  • D

    2M

Câu 19 :

Cho các trường hợp sau:

1, Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl.            

2, Dây phơi quần áo bằng Fe trong không khí ẩm.

3, Nhúng thanh Fe trong dung dịch CuSO4      

4, Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng.

5, Thép (chứa C) để trong không khí ẩm.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 20 :

Cho 8,40 gam sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3 M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A

    16,20.  

  • B

    42,12.    

  • C

    32,40     

  • D

    48,60

Câu 21 :

Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

  • A

    3,84.           

  • B

    2,32.           

  • C

    1,68.      

  • D

    0,64.

Câu 22 :

Đun 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A
    19,52.
  • B
    18,56.
  • C
    19,04.
  • D
    18,40.
Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là

  • A

    Mg

  • B

    Ca

  • C

    Be

  • D

    Cu

Câu 24 :

Cho một lượng hỗn hợp X gồm K và Na vào 100 ml dung dịch Y gồm HCl 1,5M và CuCl2 1M. Sau phản ứng thu được 2,8 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    1,28.

  • B

    2,45.

  • C

    4,9.

  • D

    6,25.

Câu 25 :

Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam)   vào thể tích khí CO2 tham gia phản ứng (x lít, đktc) được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Giá trị của m là

  • A
    35,46.
  • B
    70,92.
  • C
    59,10.
  • D
    82,74.
Câu 26 :

Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,14 mol AlCl3, thu được m gam kết tủa. Mặt khác, cho 1,5V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,14 mol AlCl3, thu được 0,75m gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A

    0,32

  • B

    0,40

  • C

    0,36

  • D

    0,28

Câu 27 :

Nung 8,4 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hoà tan m gam hỗn hợp X bằng HNO3 dư, thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là:

  • A

    11,2 gam.           

  • B

    25,2 gam.             

  • C

    43,87 gam           

  • D

    6,8 gam.

Câu 28 :

Tính thể tích của dung dịch K2Cr2O7 0,05M vừa đủ phản ứng với dung dịch chứa 0,06 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 dư.

  • A
    100 ml.
  • B
    150 ml.
  • C
    200 ml.
  • D
    250 ml.
Câu 29 :

Trộn 21,6 gam bột Al với m gam hỗn hợp X gồm (FeO, Fe2O3 và Fe3O4) được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Z. Cho Z tác dụng vớii dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí. Nếu cho Z tác dụng với HNO3, loãng dư thì thu được 19,04 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là

  • A

    50,8.                                   

  • B

     46,0.                          

  • C

    58,6.               

  • D

     62,0.

Câu 30 :

Điện phân 800 ml dung dịch gồm NaCl, HCl và CuCl2 0,02M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện 9,65A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch điện phân được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây (giả sử muối đồng không bị thủy phân):

Giá trị của t trên đồ thị là

  • A
    2400
  • B
    3600.   
  • C
    1200
  • D
    3800

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho các kim loại sau: Al, Cu, Mg, Fe, Zn, K. Số kim loại phản ứng được với cả dung dịch H2SO4 loãng và H2SO4 đặc nguội ?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học thì không tác dụng với H2SO4 loãng => loại Cu

Al, Fe không tác dụng với H2SO4 đặc nguội

Câu 2 :

Cho các phương pháp: (1) đun nóng trước khi dùng; (2) dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ; (3) dùng dung dịch Na2CO3; (4) dùng dung dịch NaCl; (5) dùng dung dịch HCl. Chất không dùng làm mềm nước cứng tạm thời?

  • A

    1, 2.

  • B

    3, 4.

  • C

    4,5.

  • D

    1, 2, 3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết nước cứng

Lời giải chi tiết :

Nước cứng tạm thời chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

=> đun nóng hoặc dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ hoặc Na2CO3 để làm mềm nước cứng tạm thời

=> Chất không dùng làm mềm nước cứng tạm thời là dung dịch NaCl và  dung dịch HCl

Câu 3 :

Cho 1 lượng Fe phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A

    20.

  • B

    40.

  • C

    30.

