Đề thi học kì 1 Hóa 12 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Khi thủy phân HCOOC6H5 trong môi trường kiềm dư thì thu được:

  • A

    2 muối

  • B

    2 muối và nước

  • C

    1 muối và 1 ancol

  • D

    2 ancol và nước

Câu 2 :

Amin nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường ?

  • A

    anilin.

  • B

    isopropylamin.

  • C

    butylamin.      

  • D

    trimetyl amin.

Câu 3 :

X là một loại tơ. Một mắt xích cơ bản của X có khối lượng 226u (hay đvC). X có thể là:

  • A

    Tơ nitron (hay olon)                      

  • B

    Tơ nilon – 6,6                 

  • C

    Xenlulozo triaxetat                   

  • D

    Poli metyl metacrylat

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 4 :

Đốt cháy hoàn toàn amin X bậc 2 no đơn chức, mạch hở, thu được 0,45 mol H2O và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là

  • A

    C2H7N                                    

  • B

    C4H9N                            

  • C

    C3H9N                                

  • D

     C3H7N

Câu 5 :

Có hai loại len có bề ngoài giống nhau, một loại là len lông cừu và một loại len sản xuất từ tơ nhân tạo (có bản chất là xenlulozơ). Cách đơn giản để phân biệt hai loại len trên là

  • A
    Hòa tan vào nước, len lông cừu tan còn len sản xuất từ tơ nhân tạo không tan.
  • B
    Hòa tan vào cồn, len lông cừu không tan còn len sản xuất từ tơ nhân tạo tan.
  • C
    Đốt cháy, len lông cừu có mùi khét còn len sản xuất từ tơ nhân tạo không có mùi.
  • D
    Đốt cháy, len lông cừu không có mùi còn len sản xuất từ tơ nhân tạo có mùi khét.
Câu 6 :

Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin

  • A
    Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O →Fe(OH)3 + 3CH3NH3+       
  • B
    CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH-
  • C
    CH3NH2 + HNO2→ CH3OH + N2 + H2O        
  • D
    C5H5NH2 + HCl → C5H5NH3Cl
Câu 7 :

Tính chất của glucozơ là : kết tinh (1), có vị ngọt (2), thủy phân trong nước (3), thể hiện tính chất của poliancol (4), thể hiện tính chất của axit (5), thể hiện tính chất của anđehit (6), thể hiện tính chất của ete (7). Những tính chất đúng là :

  • A

    (1), (2), (4), (6).           

  • B

    (1), (2), (3), (7).

  • C

    (3), (5), (6), (7).           

  • D

    (1), (2), (5), (6).

Câu 8 :

Amin là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3

  • A

    bằng một hay nhiều gốc NH2

  • B

    bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

  • C

    bằng một hay nhiều gốc Cl.

  • D

    bằng một hay nhiều gốc ankyl.

Câu 9 :

Để phản ứng este hóa chuyển dịch ưu tiên theo chiều nghịch, cần dùng các giải pháp nào sau đây?

  • A

    Dùng H2SO4 đặc để hút nước và làm xúc tác

  • B

    Tăng nồng độ của este tạo thành bằng cách cho thêm este vào.

  • C

    Tăng nồng độ của axit hoặc ancol

  • D

    Tăng áp suất của hệ

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A
    Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
  • B
    Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
  • C
    Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
  • D
    Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
Câu 11 :

Cho các đồng phân của amin bậc 1 của C3H9N tác dụng với dung dịch HCl thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu muối?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 12 :

Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu

  • A
    tím.      
  • B
    đỏ.
  • C
    vàng.
  • D
    xanh.
Câu 13 :

Cho các chất sau: etyl fomat, anilin, glucozo, Gly – Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là:

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 14 :

Polime có mạch phân nhánh là

  • A

    poli (vinyl clorua)

  • B

    polistiren

  • C

    xenlulozơ

  • D

    glicogen

Câu 15 :

Cho các phát biểu sau:

  1. Aminoaxit là những chất lỏng, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
  2. Tên bán hệ thống của aminoaxit :axit + (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.
  3. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
  4. Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+–CH2–COO.

Số phát biểu đúng là?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 16 :

Nhận xét nào sau đây không đúng ?

  • A

    Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

  • B

    Chất béo là đi este của glixerol và các axit béo.

  • C

    Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.

  • D

    Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậmbởi oxi không khí tạo thành peoxit chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu.

Câu 17 :

Công thức hóa học nào sau đây là của nước Svayde, dùng để hòa tan xenlulozơ trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo ?

  • A

    [Cu(NH3)4](OH)2. 

  • B

    [Zn(NH3)4](OH)2.       

  • C

    [Cu(NH3)4]OH.

  • D

    [Ag(NH3)4OH.

Câu 18 :

Nguyên nhân amin có tính bazơ là :

  • A

    Có khả năng nhường proton.      

  • B

    Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+.

  • C

    Xuất phát từ amoniac.              

  • D

    Phản ứng được với dung dịch axit.

Câu 19 :

Chất nào sau đây không có nhóm OH hemiaxetal ?

  • A

    Saccarozơ.       

  • B

    Fructozơ.

  • C

    Glucozơ.

  • D

    Mantozơ.

Câu 20 :

Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp?

