Đề thi học kì 1 Hóa 12 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

 Khi nhỏ axit HNO3 đậm đặc vào dd lòng trắng trứng đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện:...(1)..., cho đồng (II) hiđroxit vào dd lòng trắng trứng thấy màu..(2)...xuất hiện

  • A

    (1) kết tủa màu vàng, (2) xanh

  • B

    (1) kết tủa màu xanh, (2) vàng

  • C

    (1) kết tủa màu trắng, (2) tím

  • D

    (1) kết tủa màu vàng, (2) tím

Câu 2 :

Cho hợp chất H2N-CH2-COOH tác dụng với dung dịch HNO2 dư, thu được sản phẩm hữu cơ A có khối lượng phân tử là

  • A

    80.

  • B

    76.

  • C

    89.

  • D

    32.

Câu 3 :

Số đồng phân amin bậc I ứng với công thức phân tử C3H9N là :

  • A

    2

  • B

    5

  • C

    3

  • D

    4

Câu 4 :

Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

  • A

    CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

  • B

    CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

  • C

    CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.

  • D

    CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

Câu 5 :

Peptit X có công thức cấu tạo như sau :NH2-CH(CH3)-CO-NHCH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH. α-amino axit đầu N và đầu C tương ứng là

  • A

    Lysin và glyxin.

  • B

    Glyxin và alanin.

  • C

    Alanin và glyxin.

  • D

    Lysin và Alanin.

Câu 6 :

Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dung dịch FeCl2 sẽ thu được kết quả nào dưới đây ?

  • A

    Cả metylamin và anilin đều tác dụng với cả HBr và FeCl2.

  • B

    Metylamin chỉ tác dụng với HBr còn anilin tác dụng được với cả HBr và FeCl2.

  • C

    Metylamin tác dụng được với cả HBr và FeCl2 còn anilin chỉ tác dụng với HBr.

  • D

    Cả metylamin và anilin đều chỉ tác dụng với HBr mà không tác dụng với FeCl2

Câu 7 :

Chất không tan được trong nước lạnh là :

  • A

    Glucozơ.

  • B

    Tinh bột.

  • C

    Saccarozơ.       

  • D

    Fructozơ.

Câu 8 :

Trùng hợp isopren tạo ra cao su isopren có cấu tạo là :

  • A

    (–C2H–C(CH3)–CH–CH2–)n

  • B

    (–CH2–C(CH3)=CH–CH2–)n

  • C

    (–CH2–C(CH3)–CH=CH2–)n

  • D

    (–CH2–CH(CH3)–CH2–CH2–)n

Câu 9 :

Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sufuric thu được este có tên gọi là?

  • A

    Metyl axetat

  • B

    Etyl fomat

  • C

    Etyl axetat

  • D

    Metyl fomat

Câu 10 :

Axit oleic có công thức phân tử là:

  • A

    C17H35COOH

  • B

    C15H31COOH

  • C

     C17H33COOH

  • D

    C17H31COOH

Câu 11 :

C2H5NH2 trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau ?

  • A

    HCl.

  • B

    H2SO4.

  • C

    NaOH.

  • D

    Qùy tím. 

Câu 12 :

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    5

  • D

    2

Câu 13 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A
    Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
  • B
    Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
  • C
    Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
  • D
    Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
Câu 14 :

Axit amino axetic (H2N-CH2-COOH) không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

  • A
    HNO3                               
  • B
    NaNO3                              
  • C
    NaOH                       
  • D
    HCl
Câu 15 :

Hỗn hợp X gồm chất Y ( C2H8O4N2) và chất Z ( C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là

  • A
    23,80                             
  • B
    31,30                  
  • C
    16,95                        
  • D
    20,15
Câu 16 :

Trong số các loại tơ sau : tơ tằm, tơ visco, tơ nilon- 6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo ?

  • A

    Tơ tằm và tơ enang

  • B

    Tơ visco và tơ nilon-6,6

  • C

    Tơ nilon-6,6 và tơ capron

  • D

    Tơ visco và tơ axetat

Câu 17 :

Chất X có công thức phân tử C4H9O2N và là este của amino axit. Số công thức cấu tạo có thể có của X là

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    6
Câu 18 :

Trong thực tế người ta dùng chất nào để tráng gương ?

  • A

    CH3CHO.       

  • B

    HCOOCH3.    

  • C

    Glucozơ.         

  • D

    HCHO.

Câu 19 :

Khi cho X (C3H6O2) tác dụng với NaOH, đun nóng thu được CH3COONa. Tên gọi của X là

  • A
    etyl axetat. 
  • B
    metyl axetat. 
  • C
    metyl propionat. 
  • D
    propyl fomat.
Câu 20 :

Các pepptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit được gọi là

  • A

    oligopeptit.     

  • B

    polipeptit.

  • C

    đecapeptit.

  • D

    protein.

Câu 21 :

Glyxin không tác dụng với

  • A

    H2SO4 loãng.

  • B

    CaCO3.

  • C

    C2H5OH.        

  • D

    KCl.

Câu 22 :

Hỗn hợp CH3COOC2H5 , HCOOC3H5 và HCOOC3H3. Hỗn hợp X có tỉ khối hơi so với O2 là dX/O2 = 2,7. Đốt cháy hoàn toàn 0,015 mol X ; sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Hấp thụ Y vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết luận nào dưới đây đúng?

  • A

    Khối lượng bình giảm 3,504

  • B

    Khối lượng bình tăng 3,504    

  • C

    Khối lượng dung dịch giảm 5,304

  • D

    Khối lượng dung dịch tăng 2,496

Câu 23 :

Đun 13,80 gam rượu etylic với một lượng dư axit axetic (có H2SO4 đặc làm xúc tác). Khi phản ứng dừng lại thu được 11,00 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là

  • A

    75,00%

  • B

    62,50%

  • C

    60,00%

  • D

    41,67%

Câu 24 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 8 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 100 ml dung dịch Br2 6M. Giá trị của a là

  • A

    0,16

  • B

    0,4

  • C

    0,2

  • D

    0,1

Câu 25 :

Đun nóng dung dịch chứa 9 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng bạc thu được tối đa là

  • A

    2,16 gam.