  • D

    10.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+)  ne nhận = 2nSO2

+) nFe = necho / 3 = ne nhận / 3

+) ${n_{SO_4^{2 - }}} = \frac{{{n_{e{\text{ }}cho}}}}{2}$

+) mmuối = mFe + mSO4

Lời giải chi tiết :

nSO2 = 0,15 mol => ne nhận = 2nSO2 = 0,3 mol

=> nFe = necho / 3 = ne nhận / 3 = 0,1 mol

${n_{SO_4^{2 - }}} = \frac{{{n_{e{\text{ }}cho}}}}{2}$ = 0,15 mol

=> mmuối = mFe + mSO4 = 0,1.56 + 0,15.96 = 20 gam

Câu 4 :

Phương trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ là

  • A

    CuSO4 → Cu + S + 2O2               

  • B

    CuSO4 → Cu + SO2 + 2O

  • C

    CuSO4 + H2O → Cu(OH)2 + SO3

  • D

    2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương trình điện phân dung dịch CuSO4: 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2

Câu 5 :

Có thể phát hiện ra dấu vết của nước trong ancol etylic bằng cách dùng

  • A

    MgSO4 khan

  • B

    CuSO4 khan.

  • C

    CaSO4 khan.

  • D

    Na2SO4 khan.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Có thể phát hiện ra dấu vết của nước trong ancol etylic bằng cách dùng CuSO4 khan vì

CuSO4 + nH2O → CuSO4.nH2O

Trắng                         xanh

Câu 6 :

Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về tính chất của nhôm?

 

  • A

    Nhôm là kim loại nặng

     

  • B

    Nhôm là kim loại tác dụng mạnh với nước.

     

  • C

    Vật dụng bằng nhôm để lâu ngày cũng không tác dụng với nước do có màng oxit bao bọc

     

  • D

    Nhôm là kim loại kiềm thổ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết nhôm

Lời giải chi tiết :

A sai nhôm là kim loại nhẹ

B sai nhôm tác dụng yếu với nước do tạo màng oxit

C đúng những vật bằng nhôm hàng ngày tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ nào cũng không xảy ra phản ứng vì trên bề mặt vật được phủ một lớp nhôm oxit mỏng, bền, ngăn cách vật với nước.

D sai vì nhôm là kim loại nhóm IIIA.

Câu 7 :

Trong các kim loại: Na, Mg, Al, Fe, Cu. Có bao nhiêu kim loại có thể tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch NaOH?

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các KL tan được trong NaOH:

+ KL phản ứng được với H2O tạo hợp chất tan

+ KL phản ứng được với NaOH tạo hợp chất tan

Lời giải chi tiết :

Kim loại tan được trong lượng dư dung dịch NaOH là: Na, Al → 2 kim loại

         2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

         2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Câu 8 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học ?

  • A
    Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
  • B
    Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học.
  • C

    Về bản chất, ăn mòn hóa học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.

  • D

    Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A sai vì ăn mòn hóa học không làm phát sinh dòng điện.

B sai vì kim loại tinh khiết vẫn có thể bị ăn mòn hóa học.

C sai vì ăn mòn hóa học không phải là ăn mòn điện hóa.

D đúng

Câu 9 :

Hòa tan hoàn toàn 8,96 gam Fe trong dung dịch H2SO4 dư. Khối lượng muối sinh ra là

  • A

    24,32 gam.

  • B

    22,80 gam.

  • C

    32,00 gam.

  • D

    16,00 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố : nFeSO4 = nFe

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,16 mol

Bảo toàn nguyên tố : nFeSO4 = nFe = 0,16 mol

=> mFeSO4 = 0,16.152 = 24,32 gam

Câu 10 :

Cho phản ứng hóa học : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

  • A

    sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.  

  • B

    sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+

  • C

    sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.

  • D

    sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại khái niệm chất oxi hóa – khử

Lời giải chi tiết :

Quá trình nhường electron là sự oxi hóa, quá trình nhận electron là sự khử

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

$Fe\,\,\,\to \,\,\,F{{e}^{2+}}+2e$ (sự oxi hóa)

$C{{u}^{2+}}+2e\,\,\to \,\,Cu$ (sự khử)

Câu 11 :

Một cation kim loại M có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vậy cấu hình e ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại M là :

  • A

    3s2.

  • B

    3s23p1.

  • C

    3s1.