  • A
    Propilen.
  • B
    Metan.
  • C
    Ancol etylic.
  • D
    Axit axetic.
Câu 21 :

Xà phòng hóa hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là

  • A
    884
  • B
    862
  • C
    886
  • D
    860
Câu 22 :

Tripeptit X có công thức cấu tạo sau: Lys-Gly-Ala. Khối lượng muối thu được khi thủy phân hoàn toàn 0,15 mol X trong trong dung dịch HCl loãng (vừa đủ) là

  • A

    60,2 gam.

  • B

    68,4 gam.

  • C

    63 gam.

  • D

    62,925 gam.

Câu 23 :

Cho các chất sau: HCl, FeCl2, NaNO2/HCl, Br2. Số chất chất tác dụng với  metylamin là?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 24 :

Đốt cháy hoàn toàn 2,01 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl metacrylat. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 9 gam kết tủa và dung dịch X. Vậy khối lượng dung dịch X đã thay đổi so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là:

  • A

    Giảm 3,87 gam.           

  • B

    Tăng 5,13 gam.

  • C

    Tăng 3,96 gam.

  • D

    Giảm 9 gam

Câu 25 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

C3H4O2 + NaOH  X + Y

X + H2SO4 loãng  Z + T

Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là

  • A

    HCHO, CH3CHO

  • B

    HCHO, HCOOH

  • C

    CH3CHO, HCOOH

  • D

    HCOONa, CH3CHO

Câu 26 :

Xà phòng hóa hoàn toàn triglyxerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glyxerol, natri oleat (a mol) và natri panmitat (2a mol). Phân tử khối của X  (theo đvC) là

  • A

    832.

  • B

    860.

  • C

    834.    

  • D

    858.

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần 9,016 lít O2 thu được 6,384 lít CO2 và 4,77 g H2O. Mặt khác m gam X phản ứng vừa đủ với x gam Brom (trong dung môi CCl4). Biết thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của  x là:

  • A
    1,6 
  • B
    5,6  
  • C
    4,8        
  • D
    3,2
Câu 28 :

Cho sơ đồ phản ứng : Thuốc súng không khói  $\leftarrow $ X $\to $ Y $\to $ Sobitol

Tên gọi X, Y lần lượt là

  • A

    xenlulozơ, glucozơ.

  • B

    tinh bột, etanol.

  • C

    mantozơ, etanol.                        

  • D

    saccarozơ, etanol.

Câu 29 :

Thủy phân 6,84 gam mantozơ với hiệu suất 60%. Dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với dd AgNO3/ NH3 dư. Khối lượng Ag kết tủa là:

  • A

    4,32 gam

  • B

    6,912 gam

  • C

    3,24 gam

  • D

    5,184 gam

Câu 30 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay.

(2) Khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào vải sợi bông, chỗ vải đó dần mủn ra rồi mới bục.

(3) Từ xenlulozơ và tinh bột có thể chế tạo thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo.

(4) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(5) Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng gương.

(6) Khi ăn mía ta thường thấy phần gốc ngọt hơn phần ngọn.

(7) Trong nhiều loại hạt cây cối thường có nhiều tinh bột.

Số phát biểu đúng là

  • A
    5
  • B
    4
  • C
    6
  • D
    3
Câu 31 :

Amin X có công thức đơn giản nhất là CH5N. Công thức phân tử của X là :

  • A

    C2H10N2.         

  • B

    C2H10N.

  • C

    C3H15N3.

  • D

    CH5N.

Câu 32 :

Aminoaxit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, thu được 16,3 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là

  • A

    4

  • B

    6

  • C

    7

  • D

    5

Câu 33 :

Hai chất hữu cơ X, Y là đồng phân của nhau và có công thức phân tử là C3H7O2N. X tác dụng với NaOH thu được muối X1 có công thức phân tử là C2H4O2NNa ; Y tác dụng với NaOH thu được muối Y1 có công thức phân tử là C3H3O2Na. Tìm công thức cấu tạo của X, Y?

  • A

    X là CH3-COOH3N-CH3  và Y là CH2=CH-COONH4

  • B

    X là H2N-CH2-COOCH3  và Y là CH2=CH-COONH4

  • C

    X là H2N-CH2-COOCH3  và Y là CH3-CH2COONH4

  • D

    X là CH3-CH(NH2)-COOH và Y là CH2=CH-COONH4

Câu 34 :

Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. X thuộc loại nào?

  • A

    Tripeptit.

  • B

    Tetrapeptit.

  • C

    Hexapeptit.

  • D

    Đipeptit.

Câu 35 :

Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một loại amino axit no, mạch hở có một nhóm NH2 và một nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội qua dung dịch nước vôi trong dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    45.

  • B

    120.

  • C

    30.

  • D

    60.