  • B

    10,8 gam.

  • C

    5,4 gam.

  • D

    16,2 gam.

Câu 26 :

Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 25% tinh bột thì thu được bao nhiêu kg glucozơ? Biết hiệu suất phản ứng là 75%.

  • A

    1111,11kg                                 

  • B

    208,33kg

  • C

    833,33kg                                 

  • D

    277,78kg

Câu 27 :

Đốt cháy một lượng gluxit Z cần 26,88 lít O2 (đktc) thu được 19,8 gam nước. Vậy X là:

  • A

    Monosaccarit.

  • B

    Đissaccarit.

  • C

    Polisaccarit.

  • D

    Trisaccarit. 

Câu 28 :

Có 4 gói bột trắng: Glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. Có thể chọn nhóm thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được cả 4 chất trên:

  • A

    H2O, dd AgNO3/NH3, dd I2

  • B

    H2O, dd AgNO3/NH3, dd HCl

  • C

    H2O, dd AgNO3/NH3, dd NaOH       

  • D

    H2O, O2 (để đốt cháy),  dd AgNO3/NH3

Câu 29 :

Amin bậc nhất, đơn chức X tác dụng vừa đủ với lượng HCl có trong 100ml dung dịch HCl 1M thu được 9,55 gam muối. X là

  • A

    metanamin.

  • B

    etanamin.

  • C

    propanamin.

  • D

    benzenamin.

Câu 30 :

0,1 mol etylamin tác dụng hết với dung dịch HNO2 dư thu được V lít khí N2. Giá trị của V là

  • A

    1,12 lít.

  • B

    2,24 lít.

  • C

    3,36 lít.

  • D

    4,48 lít.

Câu 31 :

Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A

    HCOONH3CH2CH3.

  • B

    CH3COONH3CH3.

  • C

    CH3CH2COONH4

  • D

    HCOONH2(CH3)2.

Câu 32 :

Dùng Cu(OH)2/OH- sẽ phân biệt được?

  • A

    Gly – Ala với Gly – Ala.                                                                         

  • B

    Ala – Ala – Ala với Gly – Gly

  • C

    Gly – Ala – Gly với Ala – Ala-Ala

     

  • D

    Gly – Gly với Gly – Ala

Câu 33 :

Thủy phân 63,5 gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala-Gly-Gly và tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Gly thu được hỗn hợp Y gồm 0,15 mol Ala-Gly; 0,05 mol Gly-Gly; 0,1 mol Gly; Ala-Ala và Ala. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 63,5 gam hỗn hợp X bởi 500 ml dung dịch NaOH 2M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là

  • A

    100,5.

  • B

    112,5.

  • C

    90,6.

  • D

    96,4.

Câu 34 :

Trong thực tế người ta thường nấu rượu ( ancol etylic) từ gạo ( chứa 81% tinh bột). Tinh bột chuyển hóa thành ancol etylic qua 2 giai đoạn: Tinh bột → glucozơ → ancol. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 80%, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml. Thể tích ancol etylic 460 thu được từ 10 kg gạo là

  • A

    6 lít. 

  • B

    8 lít. 

  • C

    10 lít. 

  • D

    4 lít. 

Câu 35 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 1 amino axit Y no mạch hở phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH và 1 axit cacboxylic no đơn chức mạch hở Z (có số mol bằng nhau) bằng oxi không khí thu được 0,3 mol CO2 và 0,35 mol H2O, còn lại là O2 và N2. Y, Z là :

  • A

    NH2CH2COOH và CH3COOH

  • B

    NH2CH2COOH và HCOOH

  • C

    NH2CH2CH2COOH và CH3COOH

  • D

    NH2CH2CH2COOH và HCOOH

Câu 36 :

Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều có bốn liên kết π trong phân tử, trong đó có một este đơn chức là este của axit metacrylic và hai este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 12,22 gam E bằng O2, thu được 0,37 mol H2O. Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu được hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức có khối lượng m1 gam và một ancol no, đơn chức có khối lượng m2 gam. Tỉ lệ m1 : m2 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    1,1.     

  • B

    4,7.     

  • C

    2,9.

  • D

    2,7.

Câu 37 :

Hỗn hợp X gồm alanin và đipeptit (Gly-Val). Cho m gam X vào 100 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,25M và HCl 0,25M, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 240 ml gồm NaOH 0,3M và KOH 0,2M đun nóng, thu được dung dịch chứa 10,9155 gam muối trung hòa. Phần trăm khối lượng của alanin trong X là

  • A

    43,88%.

  • B

    56,12%.

  • C

    16,98%.

  • D

    76,72%.

Câu 38 :

Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  • A

    34,4.          

  • B

    50,8. 

  • C

    42,8.     

  • D

    38,8.

Câu 39 :

Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X

  • A

    30,8 gam.

  • B

    33,6 gam.

  • C

    32,2 gam.

  • D

    35,0 gam.

Câu 40 :

Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có công thức phân tử là C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol etylic và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O.

Giá trị a: b gần với

  • A

    1,52.

  • B

    5,2.

  • C

    1,3.

  • D

    2,6.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

 Khi nhỏ axit HNO3 đậm đặc vào dd lòng trắng trứng đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện:...(1)..., cho đồng (II) hiđroxit vào dd lòng trắng trứng thấy màu..(2)...xuất hiện

  • A

    (1) kết tủa màu vàng, (2) xanh

  • B

    (1) kết tủa màu xanh, (2) vàng

  • C

    (1) kết tủa màu trắng, (2) tím

  • D

    (1) kết tủa màu vàng, (2) tím

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi nhỏ axit HNO3 đậm đặc vào dd lòng trắng trứng đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện kết tủa màu vàng, cho đồng (II) hiđroxit vào dd lòng trắng trứng thấy màu tím xuất hiện.

Câu 2 :

Cho hợp chất H2N-CH2-COOH tác dụng với dung dịch HNO2 dư, thu được sản phẩm hữu cơ A có khối lượng phân tử là

  • A

    80.

  • B

    76.

  • C

    89.

