Đề thi học kì 1 Hóa 12 - Đề số 9Tải vềCâu 1. Những tính chất vật lý chung của kim loại do yếu tố nào gây ra? Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi Câu 1. Những tính chất vật lý chung của kim loại do yếu tố nào gây ra? A. Mạng tinh thể kim loại. B. Ion dương kim loại. C. Bán kính nguyên tử. D. Electron tự do. Câu 2. Metyl propionat là tên gọi của hợp chất nào sau đây? A. HCOOC3H7. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 3. Xà phòng hóa hoàn toàn tripanmitin bằng dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, sản phẩm thu được gồm A. C17H31COONa và Glixerol. B. C17H35COONa và Glixerol. C. C15H31COONa và Glixerol. D. C17H33COONa và Glixerol. Câu 4. Thủy phân 1250 gam protein X thu được 504 gam Alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100000 đvC thì số mắc xích Alanin có trong phân tử X là A. 328. B. 382. C. 435. D. 453. Câu 5. Nhúng đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian, lấy đinh sắt ra, lau khô cẩn thận, đem cân thì nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,36 gam. Khối lượng đồng (gam) bám vào đinh sắt là A. 1,92. B. 1,50. C. 2,88. D. 1,68. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Tơ olon được tạo bởi phản ứng trùng hợp. B. Có 4 đipeptit thuỷ phân hoàn toàn tạo được cả glyxin và alanin. C. Glucozơ và fructozơ cộng H2 tạo cùng một sản phẩm là sobitol. D. Etylamin làm quỳ tím hoá xanh. Câu 7. Các ion kim loại Ag+, Fe2+, Ni2+, Cu2+, Pb2+ có tính oxi hóa tăng dần theo thứ tự là A. Ag+ < Cu2+ < Pb2+ < Ni2+ < Fe2+. B. Fe2+ < Ni2+ < Pb2+ < Cu2+< Ag+. C. Fe2+ < Ni2+ < Pb2+ < Ag+ < Cu2+. D. Ni2+ < Fe2+ < Pb2+ < Cu2+ < Ag+. Câu 8. Trung hòa một amin đơn no chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được 16,3 gam muối. Công thức phân tử X là A. C4H11N. B. C3H9N. C. CH5N. D. C2H7N. Câu 9. Cho các nhận định sau: (1) Phản ứng este hoá là phản ứng một chiều. (2) Nồng độ glucozơ trong máu người là 0,1%. (3) Tơ nilon-6, nilon-7, nilon-6,6 là tơ poliamit. (4) Aminoaxit tan nhiều trong nước. (5) Gly-Glu tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch phức màu tím. (6) Anilin tạo kết tủa trắng với dung dịch HBr. Số nhận định đúng là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì chất có thể dùng để khử độc thủy ngân là lưu huỳnh. B. Kim loại Cu có thể đẩy sắt ra khỏi dung dịch muối Fe(NO3)2. C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là vàng (Au). D. Tính oxi hóa của các ion kim loại theo chiều giảm dần là Cu2+, Fe2+, Ag+. Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Saccarozơ có thể tham gia phản ứng tráng bạc. B. Anilin là chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước. C. Thuỷ phân triolein trong môi trường NaOH thu được glixerol và C17H35COONa. D. Metyl metacrylat trùng hợp tạo thuỷ tinh hữu cơ. Câu 12. Tên gọi của polime có công thức là A. Polistiren. B. Polietilen. C. Poli(metyl metacrylat). D. Poli(vinyl clorua). Câu 13. Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là A. anilin. B. etylamin. C. metylamin. D. đimetylamin. Câu 14. Trong các chất sau chất nào là amin bậc 2? A. C6H5NH2. B. CH3–CH(CH3)–NH2. C. H2N–(CH2)6–NH2. D. CH3–NH–CH3. Câu 15. Để điều chế được 1,6 tấn polietilen (hiệu suất phản ứng là 80%) thì khối lượng etilen (tấn) cần là A. 2,00. B. 1,80. C. 0,80. D. 1,25. Câu 16. Trong các ion dưới đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Ag+. B. Cu2+. C. Zn2+. D. Ca2+. Câu 17. Cho 9,85 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5 M, thu được dung dịch chứa 18,975 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là A. 300. B. 500. C. 400. D. 250. Câu 18. Phản ứng giữa C2H5OH và CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng A. hiđrat hóa. B. oxi hóa – khử. C. este hóa. D. xà phòng hóa. Câu 19. Chất nào sau đây có khả năng tác dụng được với cả axit và bazơ? A. H2NCH2COOH. B. CH3COOH. C. CH3NH2. D. CH3CHO. Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ion Na+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+. B. Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư) thì dung dịch thu được sau phản ứng chứa muối FeCl3. C. Thả viên Na vào dung dịch FeCl3 quan sát thấy hiện tượng có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa nâu đỏ. D. Ag tác dụng được với dung dịch CuSO4. Câu 21. Kim loại cứng nhất là A. Kim cương. B. Sắt. C. Crom. D. Vonfram. Câu 22. Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả nguyên tố nhóm IA là kim loại. (2) K, Na, Mg, Ba tan trong nước ở nhiệt độ thường. (3) Al, Fe bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội. (4) Cu, Ag không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng. (5) Pt, Au tác dụng với HNO3 đặc nóng tạo khí NO2 màu nâu đỏ. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 23. Phát biểu nào sau đây sai? A. Glucozơ thuộc loại đisaccarit. B. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. C. Xenlulozơ do nhiều gốc β – glucozơ liên kết với nhau tạo thành. D. Saccarozơ không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Câu 24. Ta có phương trình phản ứng: 2M + 2H2O g 2MOH + H2. Vậy M là kim loại nào sau đây? A. Be. B. Ba. C. Ag. D. K. Câu 25. Cho 5,00 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 0,25 mol H2. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 27,45. B. 22,75. C. 44,70. D. 26,95. Câu 26. Cho phương trình phản ứng: Fe + HNO3 (dư) g (X) + NO + H2O. (X) có công thức là A. Fe2O3. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2. D. FeO. Câu 27. Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ hỗn hợp gồm Alanin và Glyxin là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 28. Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây? A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2=CH-CN. C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2. Câu 29. Hòa tan 6,4 gam Cu bằng dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng dư, sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 6,72. B. 14,56. C. 4,48. D. 2,24. Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức thu được 4,4 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Công thức phân tử của amin là A. C4H11N. B. C3H9N. C. C2H7N. D. CH5N.
Đáp án Trắc nghiệm
Câu 1. Những tính chất vật lý chung của kim loại do yếu tố nào gây ra? A. Mạng tinh thể kim loại. B. Ion dương kim loại. C. Bán kính nguyên tử. D. Electron tự do. Phương pháp giải Dựa vào tính chất vật lí của kim loại Lời giải chi tiết Tính chất vật lí của kim loại gây ra do electron tự do Đáp án D Câu 2. Metyl propionat là tên gọi của hợp chất nào sau đây? A. HCOOC3H7. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3. Phương pháp giải Dựa vào tên gọi của este Lời giải chi tiết Metyl propionat: C2H5COOCH3 Đáp án D Câu 3. Xà phòng hóa hoàn toàn tripanmitin bằng dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, sản phẩm thu được gồm A. C17H31COONa và Glixerol. B. C17H35COONa và Glixerol. C. C15H31COONa và Glixerol. D. C17H33COONa và Glixerol. Phương pháp giải Trieste thủy phân trong dung dịch NaOH thu được muối và glixerol Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 4. Thủy phân 1250 gam protein X thu được 504 gam Alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100000 đvC thì số mắc xích Alanin có trong phân tử X là A. 328. B. 382. C. 435. D. 453. Lời giải chi tiết Nếu phân tử khối của X là 100000 đvc => n X = 1250 : 100000 = 0,0125 mol n alanin = 504 : 89 = 5,66 mol số mắt xích là: 5,66 : 0,0125 = 453 Đáp án D Câu 5. Nhúng đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian, lấy đinh sắt ra, lau khô cẩn thận, đem cân thì nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,36 gam. Khối lượng đồng (gam) bám vào đinh sắt là A. 1,92. B. 1,50. C. 2,88. D. 1,68. Phương pháp giải Nhúng đinh sắt vào dung dịch CuSO4 thu được chất rắn Cu Lời giải chi tiết Fe + CuSO4 \( \to \)FeSO4 + Cu m chất rắn tăng = m Cu – m Fe = 64a – 56a = 0,36 => a = 0,045 mol m Cu = 0,045.64 = 2,88g Đáp án C Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Tơ olon được tạo bởi phản ứng trùng hợp. B. Có 4 đipeptit thuỷ phân hoàn toàn tạo được cả glyxin và alanin. C. Glucozơ và fructozơ cộng H2 tạo cùng một sản phẩm là sobitol. D. Etylamin làm quỳ tím hoá xanh. Phương pháp giải Dựa vào tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ Lời giải chi tiết A. đúng B. Sai, có 2 dipeptit C. Đúng D. Đúng Đáp án B Câu 7. Các ion kim loại Ag+, Fe2+, Ni2+, Cu2+, Pb2+ có tính oxi hóa tăng dần theo thứ tự là A. Ag+ < Cu2+ < Pb2+ < Ni2+ < Fe2+. B. Fe2+ < Ni2+ < Pb2+ < Cu2+< Ag+. C. Fe2+ < Ni2+ < Pb2+ < Ag+ < Cu2+. D. Ni2+ < Fe2+ < Pb2+ < Cu2+ < Ag+. Phương pháp giải Trong dãy hoạt động kim loại, tính khử giảm dần tính oxi hóa tăng dần Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 8. Trung hòa một amin đơn no chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được 16,3 gam muối. Công thức phân tử X là A. C4H11N. B. C3H9N. C. CH5N. D. C2H7N. Phương pháp giải Dựa vào số mol của HCl để xác định công thức muối Lời giải chi tiết n HCl = 0,2 mol => n muối = 0,2 mol => M muối = 16,3 : 0,2 = 81,5 => M gốc amin = 81,5 – 36,5 = 45 CTPT X: C2H7N Đáp án D Câu 9. Cho các nhận định sau: (1) Phản ứng este hoá là phản ứng một chiều. (2) Nồng độ glucozơ trong máu người là 0,1%. (3) Tơ nilon-6, nilon-7, nilon-6,6 là tơ poliamit. (4) Aminoaxit tan nhiều trong nước. (5) Gly-Glu tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch phức màu tím. (6) Anilin tạo kết tủa trắng với dung dịch HBr. Số nhận định đúng là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Phương pháp giải Dựa vào tính chất hóa học của este và amin Lời giải chi tiết (1) sai, phản ứng este hóa là phản ứng 2 chiều (2) đúng (3) đúng (4) đúng (5) sai, dipeptit không có phản ứng màu biure (6) sai, tạo kết tủa trắng với dung dịch Br2 Đáp án C Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì chất có thể dùng để khử độc thủy ngân là lưu huỳnh. B. Kim loại Cu có thể đẩy sắt ra khỏi dung dịch muối Fe(NO3)2. C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là vàng (Au). D. Tính oxi hóa của các ion kim loại theo chiều giảm dần là Cu2+, Fe2+, Ag+. Phương pháp giải Dựa vào tính chất vật lí của kim loại Lời giải chi tiết A. đúng B. sai vì Cu đứng sau Fe C. sai vì Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất D. sai, Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ Đáp án A Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Saccarozơ có thể tham gia phản ứng tráng bạc. B. Anilin là chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước. C. Thuỷ phân triolein trong môi trường NaOH thu được glixerol và C17H35COONa. D. Metyl metacrylat trùng hợp tạo thuỷ tinh hữu cơ. Phương pháp giải Dựa vào tính chất hóa học của hợp chất este, cacbohydrat Lời giải chi tiết A. sai, vì saccarozo không phản ứng với AgNO3/NH3 B. sai, anilin chất lỏng ít tan trong nước C. sai, muối thu được là C17H33COONa D. đúng Đáp án D Câu 12. Tên gọi của polime có công thức là A. Polistiren. B. Polietilen. C. Poli(metyl metacrylat). D. Poli(vinyl clorua). Phương pháp giải Dựa vào công thức của monome ban đầu Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 13. Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là A. anilin. B. etylamin. C. metylamin. D. đimetylamin. Phương pháp giải Dựa vào tính chất vật lý của amin Lời giải chi tiết Các amin có từ 1C – 4C tồn tại ở thể khí Các amin có 4C trở lên tồn tại ở thể lỏng hoặc rắn Đáp án A Câu 14. Trong các chất sau chất nào là amin bậc 2? A. C6H5NH2. B. CH3–CH(CH3)–NH2. C. H2N–(CH2)6–NH2. D. CH3–NH–CH3. Phương pháp giải Amin bậc 2 có dạng R – NH – R’ Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 15. Để điều chế được 1,6 tấn polietilen (hiệu suất phản ứng là 80%) thì khối lượng etilen (tấn) cần là A. 2,00. B. 1,80. C. 0,80. D. 1,25. Lời giải chi tiết m etilen = 1,6 : 80% = 2 tấn Đáp án A Câu 16. Trong các ion dưới đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Ag+. B. Cu2+. C. Zn2+. D. Ca2+. Phương pháp giải Trong dãy hoạt động kim loại, tính khử giảm dần, tính oxi hóa tăng dần Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 17. Cho 9,85 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5 M, thu được dung dịch chứa 18,975 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là A. 300. B. 500. C. 400. D. 250. Phương pháp giải Bảo toàn khối lượng để tính khối lượng axit Lời giải chi tiết m HCl = 18,975 – 9,85 = 9,125g => n HCl = 0,25 mol => V HCl = 0,25 : 0,5 = 0,5 lít = 500ml Đáp án B Câu 18. Phản ứng giữa C2H5OH và CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng A. hiđrat hóa. B. oxi hóa – khử. C. este hóa. D. xà phòng hóa. Phương pháp giải Phản ứng giữa axit và ancol là phản ứng este hóa Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 19. Chất nào sau đây có khả năng tác dụng được với cả axit và bazơ? A. H2NCH2COOH. B. CH3COOH. C. CH3NH2. D. CH3CHO. Phương pháp giải Chất phản ứng được với axit và bazo là chất lưỡng tính Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ion Na+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+. B. Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư) thì dung dịch thu được sau phản ứng chứa muối FeCl3. C. Thả viên Na vào dung dịch FeCl3 quan sát thấy hiện tượng có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa nâu đỏ. D. Ag tác dụng được với dung dịch CuSO4. Lời giải chi tiết A. sai, ion Cu2+có tính oxi hóa mạnh hơn B. sai, thu được muối FeCl2 C. đúng, vì Na phản ứng được với H2O D. sai, vì Ag đứng sau Cu Đáp án C Câu 21. Kim loại cứng nhất là A. Kim cương. B. Sắt. C. Crom. D. Vonfram. Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 22. Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả nguyên tố nhóm IA là kim loại. (2) K, Na, Mg, Ba tan trong nước ở nhiệt độ thường. (3) Al, Fe bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội. (4) Cu, Ag không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng. (5) Pt, Au tác dụng với HNO3 đặc nóng tạo khí NO2 màu nâu đỏ. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Lời giải chi tiết (1) sai, hidro không phải kim loại (2) sai, Mg không tan trong nước ở nhiệt độ thường (3) đúng (4) đúng (5) sai, Pt và Au không phản ứng Đáp án D Câu 23. Phát biểu nào sau đây sai? A. Glucozơ thuộc loại đisaccarit. B. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. C. Xenlulozơ do nhiều gốc β – glucozơ liên kết với nhau tạo thành. D. Saccarozơ không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Phương pháp giải Dựa vào kiến thức về cacbohydrat Lời giải chi tiết A sai vì glucozo thuộc mono saccarit Đáp án A Câu 24. Ta có phương trình phản ứng: 2M + 2H2O g 2MOH + H2. Vậy M là kim loại nào sau đây? A. Be. B. Ba. C. Ag. D. K. Phương pháp giải Kim loại tác dụng được với nước ở điều kiện thường là Na, Li, K, Ba, Ca Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 25. Cho 5,00 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 0,25 mol H2. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 27,45. B. 22,75. C. 44,70. D. 26,95. Phương pháp giải Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính khối lượng muối khan Lời giải chi tiết 2 nH2 = n HCl => n HCl = 0,25.2 = 0,5 mol Bảo toàn khối lượng: m kim loại + m HCl = m muối + m H2 => m muối = 5 + 0,5.36,5 – 0,25.2 = 22,75g Đáp án B Câu 26. Cho phương trình phản ứng: Fe + HNO3 (dư) g (X) + NO + H2O. (X) có công thức là A. Fe2O3. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2. D. FeO. Phương pháp giải Fe tác dụng với axit HNO3 thu được muối sắt (III) Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 27. Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ hỗn hợp gồm Alanin và Glyxin là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Phương pháp giải Đipeptit được tạo ra từ 2 amino axit giống hoặc khác nhau Lời giải chi tiết Có 4 đipeptit được tạo ra từ hỗn hợp Alanin và Glyxin Đáp án A Câu 28. Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây? A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2=CH-CN. C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2. Phương pháp giải Tơ nitron có chứa nito trong cấu tạo Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 29. Hòa tan 6,4 gam Cu bằng dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng dư, sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 6,72. B. 14,56. C. 4,48. D. 2,24. Phương pháp giải Viết phương trình hóa học, dựa vào số mol của Cu để tính thể tích SO2 Lời giải chi tiết n Cu = 6,4 : 64 = 0,1 mol Cu + 2H2SO4 \( \to \)CuSO4 + SO2 + 2H2O n Cu = n SO2 = 0,1 mol => V = 2,24 lít đáp án D Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức thu được 4,4 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Công thức phân tử của amin là A. C4H11N. B. C3H9N. C. C2H7N. D. CH5N. Lời giải chi tiết Gọi CTTQ của amin là CnH2n+3N \({C_n}{H_2}_{n + 3}N + \frac{{4n + 3}}{4}{O_2} \to nC{O_2} + \frac{{2n + 3}}{2}{H_2}O + \frac{1}{2}{N_2}\) n CO2 = 4,4 : 44 = 0,1 mol; n H2O = 4,5 : 18 = 0,25 mol => \(0,1.\frac{{2n + 3}}{{2n}} = 0,25 \to n = 1\) Đáp án D
------ HẾT ------
Quảng cáo
|