Câu 36 :

Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC

  • A
    CH2=CHCl                     
  • B
    CH2=CH                  
  • C
    CHCl = CHCl             
  • D
    CH ≡CH
Câu 37 :

Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X (glucozơ, fructozơ, metanal và etanoic) cần 22,4 lít O2 (điều kiện chuẩn). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    100

  • B

    120

  • C

    150

  • D

    205

Câu 38 :

Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm 2 chất hữu cơ X và Y  ( MX <  MY) càn vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,2 gam muối của môt axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Công thức của X là

  • A

    CH3COOH

  • B

    HCOOCH3

  • C

    HCOOH

  • D

    CH3COOCH3

Câu 39 :

Hỗn hợp X gồm một ancol và một axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 51,24 gam X, thu được 101,64 gam CO2. Đun nóng 51,24 gam X với xúc tác H2SO4 đặc, thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hóa bằng 60%). Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    25,1.

  • B

    28,5.

  • C

    41,8

  • D

    20,6.

Câu 40 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm 2 chất H2NR(COOH)x và CnH2n+1COOH, thu được 52,8 gam CO2 và 24,3 gam H2O. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là

  • A

    0,05.

  • B

    0,30.

  • C

    0,02

  • D

    0,06.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi thủy phân HCOOC6H5 trong môi trường kiềm dư thì thu được:

  • A

    2 muối

  • B

    2 muối và nước

  • C

    1 muối và 1 ancol

  • D

    2 ancol và nước

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Este có dạng: R – COO –C6H4– R’ (este của phenol) khi thủy phân thu được 2 muối + H2O

Câu 2 :

Amin nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường ?

  • A

    anilin.

  • B

    isopropylamin.

  • C

    butylamin.      

  • D

    trimetyl amin.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí ở điều kiện thường (4 amin đầu dãy)

Câu 3 :

X là một loại tơ. Một mắt xích cơ bản của X có khối lượng 226u (hay đvC). X có thể là:

  • A

    Tơ nitron (hay olon)                      

  • B

    Tơ nilon – 6,6                 

  • C

    Xenlulozo triaxetat                   

  • D

    Poli metyl metacrylat

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại CTPT của các tơ và tính phân tử khối của chúng

Lời giải chi tiết :

Xét các phương án

A. Tơ nitron(hay olon) có CT là (-CH2=CHCN-)n → M = 53u

B. Tơ nilon – 6,6 có CT là –( OC – (CH2)4 – CONH – (CH2)6 – NH)-n → M = 226u

C. Xenlulozo triaxetat có CT là [C6H7O2(OCOCH3)3]n → M =  288 u

D. Poli metyl metacrylat có CT là

 

→ M = 100u

Câu 4 :

Đốt cháy hoàn toàn amin X bậc 2 no đơn chức, mạch hở, thu được 0,45 mol H2O và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là

  • A

    C2H7N                                    

  • B

    C4H9N                            

  • C

    C3H9N                                

  • D

     C3H7N

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bào toàn nguyên tố N có nX = 2nN2

CTPT của X có dạng CnH2n+3N : 0,1 mol → n

Lời giải chi tiết :

Ta có nX = 2nN2 (vì X là amin đơn chức) → nX = 0,1 mol

X có số H = 2nH2O : nX = 2.0,45 : 0,1 = 9

Vì X là amin no bậc 2 đơn chức nên X có CTPT dạng CnH2n+3N → 2n + 3 = 9 → n = 3

X là C3H9N

Câu 5 :

Có hai loại len có bề ngoài giống nhau, một loại là len lông cừu và một loại len sản xuất từ tơ nhân tạo (có bản chất là xenlulozơ). Cách đơn giản để phân biệt hai loại len trên là

  • A
    Hòa tan vào nước, len lông cừu tan còn len sản xuất từ tơ nhân tạo không tan.
  • B
    Hòa tan vào cồn, len lông cừu không tan còn len sản xuất từ tơ nhân tạo tan.
  • C
    Đốt cháy, len lông cừu có mùi khét còn len sản xuất từ tơ nhân tạo không có mùi.
  • D
    Đốt cháy, len lông cừu không có mùi còn len sản xuất từ tơ nhân tạo có mùi khét.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Len lông cừu có bản chất protein nên khi đốt cháy có mùi khét. Sợi xenlulozơ khi cháy không tạo ra mùi khét. Vì vậy đốt cháy hai loại sợi len đó, có thể phân biệt được chúng.

Câu 6 :

Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin

  • A
    Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O →Fe(OH)3 + 3CH3NH3+       
  • B
    CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH-
  • C
    CH3NH2 + HNO2→ CH3OH + N2 + H2O        
  • D
    C5H5NH2 + HCl → C5H5NH3Cl

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính bazơ của amin thể hiện ở khả năng tác dụng với axit, phản ứng thủy phân trong nước hay dung dịch muối có tính axit

Lời giải chi tiết :

Đáp án A, B, D đều là phản ứng thể hiện tính bazơ của amin

Chỉ có đáp án C là phản ứng oxi hóa - khử, không phải là phản ứng axit - bazơ

Câu 7 :

Tính chất của glucozơ là : kết tinh (1), có vị ngọt (2), thủy phân trong nước (3), thể hiện tính chất của poliancol (4), thể hiện tính chất của axit (5), thể hiện tính chất của anđehit (6), thể hiện tính chất của ete (7). Những tính chất đúng là :

  • A

    (1), (2), (4), (6).           

  • B

    (1), (2), (3), (7).

  • C

    (3), (5), (6), (7).           

  • D

    (1), (2), (5), (6).