  • D

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cấu hình electron của kim loại có thể có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng

=> các trường hợp thỏa mãn là

1s22s22p63s1

1s22s22p63s2

1s22s22p63s23p1

Câu 12 :

Hãy chọn phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động?

  • A

    Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO tạo thành CaCO3

  • B

    Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4

  • C

    Do dự phân hủy Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

  • D

    Do quá trình phản ứng thuận nghịch: CaCO3 + H2O + CO2 $\overset {} \leftrightarrows $ Ca(HCO3)2 xảy ra trong 1 thời gian rất lâu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động là quá trình phản ứng thuận nghịch: CaCO3 + H2O + CO2 $\overset {} \leftrightarrows $ Ca(HCO3)2 xảy ra trong 1 thời gian rất lâu

Câu 13 :

Phản ứng hóa học nào sau đây chỉ thực hiện được bằng phương pháp điện phân?

  • A

    Fe + CuSO4 →  FeSO4 + Cu.         

  • B

    2CuSO4 + 2H2O →  2Cu + O2 + 2H2SO4.

  • C

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4. 

  • D

    Cu + 2AgNO3 →  2Ag + Cu(NO3)2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Phản ứng A và D là phương pháp thủy luyện

- Phản ứng C là dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ

- Phản ứng B là điện phân muối CuSO4 trong nước

Câu 14 :

Cho các kim loại sau: Mg, Al, Cu, Cr, Ag. Số kim loại nào không tác dụng được với O2?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Kim loại không tác dụng được với O2 là Ag

Câu 15 :

Nguyên tử của nguyên tố sắt có

  • A

    2 electron hóa trị.

  • B

    6 electron d.

  • C

    56 hạt mang điện.

  • D

    8 electron lớp ngoài cùng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2

=> sắt có 6 electron d

Câu 16 :

Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 được dung dịch X và chất rắn Y gồm 3 kim loại. Chất rắn Y gồm

  • A

    Al, Fe, Cu.

  • B

    Fe, Cu, Ag.

  • C

    Al, Cu, Ag.

  • D

    Al, Fe, Ag.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lí thuyết bài tính chất của kim loại, dãy điện hóa kim loại. 

Lời giải chi tiết :

Al, Fe phản ứng với hai muối thu hai kim loại Cu, Ag

Al phản ứng với hai muối trước. Thu được ba kim loại → Fe dư

Sau phản ứng ba kim loại là Fe, Cu, Ag

Câu 17 :

lon Mg2+ bị khử trong trường hợp

  • A

    Điện phân dung dịch MgCl2.           

  • B

    Điện phân MgCl2 nóng chảy.

  • C

    Thả Na vào dung dịch MgCl2.

  • D

    Cho dd MgCl2 tác dụng dd Na2CO3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

lon Mg2+ bị khử trong trường hợp : Điện phân MgCl2 nóng chảy.

Câu 18 :

Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot. Ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau khi điện phân. Phản ứng xong, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,2 gam. Nồng độ mol ban đầu của dung dịch CuCl2

  • A

    1M                    

  • B

    1,5M    

  • C

    1,2M                   

  • D

    2M

Đáp án : A

Phương pháp giải :

CuCl2 → Cu + Cl2

0,05        ←      0,05

CuCl2 + Fe → FeCl2 + Cu

a             a                      a

=> 64a – 56a = 1,2

+) nCuCl2 ban đầu = nCuCl2 điện phân + nCuCl2 dư

Lời giải chi tiết :

Phương trình điện phân :

CuCl2 → Cu + Cl2

0,05        ←      0,05

Gọi nCuCl2 dư = a mol

CuCl2 + Fe → FeCl2 + Cu

a             a                      a

=> 64a – 56a = 1,2 => a = 0,15

=> nCuCl2 = a + 0,05 = 0,15 + 0,05 = 0,2 mol

=> CM CuCl2 = 0,2 / 0,2 = 1M

Câu 19 :

Cho các trường hợp sau:

1, Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl.            

2, Dây phơi quần áo bằng Fe trong không khí ẩm.

3, Nhúng thanh Fe trong dung dịch CuSO4      

4, Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng.

5, Thép (chứa C) để trong không khí ẩm.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

1, 2, 4 không xảy ra ăn mòn điện hóa vì đây là những quá trình ăn mòn hóa học

Câu 20 :

Cho 8,40 gam sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3 M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A

    16,20.  