  • D

    32.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phương trình phản ứng : H2N-CH2 -COOH + HNO2→ HO-CH2- COOH + N2↑ + H2O

Câu 3 :

Số đồng phân amin bậc I ứng với công thức phân tử C3H9N là :

  • A

    2

  • B

    5

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

C3H11N có a = π +v = 0

Các đồng phân bậc I của phân tử C4H11N là

C-C-C-NH2

C-C(NH2)-C

Câu 4 :

Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

  • A

    CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

  • B

    CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

  • C

    CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.

  • D

    CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :
Câu 5 :

Peptit X có công thức cấu tạo như sau :NH2-CH(CH3)-CO-NHCH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH. α-amino axit đầu N và đầu C tương ứng là

  • A

    Lysin và glyxin.

  • B

    Glyxin và alanin.

  • C

    Alanin và glyxin.

  • D

    Lysin và Alanin.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

α-amino axit đầu N là NH2-CH(CH3)-COOH (Alanin)

α-amino axit đầu C là NH-CH2-COOH (Glyxin)

Câu 6 :

Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dung dịch FeCl2 sẽ thu được kết quả nào dưới đây ?

  • A

    Cả metylamin và anilin đều tác dụng với cả HBr và FeCl2.

  • B

    Metylamin chỉ tác dụng với HBr còn anilin tác dụng được với cả HBr và FeCl2.

  • C

    Metylamin tác dụng được với cả HBr và FeCl2 còn anilin chỉ tác dụng với HBr.

  • D

    Cả metylamin và anilin đều chỉ tác dụng với HBr mà không tác dụng với FeCl2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Metylamin tác dụng được với cả HBr và FeCl2

Phương trình phản ứng :

CH3NH2 + HBr → CH3NH3Br

2CH3NH2 + FeCl2 +2H2O $\xrightarrow{{}}$ Fe(OH)2 + 2CH3NH3Cl

Anilin chỉ tác dụng với HBr, không tác dụng với FeCl2

CH5NH2  + HBr → C6H5NH3Br

Câu 7 :

Chất không tan được trong nước lạnh là :

  • A

    Glucozơ.

  • B

    Tinh bột.

  • C

    Saccarozơ.       

  • D

    Fructozơ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chất không tan được trong nước lạnh là : Tinh bột

Câu 8 :

Trùng hợp isopren tạo ra cao su isopren có cấu tạo là :

  • A

    (–C2H–C(CH3)–CH–CH2–)n

  • B

    (–CH2–C(CH3)=CH–CH2–)n

  • C

    (–CH2–C(CH3)–CH=CH2–)n

  • D

    (–CH2–CH(CH3)–CH2–CH2–)n

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phương trình trùng hợp isopren :

nCH2=C(CH3)-CH=CH2 $\xrightarrow{{}}$ (–CH2–C(CH3)=CH–CH2–)n

Câu 9 :

Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sufuric thu được este có tên gọi là?

  • A

    Metyl axetat

  • B

    Etyl fomat

  • C

    Etyl axetat

  • D

    Metyl fomat

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sufuric thu được etyl axetat

Câu 10 :

Axit oleic có công thức phân tử là:

  • A

    C17H35COOH

  • B

    C15H31COOH

  • C

     C17H33COOH

  • D

    C17H31COOH

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại phần phân loại lipit

Lời giải chi tiết :

Axit oleic có công thức phân tử là: C17H33COOH

Câu 11 :

C2H5NH2 trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau ?

  • A

    HCl.

  • B

    H2SO4.

  • C

    NaOH.

  • D

    Qùy tím. 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Amin có tính bazơ nên không tác dụng với dung dịch kiềm

Lời giải chi tiết :

NaOH là dung dịch kiềm nên không tác dụng với C2H5NH2

Câu 12 :

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là

  • A

    4

  • B

    3

  • C

    5

  • D

    2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cả 5 so sánh đều không đúng :

(1) Xenlulozo không tan trong nước

(2) Chỉ có glucozo tham gia phản ứng tráng bạc

(3) Glucozo không bị thủy phân

(4) Đốt cháy glucozo mới cho nCO2 = nH2O

(5) Glucozo, saccarozo là chất rắn không màu

Câu 13 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A
    Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
  • B
    Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
  • C
    Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
  • D
    Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí, tính chất hóa học và công thức chung của chất béo, este để chọn phát biểu sai.

Lời giải chi tiết :

Phát biểu A sai vì sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là muối của axit béo và glixerol.

Phát biểu B đúng vì ancol có liên kết hidro nên có nhiệt độ sôi cao hơn rất nhiều este có cùng phân tử khối.

Phát biểu C đúng vì trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn bằng phản ứng hiđro hóa.

Phát biểu D đúng vì công thức chung của este là CnH2n+2-2kO2m nên số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.

Câu 14 :

Axit amino axetic (H2N-CH2-COOH) không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

  • A
    HNO3                               
  • B
    NaNO3                              
  • C
    NaOH                       
  • D
    HCl

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính chất hóa học của aminoaxit.

Lời giải chi tiết :

Axit amino axetic (H2N-CH2-COOH) tác dụng được với HNO3, NaOH, HCl và không phản ứng với NaNO3.

Các PTHH:

H2N-CH2-COOH + HNO3 → HOOC-CH2-NH3NO3

H2N-CH2-COOH + NaOH → NH2-CH2-COONa + H2O

H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH

Câu 15 :

Hỗn hợp X gồm chất Y ( C2H8O4N2) và chất Z ( C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là

  • A
    23,80                             
  • B
    31,30                  
  • C
    16,95                        
  • D
    20,15

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Y là NH4 – OOC – COO – NH4

Z là H2N – CH2 – CO – NH – CH2 – COOH 

Tính theo PTHH

Lời giải chi tiết :

Y là NH4 – OOC – COO – NH4 : a mol

Z là H2N – CH2 – CO – NH – CH2 – COOH : b mol

X + NaOH : nkhí = nNH3 = 2a = 0,2 mol

mX = 124a + 132b = 25,6 nên a = 0,1 và b = 0,1 mol

X + HCl thì → 0,1 mol (COOH)2 và 0,2 mol H3NCl – CH2 – COOH → m = 31,30 (g)

Câu 16 :

Trong số các loại tơ sau : tơ tằm, tơ visco, tơ nilon- 6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo ?