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Glucozơ là monnosaccarit do vậy không có phản ứng thủy phân

Câu 8 :

Amin là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3

  • A

    bằng một hay nhiều gốc NH2

  • B

    bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

  • C

    bằng một hay nhiều gốc Cl.

  • D

    bằng một hay nhiều gốc ankyl.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xem lại phần khái niệm amin : Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.

Câu 9 :

Để phản ứng este hóa chuyển dịch ưu tiên theo chiều nghịch, cần dùng các giải pháp nào sau đây?

  • A

    Dùng H2SO4 đặc để hút nước và làm xúc tác

  • B

    Tăng nồng độ của este tạo thành bằng cách cho thêm este vào.

  • C

    Tăng nồng độ của axit hoặc ancol

  • D

    Tăng áp suất của hệ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-e: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động đó.

Lời giải chi tiết :

\(RCOOH + R'OHRCOOR' + {H_2}O\)

A: H2SO4 đặc hút nước (mất nước) làm cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra nước – chiều thuận.

B: Tăng nồng độ este bằng cách cho thêm este – chiều nghịch

C: Tăng nồng độ axit hoặc ancol => cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của chúng – chiều thuận

D: Tăng áp suất của hệ cân bằng không chuyển dịch

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A
    Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
  • B
    Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
  • C
    Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
  • D
    Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí, tính chất hóa học và công thức chung của chất béo, este để chọn phát biểu sai.

Lời giải chi tiết :

Phát biểu A sai vì sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là muối của axit béo và glixerol.

Phát biểu B đúng vì ancol có liên kết hidro nên có nhiệt độ sôi cao hơn rất nhiều este có cùng phân tử khối.

Phát biểu C đúng vì trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn bằng phản ứng hiđro hóa.

Phát biểu D đúng vì công thức chung của este là CnH2n+2-2kO2m nên số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.

Câu 11 :

Cho các đồng phân của amin bậc 1 của C3H9N tác dụng với dung dịch HCl thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu muối?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết các đồng phân amin bậc I

Bản chất của phản ứng là nhóm chức amin phản ứng với ion H+ tạo ra muối amoni

–NH2    +   \({H^ + }\)\( \to \)\( - N{H_3}^ + \)(Phản ứng xảy ra tương tự với amin bậc 2 và bậc 3).

Lời giải chi tiết :

C3H9N có các đồng phân amin bậc I là

CH3-CH2-CH2NH2

CH3-CH(NH2)-CH3

Mỗi đồng phân tác dụng với dung dịch HCl tạo ra 1 muối → có thể tạo ra tối đa 2 muối

Câu 12 :

Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu

  • A
    tím.      
  • B
    đỏ.
  • C
    vàng.
  • D
    xanh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của các peptit: Các tripeptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím (phản ứng màu biure).

Lời giải chi tiết :

Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

Câu 13 :

Cho các chất sau: etyl fomat, anilin, glucozo, Gly – Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là:

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là những chất tác dụng với dung dịch kiềm như : este, peptit, axit, phenol

Lời giải chi tiết :

Chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là: etyl fomat, Gly – Ala

Câu 14 :

Polime có mạch phân nhánh là

  • A

    poli (vinyl clorua)

  • B

    polistiren

  • C

    xenlulozơ

  • D

    glicogen

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Polime có mạch phân nhánh là glicogen (xem lại lí thuyết đại cương polime)

Câu 15 :

Cho các phát biểu sau:

  1. Aminoaxit là những chất lỏng, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
  2. Tên bán hệ thống của aminoaxit :axit + (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.
  3. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
  4. Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+–CH2–COO.

Số phát biểu đúng là?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

1 sai vì Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

2 sai vì Cách gọi tên bán hệ thống :

axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thường của axit cacboxylic tương ứng.

3 đúng

4 đúng

Câu 16 :

Nhận xét nào sau đây không đúng ?

  • A

    Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

  • B

    Chất béo là đi este của glixerol và các axit béo.

  • C

    Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.

  • D

    Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậmbởi oxi không khí tạo thành peoxit chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A. Đúng, Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. 

B.Sai, Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo. 

C. Đúng, Phản ứng:

$\left| \begin{align}& {{({{C}_{17}}{{H}_{33}}COO)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}+3{{H}_{2}} \\ & {{({{C}_{17}}{{H}_{31}}COO)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}+6{{H}_{2}} \\ \end{align} \right.\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}{{({{C}_{17}}{{H}_{35}}COO)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}$

D. Đúng, Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axitkhông no của chất béo bị oxihóa chậmbởi oxi không khí tạo thành peoxit chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu

Câu 17 :

Công thức hóa học nào sau đây là của nước Svayde, dùng để hòa tan xenlulozơ trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo ?

  • A

    [Cu(NH3)4](OH)2. 

  • B

    [Zn(NH3)4](OH)2.       

  • C

    [Cu(NH3)4]OH.

  • D

    [Ag(NH3)4OH.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Xenlulozo tan được trong dung dịch Cu(OH)2 trong amoniac có tên là "nước Svayde", trong đó Cu2+ tồn tại chủ yếu ở dạng phức chất Cu(NH3)n(OH)2

Câu 18 :

Nguyên nhân amin có tính bazơ là :

  • A

    Có khả năng nhường proton.      

