Đề thi học kì 1 Hóa 12 - Đề số 6Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Hóa học 12 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi Câu 1: Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín. (b) Đồng trùng hợp butađien với stiren (xúc tác Na), thu được cao su buna-S. (c) Ở nhiệt độ thường, triolein ở thể rắn. (d) Có thể sử dụng phản ứng tráng bạc để phân biệt glucozơ và saccarozơ. (e) Thủy phân hoàn toàn peptit trong dung dịch kiềm dư, thu được các α-amino axit. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 2. Chất X có công thức CH3NH2. Tên gọi của X là A. trimetylamin. B. metylamin. C. đimetylamin. D. etylamin. Câu 3. Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất? A. Au. B. Cu. C. Ag. D. Al. Câu 4. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện? A. K. B. Mg. C. Ag. D. Na. Câu 5. Glyxin (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch A. NaOH. B. NaNO3. C. NaCl. D. Na2SO4. Câu 6. Chất nào sau đây thủy phân trong môi trường axit không thu được glucozơ? A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Protein. Câu 7. Thuỷ phân tristearin((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là A. C17H35COONa. B. C15H31COONa. C. HCOONa. D. CH3COONa. Câu 8. Cho 5,9 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 9,55 gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là A. 11. B. 9. C. 5. D. 7. Câu 9. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ visco. B. Tơ nilon -6,6. C. Tơ nitron. D. Tơ tằm. Câu 10. Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl ? A. Cu. B. Au. C. Ag. D. Al. Câu 11. Số liên kết peptit trong phân tử Ala - Gly -Val - Ala là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 12. Polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là A. amilopectin. B. cao su lưu hóa. C. amilozơ. D. bakelit. Câu 13: Cao su buna có CTCT thu gọn là A. (– CH2 – CH = CH – CH2 –)n. B. (– CH2 – CHCl – )n. C. (– CH2 – CH2 – )n. D. (– CH2 – CHCN –)n.
Câu 14: Tiến hành phản ứng tráng gương với m gam glucozơ thì tạo ra 1,512 gam Ag với hiệu suất 90%. Khối lượng m là A. 1,40 gam. B. 1,26 gam. C. 1,16 gam. D. 2,52 gam. Câu 15. Tên gọi của este CH3COOC2H5 là A. metyl fomat. B. etyl fomat. C. etyl axetat. D. metyl axetat. Câu 16. Cho 6,5 gam kim loại Zn tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 12,8. B. 6,4. C. 10,8. D. 21,6. Câu 17. Cho các phát biểu sau: (a) Metylamin là chất lỏng tan nhiều trong nước. (b) Anilin tác dụng với dung dịch brom tạo kết tủa màu trắng. (c) Alanin trong nước làm quì tím hóa xanh. (d) Anbumin (lòng trắng trứng) tác dụng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu tím đặc trưng. (e) Trong một phân tử axit glutamic có 2 nguyên tử oxi. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 18. Cho 3,6 gam glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3dư trong NH3, đun nhẹ, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 3,24. B. 2,43. C. 3,42. D. 4,32. Câu 19. Kim loại Zn phản ứng được với dung dịch A. MgSO4. B. NaCl. C. CuSO4. D. KNO3. Câu 20. Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong thân cây mía, củ cải đường, hoa thốt nốt. Công thức phân tử của saccarozơ là A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. C2H4O2. D. (C6H10O5)n. Câu 21. Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Ag+. B. Zn2+. C. Fe3+. D. Cu2+. Câu 22. Thuỷ phân hoàn toàn m gam metyl axetat bằng dung dịch NaOH đun nóng, thu được 8,2 gam muối. Giá trị của m là A. 7,4. B. 8,8. C. 3,7. D. 1,6. Câu 23. Monome được dùng để điều chế polietilen bằng phản ứng trùng hợp là A. CH2=CH-CN. B. CH2=CH-CH=CH2. C. CH2=CH2. D. CH2=CH-Cl. Câu 24. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Poliacrilonitrin. B. Poli(metyl metacrylat). C. Poli(etylen-terphtalat). D. Poli(vinyl clorua). Câu 25. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh? A. alanin. B. Glyxin. C. anilin. D. metylamin. Câu 26: Cho 0,15 mol Gly-Ala-Ala tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là A. 0,6. B. 0,3. C. 0,15. D. 0,45. Câu 27: Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa. Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng là A. 60 gam. B. 120 gam. C. 33,75 gam. D. 56,25 gam. Câu 28. Hãy cho biết loại peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure? A. Tetrapeptit. B. Polipeptit. C. Đipeptit. D. Tripeptit. Câu 29. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Tất cả các kim loại đều là chất rắn ở nhiệt độ thường. B. Nhóm VIIIA không có nguyên tố kim loại. C. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử. D. Tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim. Câu 30. Thủy phân 7,3 gam Gly-Ala với 200 ml KOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là A. 9,2. B. 17,6. C. 14,4. D. 8,4.