  • A

    Tơ tằm và tơ enang

  • B

    Tơ visco và tơ nilon-6,6

  • C

    Tơ nilon-6,6 và tơ capron

  • D

    Tơ visco và tơ axetat

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tơ nhân tạo là những tơ lấy polime thiên nhiên chế và chế hóa thành polime mới

Tơ visco và tơ axetat có nguồn gốc từ xenlulozơ => là tơ nhân tạo

Câu 17 :

Chất X có công thức phân tử C4H9O2N và là este của amino axit. Số công thức cấu tạo có thể có của X là

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    6

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khi thay nhóm OH của gốc COOH bằng gốc -OR (R khác H) của amino axit thì ta được este của amino axit.

Lời giải chi tiết :

Các công thức cấu tạo phù hợp là:

H2N-CH2-CH2COOCH3 (metyl β-aminopropionat)

CH3-CH(NH2)-COOCH3 (metyl α-aminopropionat)

H2N-CH2COOCH2-CH3 (etyl aminoaxetat)

Câu 18 :

Trong thực tế người ta dùng chất nào để tráng gương ?

  • A

    CH3CHO.       

  • B

    HCOOCH3.    

  • C

    Glucozơ.         

  • D

    HCHO.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dùng glucozơ để tráng gương vì glucozo không độc như anđehit và phản ứng tráng gương xảy ra một cách từ từ, lớp bạc tạo ra sáng mịn.

Câu 19 :

Khi cho X (C3H6O2) tác dụng với NaOH, đun nóng thu được CH3COONa. Tên gọi của X là

  • A
    etyl axetat. 
  • B
    metyl axetat. 
  • C
    metyl propionat. 
  • D
    propyl fomat.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tên este RCOOR' = tên gốc R' (đuôi yl) + tên gốc RCOO (đuôi at)

Lời giải chi tiết :

X là CH3COOCH3: metyl axetat

CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH

Câu 20 :

Các pepptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit được gọi là

  • A

    oligopeptit.     

  • B

    polipeptit.

  • C

    đecapeptit.

  • D

    protein.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Oligopeptit là các pepptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit.

Câu 21 :

Glyxin không tác dụng với

  • A

    H2SO4 loãng.

  • B

    CaCO3.

  • C

    C2H5OH.        

  • D

    KCl.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Glyxin có nhóm NH2→ tác dụng được với H2SO4 loãng

Glyxin có nhóm COOH → tác dụng được với CaCO3 và C2H5OH

Glyxin không tác dụng được với KCl

Câu 22 :

Hỗn hợp CH3COOC2H5 , HCOOC3H5 và HCOOC3H3. Hỗn hợp X có tỉ khối hơi so với O2 là dX/O2 = 2,7. Đốt cháy hoàn toàn 0,015 mol X ; sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Hấp thụ Y vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết luận nào dưới đây đúng?

  • A

    Khối lượng bình giảm 3,504

  • B

    Khối lượng bình tăng 3,504    

  • C

    Khối lượng dung dịch giảm 5,304

  • D

    Khối lượng dung dịch tăng 2,496

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tìm dạng tổng quát của hỗn hợp X

\(\left. \begin{array}{*{35}{l}}{{C}_{4}}{{H}_{8}}{{O}_{2}}  \\{{C}_{4}}{{H}_{6}}{{O}_{2}}~~~  \\{{C}_{4}}{{H}_{4}}{{O}_{2}}  \\\end{array} \right\}=>~{{C}_{4}}{{H}_{n}}{{O}_{2}}\)

- Tính số mol của CO2, H2O

Viết phản ứng cháy tìm CO2, H2O

- Tính các dữ kiện => Đáp án

Lời giải chi tiết :

\(\left. \begin{array}{*{35}{l}}{{C}_{4}}{{H}_{8}}{{O}_{2}}  \\{{C}_{4}}{{H}_{6}}{{O}_{2}}~~~  \\{{C}_{4}}{{H}_{4}}{{O}_{2}}  \\\end{array} \right\}=>~{{C}_{4}}{{H}_{n}}{{O}_{2}}\)

Có : dX/O2= 2,7  => MX = 86,4g

=> n = 6,4 (C4H6,4O2)

\(\begin{array}{*{20}{l}}{  {n_X} = {\rm{ }}0,015{\rm{ }} =  > {\rm{ }}{n_{C{O_2}}} = {\rm{ }}0,06mol{\rm{ }} , {\rm{ }}{n_{{H_2}O}} = {\rm{ }}0,048mol}\\{{n_{CaC{O_3}}}{\rm{ }} = {\rm{ }}{n_{C{O_2}}}{\rm{ }} = {\rm{ }}0,06mol{\rm{ }} =  > {\rm{ }}{m_{CaC{O_3}{\rm{ }}}} = {\rm{ }}6g}\\{ =  > {\rm{ }}{m_{binh{\rm{ }}tang}} = {\rm{ }}{m_{C{O_2}}} + {\rm{ }}{m_{{H_2}O}}}\\{ = {\rm{ }}0,06.44{\rm{ }} + {\rm{ }}0,048.18}\\\begin{array}{l} = {\rm{ }}3,504{\rm{ }}\left( g \right) < {m_{CaC{O_3}}}\\ =  > m{\,_{dung\,dich\,giam}} = 6 - 3,504 = 2,496g\end{array}\end{array}\)

Câu 23 :

Đun 13,80 gam rượu etylic với một lượng dư axit axetic (có H2SO4 đặc làm xúc tác). Khi phản ứng dừng lại thu được 11,00 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là

  • A

    75,00%

  • B

    62,50%

  • C

    60,00%

  • D

    41,67%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nC2H5OH phản ứng = neste sinh ra

Lời giải chi tiết :

Câu 24 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 8 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 100 ml dung dịch Br2 6M. Giá trị của a là

  • A

    0,16

  • B

    0,4

  • C

    0,2

  • D

    0,1

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính số liên kết pi dựa vào số mol nước và CO2

=> Số liên kết pi ở gốc axit

+) Số mol Brphản ứng bằng số mol liên kết pi ở gốc axit => số mol chất béo

Lời giải chi tiết :

Tổng quát : nCO2 – nH2O = (tổng số liên kết pi – 1) . nbéo

=> tổng số liên kết pi= 9

Trong đó có 3 pi của COO không thể tham gia phản ứng với Br2

=> nBr2 = (9 – 3).nbéo => a = 0,1 mol

Câu 25 :

Đun nóng dung dịch chứa 9 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng bạc thu được tối đa là

  • A

    2,16 gam.