  • B

    Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+.

  • C

    Xuất phát từ amoniac.              

  • D

    Phản ứng được với dung dịch axit.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trên nguyên tử N của amin và amoniac đều có chứa đôi e, nên dễ dàng nhận H+

Câu 19 :

Chất nào sau đây không có nhóm OH hemiaxetal ?

  • A

    Saccarozơ.       

  • B

    Fructozơ.

  • C

    Glucozơ.

  • D

    Mantozơ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Saccarozơ bị khóa bởi liên kết 1, 2 - glicozit. Do vậy không còn nhóm OH hemiaxetal.

Câu 20 :

Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp?

  • A
    Propilen.
  • B
    Metan.
  • C
    Ancol etylic.
  • D
    Axit axetic.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất hữu cơ có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là chất có chứa liên kết pi hoặc vòng kém bền trong CTCT

Câu 21 :

Xà phòng hóa hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là

  • A
    884
  • B
    862
  • C
    886
  • D
    860

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định các gốc axit trong chất béo, xây dựng công thức và kết luận.

Lời giải chi tiết :

X là (C17H33COO)(C17H35COO)(C15H31COO)C3H5

→ MX = 860

Câu 22 :

Tripeptit X có công thức cấu tạo sau: Lys-Gly-Ala. Khối lượng muối thu được khi thủy phân hoàn toàn 0,15 mol X trong trong dung dịch HCl loãng (vừa đủ) là

  • A

    60,2 gam.

  • B

    68,4 gam.

  • C

    63 gam.

  • D

    62,925 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) MLys-Gly-Ala = 146 + 75 + 89 – 2.18

+) Lys-Gly-Ala + 2H2O + 4HCl→ hỗn hợp muối

+) BTKL : mmuối = mX + mH2O + mHCl

Lời giải chi tiết :

MLys-Gly-Ala = 146 + 75 + 89 – 2.18 = 274

Lys-Gly-Ala + 2H2O + 4HCl → hỗn hợp muối

BTKL : mmuối = mX + mH2O + mHCl = 0,15.274 + 2.0,15.18 + 4.0,15.36,5 = 68,4 gam

Câu 23 :

Cho các chất sau: HCl, FeCl2, NaNO2/HCl, Br2. Số chất chất tác dụng với  metylamin là?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Metylamin tác dụng được với HCl, FeCl2, NaNO2/HCl.

Câu 24 :

Đốt cháy hoàn toàn 2,01 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl metacrylat. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 9 gam kết tủa và dung dịch X. Vậy khối lượng dung dịch X đã thay đổi so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là:

  • A

    Giảm 3,87 gam.           

  • B

    Tăng 5,13 gam.

  • C

    Tăng 3,96 gam.

  • D

    Giảm 9 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tính số mol hỗn hợp X

Qui đổi hỗn hợp thành CnH2n-2O2

$\begin{array}{*{20}{l}}{{n_{C{O_2}}}{\rm{ }} = {\rm{ }}{n_{CaC{O_3}}}}\\{BTNT{\rm{ }}C:{n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{n}}\end{array}$

- Tính n

- Kết luận sự thay đổi khối lượng dung dịch:

+) Tính  $\Sigma \left( {{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}} \right)$

+) mdd sau pư =$\left( {{m_{C{O_2}}} + {\rm{ }}{m_{{H_2}O}}} \right)$ – (m kết tủa + m khí (nếu có))

·         mdd sau pư  > 0 → khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng

 

·         mdd sau pư  < 0 → khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm

Lời giải chi tiết :

 Các chất trong hỗn hợp đều chứa 2 liên kết pi và 2 nguyên tử oxi.

\(\left. \begin{array}{l}axit{\rm{ }}acrylic:C{H_2} = CH - COOH\\vinyl{\rm{ }}axetat:C{H_3}COOCH = C{H_2}\\metyl{\rm{ }}metacrylat:C{H_2} = C(C{H_3})C{\rm{O}}O - C{H_3}\end{array} \right\rangle  =  > X:{C_n}{H_{2n - 2}}{O_2}\)

\({{C}_{n}}{{H}_{2n-2}}{{O}_{2}}:\dfrac{2,01}{14n+30}\xrightarrow{+{{O}_{2}}}\left\{ \begin{align}& C{{O}_{2}} \\ & {{H}_{2}}O \\ \end{align} \right.\xrightarrow{+\text{dd}\,\,Ca{{(OH)}_{2}}\,\,}9gam\,\,CaC{{O}_{3}}\)