  • B

    42,12.    

  • C

    32,40     

  • D

    48,60

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ta thấy ne Fe cho tạo thành Fe2+  < ne Ag+ nhận <  ne Fe cho tạo thành Fe3+

=> phản ứng tạo 2 muối Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3

=> Ag+ phản ứng tạo hết thành Ag

=> nAg = nAgNO3

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,15 mol;  nAgNO3 = 0,39 mol

Ta thấy ne Fe cho tạo thành Fe2+  = 0,15.2 = 0,3 mol < ne Ag+ nhận = 0,39  <  ne Fe cho tạo thành Fe3+ = 0,15.3 = 0,45

=> phản ứng tạo 2 muối Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3

=> Ag+ phản ứng tạo hết thành Ag

=> nAg = nAgNO3 = 0,39 mol => m = 42,12 gam

Câu 21 :

Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

  • A

    3,84.           

  • B

    2,32.           

  • C

    1,68.      

  • D

    0,64.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

sử dụng tăng giảm khối lượng

Fe  +  CuSO4 → FeSO4 + Cu

0,01 ← 0,01         →        0,01

=> độ tăng khối lượng = mCu – mFe = 0,01.(64 – 56) = 0,08 gam

=> mchất rắn Y = 2,24 + mtăng = 2,24 + 0,08 = 2,32 gam

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,04 mol;  nCuSO4 = 0,01 mol

Fe  +  CuSO4 → FeSO4 + Cu

0,01 ← 0,01         →        0,01

=> độ tăng khối lượng = mCu – mFe = 0,01.(64 – 56) = 0,08 gam

=> mchất rắn Y = 2,24 + mtăng = 2,24 + 0,08 = 2,32 gam

Câu 22 :

Đun 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A
    19,52.
  • B
    18,56.
  • C
    19,04.
  • D
    18,40.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố để giải bài toán

Lời giải chi tiết :

\(0,04\left( {mol} \right)X\left\{ \begin{array}{l}{H_2}O\\C{O_2}\end{array} \right. + C \to 0,07\left( {mol} \right)\left\{ \begin{array}{l}CO\\{H_2}\\C{O_2}\end{array} \right. + 30\left( g \right)\left\{ \begin{array}{l}F{{\rm{e}}_2}{O_3}\\CuO\end{array} \right. \to {m_{chat\,ran}} = ?\)

Nhận thấy, C là nguyên nhân làm cho số mol hỗn hợp khí tăng lên => nC = 0,07 - 0,04 = 0,03 mol

Sau khi cho Y tác dụng với Fe2O3, CuO dư tạo thành H2O, CO2 nên ta có thể coi hỗn hợp Y gồm {H2O, CO2, C} như vậy ta thấy chỉ có C có phản ứng: C + 2O → CO2

=> nO(pư) = 2nC = 0,06 mol

=> m chất rắn = mFe2O3, CuO - mO(pư) = 20 - 0,06.16 = 19,04 gam

Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là

  • A

    Mg

  • B

    Ca

  • C

    Be

  • D

    Cu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng$ \Rightarrow {m_{{O_2}}} + {m_{C{l_2}}}$

Lập hệ PT tính số mol O2 và Cl2

+) ne trao đổi = $4{n_{{O_2}}} + 2{n_{C{l_2}}}$

+) $M = \dfrac{m}{n} = \dfrac{m}{{{n_e}}}$ .hóa trị = 12.hóa trị

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

$ \to {m_{{O_2}}} + {m_{C{l_2}}} = 23 - 7,2 = 15,8\,\,gam$

$\left\{ \begin{gathered}{n_{{O_2}}} = x\,\,mol \hfill \\{n_{C{l_2}}} = y\,\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}x + y = \frac{{5,6}}{{22,4}} = 0,25 \hfill \\32{\text{x}} + 71y = 15,8 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}x = 0,05 \hfill \\y = 0,2 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

→ne trao đổi = $4{n_{{O_2}}} + 2{n_{C{l_2}}} = 4.0,05 + 2.0,2 = 0,6\,mol$

$M = \dfrac{m}{n} = \dfrac{m}{{{n_e}}}$.hóa trị = 12.hóa trị

→ Hóa trị = 2, M = 24 → M là Mg               

Câu 24 :

Cho một lượng hỗn hợp X gồm K và Na vào 100 ml dung dịch Y gồm HCl 1,5M và CuCl2 1M. Sau phản ứng thu được 2,8 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    1,28.