  • B

    10,8 gam.

  • C

    5,4 gam.

  • D

    16,2 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

1glu → 2Ag

=> nAg = 2nGlu

Lời giải chi tiết :

nglu  = 9 : 180 = 0,05 (mol)

1glu → 2Ag

=> nAg = 2nglu = 0,1 (mol) => mAg = 10,8 (g)

Câu 26 :

Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 25% tinh bột thì thu được bao nhiêu kg glucozơ? Biết hiệu suất phản ứng là 75%.

  • A

    1111,11kg                                 

  • B

    208,33kg

  • C

    833,33kg                                 

  • D

    277,78kg

Đáp án : B

Phương pháp giải :

(C6H10O5)n\(\xrightarrow{{{H}_{1}}%}\) nC6H12O6

\({n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}}} = n.{n_{{{\left( {{C_6}{H_{10}}{O_5}} \right)}_n}}}\)

\(H\%  = \dfrac{{{m_{thuc\,te}}}}{{{m_{ly\,thuyet}}}}.100\%  =  > {m_{thuc\,te}} = {m_{ly\,thuyet}}.H\% \)        

Lời giải chi tiết :

- Khoai chứa 25% tinh bột

\( =  > {n_{tb}} = \dfrac{{1.25\% }}{{162n}} = \dfrac{1}{{648n}}\,mol\)

\({({C_6}{H_{10}}{O_5})_n} \to n{C_6}{H_{12}}{O_6}\)

\({n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}}} = n.{n_{{{\left( {{C_6}{H_{10}}{O_5}} \right)}_n}}} = \dfrac{1}{{648}}mol\)

=> mglu = nglu . Mglu . H% = \(\dfrac{1}{{648}}\) . 180 . 75% = 0,20833 tấn = 208,33kg

Câu 27 :

Đốt cháy một lượng gluxit Z cần 26,88 lít O2 (đktc) thu được 19,8 gam nước. Vậy X là:

  • A

    Monosaccarit.

  • B

    Đissaccarit.

  • C

    Polisaccarit.

  • D

    Trisaccarit. 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+CTTQ của gluxit là: Cn(H2O)m

+ nO2 cần dùng = nCO2 sinh ra

+ Tính tỉ lệ \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}}\)

- Nếu \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = 1\)thì thuộc loại monosaccarit (glucozơ hoặc fructozơ)

- Nếu \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{{12}}{{11}}\) thì đó là đisaccarit (saccarozơ hoặc mantozơ)

- Nếu \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{6}{5}\) thì đó thuộc loại polisaccarit (tinh bột hoặc xenlulozơ)

Lời giải chi tiết :

- Gọi CTTQ của gluxit là: Cn(H2O)m

nO2 = 1,2 (mol) ; nH2O­ = 1,1 (mol)

- nCO2 = nO2 = 1,2 (mol)

Ta thấy : \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{{1,2}}{{1,1}} = \frac{{12}}{{11}}\)

Vậy gluxit thuộc loại đisaccarit

Câu 28 :

Có 4 gói bột trắng: Glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. Có thể chọn nhóm thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được cả 4 chất trên:

  • A

    H2O, dd AgNO3/NH3, dd I2

  • B

    H2O, dd AgNO3/NH3, dd HCl

  • C

    H2O, dd AgNO3/NH3, dd NaOH       

  • D

    H2O, O2 (để đốt cháy),  dd AgNO3/NH3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :
Câu 29 :

Amin bậc nhất, đơn chức X tác dụng vừa đủ với lượng HCl có trong 100ml dung dịch HCl 1M thu được 9,55 gam muối. X là

  • A

    metanamin.

  • B

    etanamin.

  • C

    propanamin.

  • D

    benzenamin.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) viết PTHH : RNH2 + HCl → RNH3Cl

+) Mmuối = 9,55 / 0,1 = 95,5 => Mamin

Lời giải chi tiết :

RNH2 + HCl → RNH3Cl

             0,1        0,1

Mmuối = 9,55 / 0,1 = 95,5 => Mamin = 95,5 – 36,5 = 59

=> amin là C3H7NH2

Câu 30 :

0,1 mol etylamin tác dụng hết với dung dịch HNO2 dư thu được V lít khí N2. Giá trị của V là

  • A

    1,12 lít.

  • B

    2,24 lít.

  • C

    3,36 lít.

  • D

    4,48 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết PTHH: C2H5NH2 + HNO2 → C2H5OH + N2 + H2O

Lời giải chi tiết :

C2H5NH2 + HNO2 → C2H5OH + N2 + H2O

   0,1 mol                  →                0,1 mol

=> V = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Câu 31 :

Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A

    HCOONH3CH2CH3.

  • B

    CH3COONH3CH3.

  • C

    CH3CH2COONH4

  • D

    HCOONH2(CH3)2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

CTPT của muối tạo bởi axit cacboxylic no và amin no là CnH2n+3O2N

X là muối của axit cacboxylic đơn chức và gốc amin: RCOONH3R’

RCOONH3R’   + NaOH  →  RCOONa + R’NH2  + H2O

Lời giải chi tiết :

nX = 1,82/91= 0,02 (mol)

X là muối của axit cacboxylic đơn chức và gốc amin: RCOONH3R’

RCOONH3R’   + NaOH  →  RCOONa + R’NH2  + H2O

0,02                             →         0,02

Do đó R + 67 = 1,64/0,02= 82 →  R = 15 (CH3)

Vậy công thức phân tử của X là: CH3COONH3CH3

Câu 32 :

Dùng Cu(OH)2/OH- sẽ phân biệt được?