\(\begin{array}{l}BTNT\,\,C:{n_{CO2}} = {n_{CaCO3}} = {n_{C(X)}} = \dfrac{9}{{100}} = 0,09mol\\ =  > {n_{hhX}} = \dfrac{{0,09}}{n}\\  \dfrac{{0,09}}{n}.(14n + 30) = 2,01 <  =  > n = 3,6\\X:{C_{3,6}}{H_{5,2}}{O_2}:0,025mol\\ =  > {n_{{H_2}O}} = 0,065mol\\  {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = 0,09.44 + 0,065.18 = 5,13gam\\{\Delta _{mdd{\rm{ }}sau{\rm{ }}pu}} = {\rm{ }}\left( {{m_{C{O_2}}} + {\rm{ }}{m_{{H_2}O}}} \right){\rm{ }}-{\rm{ m}} \downarrow  = 5,13 - 9 =  - 3,87gam\end{array}\)

mdd sau pư < 0 => Khối lượng dung dịch giảm 3,87gam

Câu 25 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

C3H4O2 + NaOH  X + Y

X + H2SO4 loãng  Z + T

Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là

  • A

    HCHO, CH3CHO

  • B

    HCHO, HCOOH

  • C

    CH3CHO, HCOOH

  • D

    HCOONa, CH3CHO

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Xem lại các phản ứng thường gặp của este và điều chế este

- Viết các phản ứng theo sơ đồ để xác định các chất

Lời giải chi tiết :

${C_3}{H_4}{O_2}:{\text{ }}HCOOCH{\text{ }} = {\text{ }}C{H_2}$

$HCOOCH{\text{ }} = {\text{ }}C{H_2} + NaOH\xrightarrow{{}}HCOONa + C{H_3}CHO$

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(X)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(Y)$

$HCOONa + {H_2}S{O_4}{\,_{loang}}\xrightarrow{{}}HCOOH + N{a_2}S{O_4}$

$\,\,\,\,\,\,\,\,(X)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(Z)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(T)$

Câu 26 :

Xà phòng hóa hoàn toàn triglyxerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glyxerol, natri oleat (a mol) và natri panmitat (2a mol). Phân tử khối của X  (theo đvC) là

  • A

    832.

  • B

    860.

  • C

    834.    

  • D

    858.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

X được tạo bởi 1 gốc axit C17H35COOH và 2 gốc axit C15H31COOH với glixerol. Từ đó viết CTCT của X và tính được phân tử khối

Lời giải chi tiết :

triglyxerit X + 3NaOH → C17H33COONa + C15H31COONa + C3H5(OH)3

a (mol)                                   a (mol)                    2a (mol)

=> X được tạo bởi 1 gốc axit C17H33COOH và 2 gốc axit C15H31COOH với glixerol

=> Phân tử khối của X là 832

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần 9,016 lít O2 thu được 6,384 lít CO2 và 4,77 g H2O. Mặt khác m gam X phản ứng vừa đủ với x gam Brom (trong dung môi CCl4). Biết thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của  x là:

  • A
    1,6 
  • B
    5,6  
  • C
    4,8        
  • D
    3,2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Bảo toàn nguyên tố O: nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

=> nO(X) => nX

- Mặt khác: (k – 1).n= (nCO2 – nH2O) => k

=> số mol Br2 => x

Lời giải chi tiết :

- Gọi công thức của X là (RCOO)3C3H5 có k liên kết pi

nO2  = 9,016 : 22,4 = 0,4025 mol ; nCO2 = 6,384 : 22,4 = 0,285 mol ; nH2O = 0,265 mol

Bảo toàn nguyên tố O: nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

=> nO(X) = 0,03 mol = 6n(X) => nX = 0,005 mol

Mặt khác: (k – 1).n= (nCO2 – nH2O) => k = 5

Có 3 pi trong 3 gốc COO => 2 pi còn lại sẽ nằm trong gốc hidrocacbon (Có thể phản ứng được với Br2/CCl4)

=> nBr2 = 2.nX = 2.0,005 = 0,01 mol

=> mBr2 = x = 0,01.160 = 1,6g

Câu 28 :

Cho sơ đồ phản ứng : Thuốc súng không khói  $\leftarrow $ X $\to $ Y $\to $ Sobitol

Tên gọi X, Y lần lượt là

  • A

    xenlulozơ, glucozơ.

  • B

    tinh bột, etanol.

  • C

    mantozơ, etanol.                        

  • D

    saccarozơ, etanol.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thuốc súng không khói $\xleftarrow{+HN{{O}_{3}};xt:{{H}_{2}}S{{O}_{4}}d}Xenlulozo\xrightarrow{+{{H}_{2}}O,{{H}^{+}},{{t}^{0}}}glucozo\xrightarrow{+{{H}_{2}}}Sobitol$

Câu 29 :

Thủy phân 6,84 gam mantozơ với hiệu suất 60%. Dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với dd AgNO3/ NH3 dư. Khối lượng Ag kết tủa là:

  • A

    4,32 gam

  • B

    6,912 gam

  • C

    3,24 gam

  • D

    5,184 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

\( + H\%  = \dfrac{{{m_{thuc\,te}}}}{{{m_{ly\,thuyet}}}}.100\%  = \dfrac{{{n_{thuc\,te}}}}{{{n_{ly\,thuyet}}}}.100\% \)

+ nAg = 2nglu (thu được) + 2nman dư

Lời giải chi tiết :

nman = 6,84 : 342 = 0,02 (mol)

=> nglu (lí thuyết) = 2nman = 0,04 (mol).

\(H\%  = \dfrac{{{n_{thuc\,te}}}}{{{n_{ly\,thuyet}}}}.100\%  =  > {n_{glu\,thuc\,te}} = 0,04.\,60\%  = 0,024mol\)

nman dư = 0,02 – 0,012 = 0,008 (mol)

nAg = 2nglu (thu được)+ 2nman dư  = 0,064 (mol)

=> mAg = 0,064 . 108 = 6,912 (g)

Câu 30 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay.