  • B

    2,45.

  • C

    4,9.

  • D

    6,25.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol OH- dựa vào khí H2

+) Viết PTHH tính toán

Lời giải chi tiết :

nHCl = 0,1.1,5 = 0,15 mol;  nCuCl2 = 0,1.1 = 0,1 mol

nH2 = 0,125 mol

Na + H2O → NaOH + ½ H2

K + H2O → KOH + ½ H2

nOH- = 2nH2 = 0,125.2 = 0,25 mol

H+   + OH-  → H2O

0,15 → 0,15

Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

            0,1     → 0,05   (mol)

=> mkết tủa = 0,05.98 = 4,9 gam

Câu 25 :

Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam)   vào thể tích khí CO2 tham gia phản ứng (x lít, đktc) được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Giá trị của m là

  • A
    35,46.
  • B
    70,92.
  • C
    59,10.
  • D
    82,74.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Khảo sát sản phẩm tạo thành tại các điểm thể tích CO2 lần lượt bằng: a, a+b, a+87,36 (lit)

V CO2 = a lít => nBaCO3 = nCO2

V CO2 = a + 87,36 => nBaCO3 = nOH- - nCO2

=> m

Lời giải chi tiết :

- Xét tại giá trị VCO2 = a (lít), tức là nCO2 = a/22,4 (mol) (thời điểm trước khi kết tủa cực đại)

Khi đó chỉ xảy ra phản ứng sau:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

Ta thấy: nBaCO3 = nCO2 ⟹ 2m/197 = a/22,4 (1)

- Xét tại giá trị VCO2 = a + b (lít), tức là nCO2 = (a + b)/22,4 (mol) (thời điểm kết tủa cực đại)

Khi đó chỉ xảy ra phản ứng sau:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

Ta thấy:

nOH- = 2.nBa(OH)2 = 2.nBaCO3 = 2.8m/197 = 16m/197 (mol)

- Xét tại VCO2 = a + 87,36 (lít), tức là nCO2 = (a + 87,36)/22,4 (mol) (kết tủa bị tan 1 phần)

Khi đó xảy ra 2 phản ứng:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2

Khi đó nBaCO3 ↓ = nOH- - nCO2 ⟹ m/197 = 16m/197 - (a + 87,36)/22,4

⟹ 15m/197 = (a + 87,36)/22,4 (2)

Giải hệ (1), (2) ta có m = 59,1 và a = 13,44.

Vậy giá trị của m là 59,1.

Câu 26 :

Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,14 mol AlCl3, thu được m gam kết tủa. Mặt khác, cho 1,5V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,14 mol AlCl3, thu được 0,75m gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A

    0,32

  • B

    0,40

  • C

    0,36

  • D

    0,28

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bài toán muối nhôm tác dụng với dd kiềm

+ Nếu b/a ≤ 3 thì kết tủa chưa bị hoà tan và nAl(OH)3= b/3

+ Nếu 3 < b/a < 4 thì kết tủa bị hoà tan 1 phần nAl(OH)3= 4a-b

+ Nếu b/a ≥ 4 thì kết tủa bị hoà tan hoàn toàn

Lời giải chi tiết :

Giả sử thí nghiệm 1 Al3+ dư => nNaOH = 3nkết tủa (1)

Thí ngiệm 2 : có sự hòa tan kết tủa vì NaOH tăng mà lượng kết tủa giảm

=> nkết tủa = 4.nAlCl3 – nOH- (2)

Từ (1),(2) : $\left\{ \begin{gathered}V = 3.\dfrac{m}{{78}} \hfill \\\dfrac{{0,75m}}{{78}} = 4.0,14 - 1,5V \hfill \\ \end{gathered} \right.$ => V = 0,32 lit

Câu 27 :

Nung 8,4 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hoà tan m gam hỗn hợp X bằng HNO3 dư, thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là:

  • A

    11,2 gam.           

  • B

    25,2 gam.             