Đáp án Đáp án
Câu 1: Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín. (b) Đồng trùng hợp butađien với stiren (xúc tác Na), thu được cao su buna-S. (c) Ở nhiệt độ thường, triolein ở thể rắn. (d) Có thể sử dụng phản ứng tráng bạc để phân biệt glucozơ và saccarozơ. (e) Thủy phân hoàn toàn peptit trong dung dịch kiềm dư, thu được các α-amino axit. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Phương pháp giải Dựa vào kiến thức về cacbonhidrat và hợp chất amino axit Lời giải chi tiết (a) đúng (b) đúng (c) sai, triolein ở thể lỏng (d) đúng (e) sai, thu được muối của amino axit Đáp án C Câu 2. Chất X có công thức CH3NH2. Tên gọi của X là A. trimetylamin. B. metylamin. C. đimetylamin. D. etylamin. Phương pháp giải Dựa vào cách gọi tên của amin Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 3. Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất? A. Au. B. Cu. C. Ag. D. Al. Phương pháp giải Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là Ag Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 4. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện? A. K. B. Mg. C. Ag. D. Na. Phương pháp giải Phương pháp thủy luyện để điều chế các kim loại yếu như FE, Cu, Ag,… Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 5. Glyxin (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch A. NaOH. B. NaNO3. C. NaCl. D. Na2SO4. Phương pháp giải Dựa vào tính chất hóa học của glyxin Lời giải chi tiết Glyxin phản ứng được với bazo và axit Đáp án A Câu 6. Chất nào sau đây thủy phân trong môi trường axit không thu được glucozơ? A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Protein. Phương pháp giải Dựa vào cấu tạo của các chất Lời giải chi tiết Protein thủy phân tạo các amino axit Đáp án D Câu 7. Thuỷ phân tristearin((C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là A. C17H35COONa. B. C15H31COONa. C. HCOONa. D. CH3COONa. Phương pháp giải Trieste phản ứng với dung dịch NaOH thu được muối natri của gốc axit và glixerol Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 8. Cho 5,9 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 9,55 gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là A. 11. B. 9. C. 5. D. 7. Phương pháp giải Tính khối lượng HCl từ đó tính mol HCl, xác định công thức của X Lời giải chi tiết m HCl = 9,55 – 5,9 = 3,65g => n HCl = 0,1 mol M X = 5,9 : 0,1 =59 => CTPT: C3H7NH2 Đáp án B Câu 9. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ visco. B. Tơ nilon -6,6. C. Tơ nitron. D. Tơ tằm. Phương pháp giải Dựa vào kiến thức về các hợp chất polime Lời giải chi tiết Tơ nhân tạo là tơ bán tổng hợp: tơ visco Đáp án A Câu 10. Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl ? A. Cu. B. Au. C. Ag. D. Al. Phương pháp giải HCl tác dụng kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 11. Số liên kết peptit trong phân tử Ala - Gly -Val - Ala là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Phương pháp giải Dựa vào công thức của phân tử Lời giải chi tiết Có 3 liên kết peptit trong phân tử Đáp án A Câu 12. Polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là A. amilopectin. B. cao su lưu hóa. C. amilozơ. D. bakelit. Phương pháp giải Polime có cấu trúc mạch không phân nhánh: amilozo Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 13: Cao su buna có CTCT thu gọn là A. (– CH2 – CH = CH – CH2 –)n. B. (– CH2 – CHCl – )n. C. (– CH2 – CH2 – )n. D. (– CH2 – CHCN –)n. Phương pháp giải Cao su buna được điều chế từ C4H8 Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 14: Tiến hành phản ứng tráng gương với m gam glucozơ thì tạo ra 1,512 gam Ag với hiệu suất 90%. Khối lượng m là A. 1,40 gam. B. 1,26 gam. C. 1,16 gam. D. 2,52 gam. Phương pháp giải 1 mol glucozo phản ứng tạo 2 mol glucozo Lời giải chi tiết n Ag = 1,512 : 108 = 0,014 mol => n glucozo = 0,007 mol m Glucozo = 0,007 . 180 : 90% = 1,4g đáp án A