(2) Khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào vải sợi bông, chỗ vải đó dần mủn ra rồi mới bục.

(3) Từ xenlulozơ và tinh bột có thể chế tạo thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo.

(4) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(5) Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng gương.

(6) Khi ăn mía ta thường thấy phần gốc ngọt hơn phần ngọn.

(7) Trong nhiều loại hạt cây cối thường có nhiều tinh bột.

Số phát biểu đúng là

  • A
    5
  • B
    4
  • C
    6
  • D
    3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong các phát biểu đã cho, có phát biểu đúng: (1), (2), (4), (6), (7).

(1) và (2) đúng. Khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông (có thành phần là xenlulozơ), chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay là do H2SO4 đặc có tính háo nước và làm xenlulozơ bị than hóa. Còn khi rớt HCl vào vải sợi bông, xenlulozơ bị thủy phân dưới xúc tác axit vô cơ nên dần mủn ra sau đó mới bị bục.

(3) sai. Tinh bột không dùng để chế tạo sợi thiên nhiên và nhân tạo.

(4) đúng. Khi thủy phân hỗn hợp tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất là glucozơ.

(5) sai. Trong phân tử của tinh bột và xenlulozơ không có nhóm –CHO (hoặc nhóm có thể chuyển hóa thành nhóm –CHO trong môi trường kiềm) nên tinh bột và xenlulozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.

(6) đúng.

(7) đúng. Tinh bột có rất nhiều trong các loại hạt (gạo, mì, ngô, ...), củ, quả. Tinh bột chứa trong hạt là nguồn dự trữ nguyên liệu và năng lượng cho hạt nảy mầm thành cây con.

Câu 31 :

Amin X có công thức đơn giản nhất là CH5N. Công thức phân tử của X là :

  • A

    C2H10N2.         

  • B

    C2H10N.

  • C

    C3H15N3.

  • D

    CH5N.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

CTĐGN CH5N → CTCT: (CH5N)n hay CnH5nNn

→ 5n ≤ 2n + 3 → n = 1

Câu 32 :

Aminoaxit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, thu được 16,3 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là

  • A

    4

  • B

    6

  • C

    7

  • D

    5

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 → X có dạng (NH2)xR(COOH)2

nmuối = naa

Maa + 22.2= Mmuối

Lời giải chi tiết :

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 → X có dạng (NH2)xR(COOH)2

nmuối = naa  = 0,1 mol → Mmuối = 163

Maa + 22.2= Mmuối→ Maa = 163 – 44 = 119

→ 16x + R = 29 → x = 1 và R = 13 (CH)

R là H2N-CH(COOH)2→ trong R có 5H

Câu 33 :

Hai chất hữu cơ X, Y là đồng phân của nhau và có công thức phân tử là C3H7O2N. X tác dụng với NaOH thu được muối X1 có công thức phân tử là C2H4O2NNa ; Y tác dụng với NaOH thu được muối Y1 có công thức phân tử là C3H3O2Na. Tìm công thức cấu tạo của X, Y?

  • A

    X là CH3-COOH3N-CH3  và Y là CH2=CH-COONH4

  • B

    X là H2N-CH2-COOCH3  và Y là CH2=CH-COONH4

  • C

    X là H2N-CH2-COOCH3  và Y là CH3-CH2COONH4

  • D

    X là CH3-CH(NH2)-COOH và Y là CH2=CH-COONH4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi X + NaOH => thay thế 1 gốc CH3 thành 1 gốc Na => X là H2N-CH2-COOCH3

Khi Y + NaOH => thay thế 1 gốc NH4 thành 1 gốc Na => Y là CH3-CH2-COONH4

Câu 34 :

Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. X thuộc loại nào?

  • A

    Tripeptit.

  • B

    Tetrapeptit.

  • C

    Hexapeptit.

  • D

    Đipeptit.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) nAla = 22,25 / 89 = 0,25 mol;  nGly = 56,25 / 75 = 0,75 mol → trong X có tỉ lệ Ala : Gly là 1 : 3

+) X có dạng (Ala)a(Gly)3a  → MX = 89a + 75.3a – (4a – 1).18

+) Bảo toàn mắt xích Ala : nX = nAla / a = 0,25 / a

Lời giải chi tiết :

nAla = 22,25 / 89 = 0,25 mol;  nGly = 56,25 / 75 = 0,75 mol

→ trong X có tỉ lệ Ala : Gly là 1 : 3

X có dạng (Ala)a(Gly)3a  → MX = 89a + 75.3a – (4a – 1).18 = 242a + 18

Bảo toàn mắt xích Ala : nX = nAla / a = 0,25 / a

\(\begin{gathered}\to \,\,{M_X} = \dfrac{{65}}{{\dfrac{{0,25}}{a}}} = 260a = 242a + 18 \hfill \\\to a = 1 \hfill \\\end{gathered} \)

→ X thuộc loại tetrapeptit

Câu 35 :

Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một loại amino axit no, mạch hở có một nhóm NH2 và một nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội qua dung dịch nước vôi trong dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    45.