  • A

    Gly – Ala với Gly – Ala.                                                                         

  • B

    Ala – Ala – Ala với Gly – Gly

  • C

    Gly – Ala – Gly với Ala – Ala-Ala

     

  • D

    Gly – Gly với Gly – Ala

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đipeptit đều không có phản ứng màu biure với Cu(OH)2/OH-  nên không phân biệt được => Loại A và D

Tripeptit đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2/OH-  nên không phân biệt được => Loại C

Câu 33 :

Thủy phân 63,5 gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala-Gly-Gly và tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Gly thu được hỗn hợp Y gồm 0,15 mol Ala-Gly; 0,05 mol Gly-Gly; 0,1 mol Gly; Ala-Ala và Ala. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 63,5 gam hỗn hợp X bởi 500 ml dung dịch NaOH 2M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là

  • A

    100,5.

  • B

    112,5.

  • C

    90,6.

  • D

    96,4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

$\left\{ \begin{gathered}  Ala - Gly - Gly:x \hfill \\  Ala - Ala - Ala - Gly:y \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}  203x + 288y = 63,5 \hfill \\  BT.Gly:2x + y = 0,35 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}  x = 0,1 \hfill \\  y = 0,15 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

nNaOH cần dùng = 0,1.3+0,15.4 = 0,9 < 1 → NaOH dư

$BTKL:\,\,{m_X} + {m_{NaOH}} = m + {m_{{H_2}O}}$

Lời giải chi tiết :

$\left\{ \begin{gathered}  Ala - Gly - Gly:x \hfill \\  Ala - Ala - Ala - Gly:y \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}  203x + 288y = 63,5 \hfill \\  BT.Gly:2x + y = 0,35 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}  x = 0,1 \hfill \\  y = 0,15 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

nNaOH cần dùng = 0,1.3+0,15.4 = 0,9 < 1 → NaOH dư

$ \to {n_{{H_2}O}} = 0,1 + 0,15 = 0,25\,\,mol$

$BTKL:63,5 + 1.40 = m + 0,25.18 \to m = 99\,gam$

Câu 34 :

Trong thực tế người ta thường nấu rượu ( ancol etylic) từ gạo ( chứa 81% tinh bột). Tinh bột chuyển hóa thành ancol etylic qua 2 giai đoạn: Tinh bột → glucozơ → ancol. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 80%, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml. Thể tích ancol etylic 460 thu được từ 10 kg gạo là

  • A

    6 lít. 

  • B

    8 lít. 

  • C

    10 lít. 

  • D

    4 lít. 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết sơ đồ phản ứng: ${({C_6}{H_{10}}{O_5})_n}\xrightarrow{{{H_1} = 80\% }}n{C_6}{H_{12}}{O_6}\xrightarrow{{{H_2} = 80\% }}2n{C_2}{H_5}OH$

Tính toán theo sơ đồ phản ứng chú ý đến hiệu suất phản ứng.

Lời giải chi tiết :

${({C_6}{H_{10}}{O_5})_n}\xrightarrow{{{H_1} = 80\% }}n{C_6}{H_{12}}{O_6}\xrightarrow{{{H_2} = 80\% }}2n{C_2}{H_5}OH$

Để thuận tiện cho tính toán ta bỏ qua hệ số n

mtb = 10.0,81 = 8,1 (kg)

=> ntb = 8,1 : 162 = 0,05 (Kmol)

=> nancol = 2ntb = 0,1 (Kmol)

Vì quá trình sản xuất có hiệu suất

=> nancol thực tế thu được = nancol lí thuyết. %H = 0,1. (0,8. 0,8) = 0,064 (Kmol) = 64 (mol)

=> mancol thực tế = 64. 46 = 2944 (g)

$=  > {V_{ancol}} = \dfrac{m}{d} = \dfrac{{2944}}{{0,8}} = 3680(ml) = 3,68(l)$

$Độ\,\,{\mkern 1mu} rượu{\mkern 1mu}  = \dfrac{{{V_{rượu}}}}{{{V_{{\text{dd}}{\mkern 1mu} rượu}}}}.100$

$=  > {V_{{\text{dd}}{\mkern 1mu} rượu}}{\mkern 1mu}  = \dfrac{{{V_{rượu}}}}{{Độ {\mkern 1mu} rượu{\mkern 1mu} }}.100 = \dfrac{{3,68}}{{46}}.100 = 8(l)$

Câu 35 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 1 amino axit Y no mạch hở phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH và 1 axit cacboxylic no đơn chức mạch hở Z (có số mol bằng nhau) bằng oxi không khí thu được 0,3 mol CO2 và 0,35 mol H2O, còn lại là O2 và N2. Y, Z là :

  • A

    NH2CH2COOH và CH3COOH

  • B

    NH2CH2COOH và HCOOH

  • C

    NH2CH2CH2COOH và CH3COOH

  • D

    NH2CH2CH2COOH và HCOOH

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Amino axit Y chứa 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 → Y có dạng CnH2n+1O2N

Đốt cháy Y thu được \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = {n_{{N_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_Y}\)

Z là axit cacboxylic no, mạch hở, đơn chức có dạng CmH2mO2  (m \( \ge \) 1) → đốt cháy Z thu được \({n_{{H_2}O}} = {n_{C{O_2}}}\)

→ đốt cháy hỗn hợp Z thu được \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_Y}\)

=> nY = 0,1 mol = naxit

Số C trung bình = nCO2 / nhỗn hợp

Lời giải chi tiết :

Amino axit Y chứa 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 → Y có dạng CnH2n+1O2N

Đốt cháy Y thu được \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = {n_{{N_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_Y}\)

Z là axit cacboxylic no, mạch hở, đơn chức có dạng CmH2mO2  (m \( \ge \) 1) → đốt cháy Z thu được \({n_{{H_2}O}} = {n_{C{O_2}}}\)

→ đốt cháy hỗn hợp Z thu được \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_Y}\)

=> nY = 0,1 mol = naxit

Số C trung bình = 0,3 / 0,2 = 1,5

Vì Amino axit có số C ≥ 2 => Y có 2C và Z có 1 C

=>NH2CH2COOH và HCOOH

Câu 36 :

Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều có bốn liên kết π trong phân tử, trong đó có một este đơn chức là este của axit metacrylic và hai este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 12,22 gam E bằng O2, thu được 0,37 mol H2O. Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu được hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức có khối lượng m1 gam và một ancol no, đơn chức có khối lượng m2 gam. Tỉ lệ m1 : m2 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    1,1.     