  • C

    43,87 gam           

  • D

    6,8 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cách 1: Sử dụng phương pháp quy đổi

Quy đổi hỗn hợp X về hai chất Fe và Fe2O3 hoà tan hỗn hợp X vào dung dịch HNO3

Bảo toàn e: nNO2 = 3nFe => nFe = 0,1 / 3 mol

\( + )\,{n_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{1}{2}{n_{Fe}} = \frac{{0,35}}{{2.3}}\) 

Cách 2: Quy đổi hổn hợp X về hai chất FeO và Fe2O3

\(\begin{array}{l}2Fe + {O_2}\, \to \,2FeO\\0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\end{array}\)              \(\begin{array}{l}4Fe + 3{O_2}\, \to \,2F{e_2}{O_3}\\0,05\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,025mol\end{array}\)  

Cách 3: Quy hỗn hợp X về một chất FexOy:

FexOy + (6x - 2y) HNO3 → xFe(NO3)3 + (3x - 2y) NO2 + (3x -y) H2O

\(\frac{{0,1}}{{3x - 2y}}\)mol                                                               0,1mol

Bảo toàn Fe Þ \({n_{Fe}} = \frac{{8,4}}{{56}} = \frac{{0,1.x}}{{3x - 2y}}\, \Rightarrow \,\frac{x}{y} = \frac{6}{7}\) => Fe6O7 (M = 448)

Cách 4:  áp dụng công thức giải nhanh.

\({m_{Fe}} = \frac{{7.{m_{hh}} + 56.{n_e}}}{{10}} =  > {m_{hh}} = \frac{{10.{m_{Fe}} - 56.{n_e}}}{7}\)

Lời giải chi tiết :

Cách 1: Sử dụng phương pháp quy đổi

Quy đổi hỗn hợp X về hai chất Fe và Fe2O3 hoà tan hỗn hợp X vào dung dịch HNO3

Bảo toàn e: nNO2 = 3nFe => nFe = 0,1 / 3 mol

→ nFe tạo oxit Fe2O3 \( = \frac{{8,4}}{{56}} - \frac{{0,1}}{3} = \frac{{0,35}}{3}(mol)\,\, =  > \,\,{n_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{1}{2}{n_{Fe}} = \frac{{0,35}}{{2.3}}\) 

Vậy \({m_X} = {m_{Fe}} + {m_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{{0,1}}{3}.56 + \frac{{0,35}}{6}.160 = \frac{{33,6}}{3} = 11,2g\)

Cách 2: Quy đổi hổn hợp X về hai chất FeO và Fe2O3

FeO  + 4HNO3 →  Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

0,1                                             0,1                            

\({n_{Fe}} = \frac{{8,4}}{{56}} = 0,15mol\)         

Ta có:

\(\begin{array}{l}2Fe + {O_2}\, \to \,2FeO\\0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\end{array}\)          

\(\begin{array}{l}4Fe + 3{O_2}\, \to \,2F{e_2}{O_3}\\0,05\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,025mol\\ \Rightarrow {m_{{h^2}X}} = 0,1.72 + 0,025.160 = 11,2g\end{array}\)   

Cách 3: Quy hỗn hợp X về một chất FexOy:

            FexOy + (6x - 2y) HNO3 →  xFe(NO3)3 + (3x - 2y) NO2 + (3x -y) H2O

            \(\frac{{0,1}}{{3x - 2y}}\)mol                                                               0,1mol

áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố sắt: Þ \({n_{Fe}} = \frac{{8,4}}{{56}} = \frac{{0,1.x}}{{3x - 2y}}\, \Rightarrow \,\frac{x}{y} = \frac{6}{7}\)

Vậy công thức quy đổi là: Fe6O7 (M = 448) và  \({n_{F{e_6}{O_7}}} = \frac{{0,1}}{{3.6 - 2.7}} = 0,025mol\)

=> mX = 0,025 . 448 = 11,2g 

Cách 4:  áp dụng công thức giải nhanh.

\({m_{Fe}} = \frac{{7.{m_{hh}} + 56.{n_e}}}{{10}} =  > {m_{hh}} = \frac{{10.{m_{Fe}} - 56.{n_e}}}{7}\) trong đó mFe là khối lượng sắt, mhh là khối lượng của hỗn hợp các chất rắn sắt và ôxit sắt, ne là số mol e trao đổi. Công thức này được chứng minh trong các phương pháp bảo toàn e.