Câu 15. Tên gọi của este CH3COOC2H5 là A. metyl fomat. B. etyl fomat. C. etyl axetat. D. metyl axetat. Lời giải chi tiết Tên gọi: etyl axetat Đáp án C Câu 16. Cho 6,5 gam kim loại Zn tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 12,8. B. 6,4. C. 10,8. D. 21,6. Phương pháp giải Dựa vào phản ứng: Zn + 2AgNO3 \( \to \) Zn(NO3)2 + 2Ag Lời giải chi tiết n Zn = 6,5 : 65 = 0,1 mol => n Ag = 0,2 mol => m Ag = 0,2 . 108 = 21,6g Đáp án D Câu 17. Cho các phát biểu sau: (a) Metylamin là chất lỏng tan nhiều trong nước. (b) Anilin tác dụng với dung dịch brom tạo kết tủa màu trắng. (c) Alanin trong nước làm quì tím hóa xanh. (d) Anbumin (lòng trắng trứng) tác dụng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu tím đặc trưng. (e) Trong một phân tử axit glutamic có 2 nguyên tử oxi. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Phương pháp giải Dựa vào tính chất của amin và amino axit Lời giải chi tiết (a) sai vì metylamin là chất khí (b) đúng (c) sai, alanin không đổi màu quỳ tím (d) đúng (e) sai, có 4 nguyên tử oxi Câu 18. Cho 3,6 gam glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3dư trong NH3, đun nhẹ, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 3,24. B. 2,43. C. 3,42. D. 4,32. Phương pháp giải 1 mol glucozo tạo ra 2 mol Ag Lời giải chi tiết n glucozo = 3,6 : 180 = 0,02 mol => n Ag = 0,02 mol => m Ag = 0,02 . 108 = 4,32g Đáp án D Câu 19. Kim loại Zn phản ứng được với dung dịch A. MgSO4. B. NaCl. C. CuSO4. D. KNO3. Phương pháp giải Zn phản ứng được với dung dịch muối của kim loại đứng sau Zn Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 20. Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong thân cây mía, củ cải đường, hoa thốt nốt. Công thức phân tử của saccarozơ là A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. C2H4O2. D. (C6H10O5)n. Phương pháp giải Saccarozo được tạo bởi 1 gốc glucozo và 1 fructozo Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 21. Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Ag+. B. Zn2+. C. Fe3+. D. Cu2+. Phương pháp giải Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là Ag+ Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 22. Thuỷ phân hoàn toàn m gam metyl axetat bằng dung dịch NaOH đun nóng, thu được 8,2 gam muối. Giá trị của m là A. 7,4. B. 8,8. C. 3,7. D. 1,6. Phương pháp giải Thủy phân este trong môi trường kiềm thu được muối Lời giải chi tiết CH3COOCH3 + NaOH \( \to \)CH3COONa + CH3OH n CH3COONa = 8,2 : 82 = 0,1 => m este = 0,1.74 = 7,4g đáp án A Câu 23. Monome được dùng để điều chế polietilen bằng phản ứng trùng hợp là A. CH2=CH-CN. B. CH2=CH-CH=CH2. C. CH2=CH2. D. CH2=CH-Cl. Phương pháp giải Polietilen được tạo ra từ phản ứng trùng hợp etilen Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 24. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Poliacrilonitrin. B. Poli(metyl metacrylat). C. Poli(etylen-terphtalat). D. Poli(vinyl clorua). Phương pháp giải Các chất có từ 2 nhóm chức tham gia phản ứng thì có phản ứng trùng ngưng Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 25. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh? A. alanin. B. Glyxin. C. anilin. D. metylamin. Lời giải chi tiết Dung dịch làm đổi màu quỳ tính khi có tính bazo Đáp án D Câu 26: Cho 0,15 mol Gly-Ala-Ala tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là A. 0,6. B. 0,3. C. 0,15. D. 0,45. Phương pháp giải Số amino axit = số mol NaOH Lời giải chi tiết Gly – Ala – Ala : 0,15 => n NaOH = 0,15 . 3 = 0,45 mol Đáp án D Câu 27: Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa. Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng là A. 60 gam. B. 120 gam. C. 33,75 gam. D. 56,25 gam. Phương pháp giải Glucozo lên men tạo thành ancol etylic và khí CO2 Lời giải chi tiết m CaCO3 = 50g => n CaCO3 = 50 : 100 = 0,5 mol => n CO2 = 0,5 mol C6H12O6 \( \to \)2C2H5OH + 2CO2 n Glucozo = 0,5 : 2 = 0,25 mol => m glucozo = 0,25 .180 : 75% = 60g Đáp án A Câu 28. Hãy cho biết loại peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure? A. Tetrapeptit. B. Polipeptit. C. Đipeptit. D. Tripeptit. Phương pháp giải Từ dipeptit trở lên có phản ứng màu biure Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 29. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Tất cả các kim loại đều là chất rắn ở nhiệt độ thường. B. Nhóm VIIIA không có nguyên tố kim loại. C. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử. D. Tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim. Lời giải chi tiết Thủy ngân là chất lỏng ở điều kiện thường Đáp án A Câu 30. Thủy phân 7,3 gam Gly-Ala với 200 ml KOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là A. 9,2. B. 17,6. C. 14,4. D. 8,4. Phương pháp giải Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng Lời giải chi tiết n Gly – Ala = 0,05 mol => n H2O = 0,05mol Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: khối lượng chất rắn: 7,3 + 0,2.56 – 18. 0,05 = 17,6g
Quảng cáo
|