  • B

    4,7.     

  • C

    2,9.

  • D

    2,7.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,234.2,5 = 0,585 mol

*Xét phản ứng thủy phân hỗn hợp E trong NaOH:

Đặt n este đơn chức = x và n este hai chức = y (mol)

=> nE = x + y = 0,36 mol và nNaOH = x + 2y = 0,585

Giải hệ thu được x = 0,135 và y = 0,225

=> x : y = 3 : 5

*Xét phản ứng đốt cháy E:

Do X, Y đều chứa 4 liên kết π nên ta giả sử E gồm:

CnH2n-6O2 (3a mol) và CmH2m-6O4 (5a mol)

nCO2 - nH2O = 3nE => nCO2  - 0,37 = 3.8a => nCO2 = 24a + 0,37 (mol)

Mặt khác: mE = mC + mH + mO => 12(24a + 0,37) + 0,37.2 + 3a.32 + 5a.64 = 12,22 => a = 0,01 mol

=> nCO2 = 24.0,01 + 0,37 = 0,61 mol; n este đơn chức = 0,03 và n este hai chức = 0,05 (mol)

BTNT "C": nCO2 = 0,03n + 0,05m = 0,61 chỉ có nghiệm n = 7 và m = 8 thỏa mãn (Do các axit đều 4C và ancol không no tối thiểu 3C nên n≥7 và m≥8)

Do thủy phân E trong NaOH thu được hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức và một ancol no, đơn chức nên ta suy ra cấu tạo của các chất trong E là:

X: CH2=C(CH3)-COOCH2-C≡CH                 (0,03 mol)

Y: CH3-OOC-CH=CH-COO-CH2-CH=CH2

              COO-CH2-CH=CH2

Z: C=C                                                           

               COO-CH3

Ancol đa chức gồm: CH≡C-CH2-OH (0,03 mol) và CH2=CH-CH2-OH (0,05 mol)

=> m1 = 0,03.56 + 0,05.58 = 4,58 gam

Ancol đơn chức gồm: CH3OH (0,05 mol)

=> m2 = 0,05.32 = 1,6 gam

=> m1 : m2 = 4,58 : 1,6 = 2,8625 gần nhất với 2,9

Câu 37 :

Hỗn hợp X gồm alanin và đipeptit (Gly-Val). Cho m gam X vào 100 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,25M và HCl 0,25M, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 240 ml gồm NaOH 0,3M và KOH 0,2M đun nóng, thu được dung dịch chứa 10,9155 gam muối trung hòa. Phần trăm khối lượng của alanin trong X là

  • A

    43,88%.

  • B

    56,12%.

  • C

    16,98%.

  • D

    76,72%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

\(m(g)\,X\left\{ \begin{gathered}Ala:a \hfill \\Gly - Val:b \hfill \\ \end{gathered}  \right. + \left\{ \begin{gathered}{H_2}S{O_4}:0,025 \hfill \\HCl:0,025 \hfill \\ \end{gathered}  \right. + \left\{ \begin{gathered}NaOH:0,072 \hfill \\KOH:0,048 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to 10,9155(g)\,muoi + {H_2}O\)

nH2O = nAla + nGly-Val + 2nH2SO4 + nHCl

BTKL: mX + mH2SO4 + mHCl + mNaOH + mKOH = m muối + mH2O => (1)

nNaOH + nKOH = nAla + 2nGly-Val + 2nH2SO4 + nHCl => (2)

Giải (1) và (2) thu được a và b

=> %mAla

Lời giải chi tiết :

\(m(g)\,X\left\{ \begin{gathered}Ala:a \hfill \\Gly - Val:b \hfill \\\end{gathered}  \right. + \left\{ \begin{gathered}{H_2}S{O_4}:0,025 \hfill \\HCl:0,025 \hfill \\\end{gathered}  \right. + \left\{ \begin{gathered}NaOH:0,072 \hfill \\KOH:0,048 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to 10,9155(g)\,muoi + {H_2}O\)

nH2O = nAla + nGly-Val + 2nH2SO4 + nHCl = a + b + 0,075

BTKL: mX + mH2SO4 + mHCl + mNaOH + mKOH = m muối + mH2O

=> 89a + (75+117-18)b + 0,025.98 + 0,025.36,5 + 0,072.40 + 0,048.56 = 10,9155 + 18(a+b+0,075) (1)

nNaOH + nKOH = nAla + 2nGly-Val + 2nH2SO4 + nHCl

=> 0,072 + 0,048 = a + 2b + 0,025.2 + 0,025 (2)

Giải (1) và (2) thu được a = 0,025 và b = 0,01

=> \(\% {m_{Ala}} = \frac{{0,025.89}}{{0,025.89 + 0,01.174}}.100\%  = 56,12\% \)

Câu 38 :

Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  • A

    34,4.          

  • B

    50,8. 

  • C

    42,8.     

  • D

    38,8.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dạng 1 : Muối nitrat của amin

Công thức phân tử chung của muối có dạng: CnH2n+4 O3N2 (n ≥ 1) . Là muối của bazơ yếu (CnH2n+3N) và axit mạnh (HNO3) nên muối có tính axit yếu. Muối tác dụng với dung dịch kiềm tạo muối nitrat + amin + nước

     CnH2n+3NH+NO3- + NaOH → CnH2n+3N + H2O + NaNO3

Đặc điểm: phản ứng với NaOH thu được muối vô cơ và khí làm xanh quỳ tím ẩm

Dạng 2: Muối cacbonat của amin :

a- Công thức phân tử chung của muối có dạng: CnH2n+6 O3N2 (n≥2) .Là muối của amin no đơn chức mạch hở và axit cacbonic (muối cacbonat) nên muối có tính lưỡng tính.

Khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh (VD: NaOH) tạo ra sản phẩm là:  Na2CO3 + amin + nước

Khi tác dụng với dung dịch axit mạnh (VD: HCl) tạo ra sản phẩm là : NaCl + khí cacbonic + nước.

Cũng cần lưu ý: Công thức phân tử chung của muối có dạng : CnH2n+6O3N2 (n≥2)  rất dễ nhầm lẫn với muối nitrat của amin có dạng CnH2n+4 O3N.

b- Công thức phân tử chung của muỗi có dạng CnH2n+3 O3N (n≥2). Là  muối của amin no đơn chức mạch hở và axit cacbonic (muối hiđrocacbonat) nên muối có tính lưỡng tính.

Khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh (VD: NaOH) tạo ra sản phẩm là: Na2CO3 + amin + nước

Khi tác dụng với dung dịch axit mạnh (VD: HCl) tạo ra sản phẩm là : NaCl + khí cacbonic + nước

Lời giải chi tiết :

E + NaOH → 2 khí có cùng số mol

=> E gồm :

X : NH4OOC–C3H6–COONH4

Y : CH3NH3–HCO3

Do 2 khí có cùng số mol nên đặt nX = a => nY = 2a

=> nkhí = 2.a + 2a = 4a mol = 0,4 => a = 0,1 mol

=> Z chứa 0,1 mol C3H6(COONa)2; 0,2 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaOH dư

=> m = 42,8 gam

Câu 39 :

Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X

  • A

    30,8 gam.

  • B

    33,6 gam.

  • C

    32,2 gam.

  • D

    35,0 gam.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Nhận thấy: nX = 0,3 < nNaOH = 0,4 Þ trong X có chứa 1 este của phenol (A) và este còn lại là (B)

Với \(\left\{ \begin{array}{l}(A):\;RCOO{C_6}{H_4}R'\\(B):{R_1}COOCH = CH{R_2}\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{n_A} + {n_B} = 0,3\\2{n_A} + {n_B} = 0,4\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{n_A} = 0,1\\{n_B} = 0,2\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{n_{{H_2}O}} = {n_A} = 0,1\\{n_Y} = {n_B} = 0,2\end{array} \right.\)

- Khi đốt cháy chất Y no, đơn chức, mạch hở (R2CH2CHO: 0,2 mol) luôn thu được

- Khi đốt cháy chất Y no, đơn chức, mạch hở (R2CH2CHO: 0,2 mol) luôn thu được

$44{n_{C{O_2}}} + 18{n_{{H_2}O}} = 24,8 \to {n_{C{O_2}}} = 0,4\;mol$ 

mà ${C_Y} = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{0,2}} = 2$ 

=> Y là CH3CHO

$\xrightarrow{{BTKL}}{m_X} = $mmuối + mY + ${m_{{H_2}O}}$– mNaOH = $\boxed{32,2\;(g)}$

Câu 40 :

Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có công thức phân tử là C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol etylic và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O.

Giá trị a: b gần với

  • A

    1,52.

  • B

    5,2.

  • C

    1,3.

  • D

    2,6.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

B là H2NCH2COOC2H5

 $\left\{ \begin{gathered}  x + y = 0,09 \hfill \\  5x + y = 0,21 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}  x = 0,03\,\,mol \hfill \\  y = 0,06\,\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Quy đổi 0,09 mol X thành : C2H3ON : 0,15 mol (bảo toàn nguyên tử N : nN = 5nA) ; H2O (0,03 mol) ; CH2 (z mol) và C4H9NO2 (0,06 mol)

+) Khi đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X :$\frac{{{m_X}}}{{{m_{C{O_2}}} + \,\,{m_{{H_2}O}}}} = \frac{{41,325}}{{96,975}}$

+) Bảo toàn nguyên tố Na : a + b = 0,21  (1)

+) Bảo toàn nguyên tố C : nC trong A + nC trong B = 2nglyxin + 3nalanin + nC (ancol etylic)

Lời giải chi tiết :

Phản ứng thủy phân:

A  + NaOH → muối + H2O

C4H9NO2 (B) + NaOH → muối + C2H5OH

→ B là H2NCH2COOC2H5

Gọi số mol của A và B lần lượt là x và y mol

→ $\left\{ \begin{gathered}  x + y = 0,09 \hfill \\  5x + y = 0,21 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}  x = 0,03\,\,mol \hfill \\  y = 0,06\,\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Quy đổi 0,09 mol X thành : C2H3ON : 0,15 mol (bảo toàn nguyên tử N : nN = 5nA) ; H2O (0,03 mol) ; CH2 (z mol) và C4H9NO2 (0,06 mol)

→ 0,09 mol X có mX  = 57.0,15 + 0,03.18 + 14z + 0,06.103 = 15,27 + 14z

Đốt cháy 0,09 mol X có :

${{m}_{C{{O}_{2}}}}$= 44.(0,15.2 + z + 0,06.4) = 23,76 + 44z

${{m}_{{{H}_{2}}O}}$= 18.(0,15.1,5 + 0,03 + z + 0,06.4,5) = 9,45 + 18z

Khi đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X :$\frac{{{m_X}}}{{{m_{C{O_2}}} + \,\,{m_{{H_2}O}}}} = \frac{{41,325}}{{96,975}}$

→ 96,975.(15,27 + 14z) = 23,76 + 44z + 9,45 + 18z → z = 0,09

Bảo toàn nguyên tố Na : a + b = 0,21  (1)

Bảo toàn nguyên tố C : nC trong A + nC trong B = 2nglyxin + 3nalanin + nC (ancol etylic)

→ 0,15.2 + 0,09 + 0,06.4 = 2a + 3b – 0,06.2

→ 2a + 3b = 0,51  (2)

Từ (1) và (2) → $\left\{ \begin{gathered}  a = 0,12 \hfill \\  b = 0,09 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$ → a : b = 4 : 3

close