Ta có; \({m_{hh}} = \frac{{10.{m_{Fe}} - 56.{n_e}}}{7} = \frac{{10.8,4 - 56.0,1.}}{7} = 11,2gam\) 

Câu 28 :

Tính thể tích của dung dịch K2Cr2O7 0,05M vừa đủ phản ứng với dung dịch chứa 0,06 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 dư.

  • A
    100 ml.
  • B
    150 ml.
  • C
    200 ml.
  • D
    250 ml.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết phương trình hóa học, tính số mol K2Cr2O7 theo FeSO

Từ đó tìm được thể tích của dung dịch K2Cr2O7

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học:

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 3Fe2(SO4)3 + 7H2O

0,01 ←        0,06 (mol)

⟹ VK2Cr2O7 = 0,2 lít = 200 (ml)

Câu 29 :

Trộn 21,6 gam bột Al với m gam hỗn hợp X gồm (FeO, Fe2O3 và Fe3O4) được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Z. Cho Z tác dụng vớii dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí. Nếu cho Z tác dụng với HNO3, loãng dư thì thu được 19,04 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là

  • A

    50,8.                                   

  • B

     46,0.                          

  • C

    58,6.               

  • D

     62,0.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Do Z tác dụng với NaOH thu được khí H2 => Z có chứa Al => Al dư, các oxit sắt hết

Từ số mol khí H2 ta tính được số mol Al dư.

- Khi cho Z tác dụng với HNO3:

Bảo toàn electron: 3nAl + 3nFe = 3nNO => nFe = ?

BTNT "Al": nAl2O3 = (nAl bđ - nAl dư)/2 = ?

BTNT "O": nO(X) = 3nAl2O3 = ?

=> m = mFe + mO = ?

Lời giải chi tiết :

nAl bđ = 21,6 : 27 = 0,8 mol

- Do Z tác dụng với NaOH thu được khí H2 => Z có chứa Al => Al dư, các oxit sắt hết

2Al + 3FexOy \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) yAl2O3 + 3xFe   (1)

Chất rắn Y: Fe, Al2O3, Al dư

Al + NaOH  + H2O → NaAlO2 + 1,5H2↑    (2)

0,2                                      ←        0,3

- Khi cho Z tác dụng với HNO3:

Bảo toàn electron: 3nAl + 3nFe = 3nNO => nAl + nFe = nNO hay 0,2 + nFe = 0,85 => nFe = 0,65 (mol)

BTNT "Al": nAl2O3 = (nAl bđ - nAl dư)/2 = (0,8 - 0,2)/2 = 0,3 mol

BTNT "O": nO(X) = 3nAl2O3 = 0,9 mol

=> m = mFe + mO = 0,65.56 + 0,9.16 = 50,8(gam)

Câu 30 :

Điện phân 800 ml dung dịch gồm NaCl, HCl và CuCl2 0,02M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện 9,65A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch điện phân được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây (giả sử muối đồng không bị thủy phân):

Giá trị của t trên đồ thị là

  • A
    2400
  • B
    3600.   
  • C
    1200
  • D
    3800

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ đồ thị: Giai đoạn 1=> nHCl

               Giai đoạn 3 => nNaOH

=> Bảo toàn nguyên tố Cl- => ne trao đổi => t

 

Lời giải chi tiết :

* Giai đoạn 1: pH = 2 => [H+] = 0,01 => nHCl = 0,008 (mol)

* Giai đoạn 3: pH = 13 => [OH-] = 0,1 => nNaOH = 0,08 (mol) => nNaCl = 0,08 (mol)

nCuCl2 = 0,08*0,02 = 0,016 (mol)

=> nCl- = 2 * nCuCl2 + nHCl + nNaOH = 0,12 (mol)

Vì ở giai đoạn 3, nước đã bị điện phân bên catot (sinh ra OH-) nên bên anot chỉ có Cl- điện phân.

=> nCl- = ne trao đổi = 0,12 (mol)

=> ne trao đổi = It/F => t = 1200s

close