  • B

    120.

  • C

    30.

  • D

    60.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Quy đổi Y gồm CONH: 0,1.3 = 0,3 mol;  CH2: y mol;  H2O: 0,1 mol

+) Bảo toàn C: nCO2 = nCONH + nCH2 = 0,3 + y

+) Bảo toàn H: nH2O = 0,5.nCONH + nCH2 + nH2O = 0,25 + y

Vì Y là tripeptit => số C của a.a tạo ra X và Y = 3

X là đipeptit  => số C trong X = 2.3 = 6

Lời giải chi tiết :

Cách 1:

Quy đổi Y gồm CONH: 0,1.3 = 0,3 mol;  CH2: y mol;  H2O: 0,1 mol

Bảo toàn C: nCO2 = nCONH + nCH2 = 0,3 + y

Bảo toàn H: nH2O = 0,5.nCONH + nCH2 + nH2O = 0,25 + y

=> mCO2 + mH2O = 44.(0,3 + y) + 18.(0,25 + y) = 54,9 => y = 0,6

=> số C trong Y = (0,3 + 0,6) / 0,1 = 9

Vì Y là tripeptit => số C của a.a tạo ra X và Y  = 3

X là đipeptit  => số C trong X = 2.3 = 6

=> nCO2­ = 6.nX  = 6.0,2 = 1,2 mol => nCaCO3 = 1,2 mol

=> m = 120 gam

Câu 36 :

Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC

  • A
    CH2=CHCl                     
  • B
    CH2=CH                  
  • C
    CHCl = CHCl             
  • D
    CH ≡CH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại bài polime SGK hóa 12

Lời giải chi tiết :

PVC là poli vinyl clorua được tạo thành từ phản ứn trùng hợp vinyl clorua CH2=CHCl

Câu 37 :

Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X (glucozơ, fructozơ, metanal và etanoic) cần 22,4 lít O2 (điều kiện chuẩn). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A

    100

  • B

    120

  • C

    150

  • D

    205

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+Quy đổi các chất thành CTTQ: Cn(H2O)m

\(\begin{array}{*{20}{l}}{ + {\rm{ }}{n_{{O_2}}}\;{\rm{ }} = {\rm{ }}{n_{C{O_2}}}}\\{ + {\rm{ }}BTNT{\rm{ }}C{\rm{ }}:{\rm{ }}{n_{CaC{O_3}}} = {\rm{ }}{n_{C{O_2}}}}\end{array}\)

Lời giải chi tiết :

- Glucozơ và fructozơ đều có CTPT: C6H12O6

Metanal: CH2O

Etanoic: C2H4O2

Tất cả các chất trên đều có dạng CTTQ chung: Cn(H2O)n

\(\begin{array}{*{20}{l}}{ - {\rm{ }}{n_{{O_2}}}\;{\rm{ }} = {\rm{ }}{n_{C{O_2}}} = \frac{{22,4}}{{22,4}} = 1mol}\\\begin{array}{l} - {\rm{ }}BTNT{\rm{ }}C{\rm{ }}:{\rm{ }}{n_{CaC{O_3}}} = {\rm{ }}{n_{C{O_2}}} = 1mol\\ =  > {m_{CaC{O_3}}} = 100g\end{array}\end{array}\)

Câu 38 :

Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm 2 chất hữu cơ X và Y  ( MX <  MY) càn vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,2 gam muối của môt axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Công thức của X là

  • A

    CH3COOH

  • B

    HCOOCH3

  • C

    HCOOH

  • D

    CH3COOCH3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

nCO2 < nH2O →  ancol no hở, đơn chức

=> n ancol =  nH2O-nCO2 

=>C=nCO2 : nancol  => ancol

Vì nNaOH > nCH4O  X là axit còn Y là este tạo bởi CH3OH và axit X

nRCOONa  = nNaOH  => CT muối

Lời giải chi tiết :

nCO2 < nH2O →  ancol no hở, đơn chức

=> n ancol =  nH2O-nCO2 = 0,05

=>C=nCO2 : nancol = 1 => ancol là CH4O

Vì nNaOH > nCH4O  X là axit còn Y là este tạo bởi CH3OH và axit X

nRCOONa  = nNaOH  = 0,15 → M = 68 →  MR=1 → HCOONa
=> X là HCOOH

Câu 39 :

Hỗn hợp X gồm một ancol và một axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 51,24 gam X, thu được 101,64 gam CO2. Đun nóng 51,24 gam X với xúc tác H2SO4 đặc, thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hóa bằng 60%). Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A

    25,1.

  • B

    28,5.

  • C

    41,8

  • D

    20,6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

S/d CT: nH2O = nCO2 + nancol

BTNT O: 2.nO2 + nancol + 2naxit = 2.nCO2 + nH2O => nO2

Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O

Biện luận tìm số nguyên tử cacbon trong axit và ancol.

Bước 2: Tính khối lượng este theo hiệu suất

\(m\,{\,_{thuc.te}} = m\,{\,_{ly\,thuyet}}.\dfrac{{H\% }}{{100}}\)

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol ancol và axit lần lượt là x và y

Vì 2 chất đều no đơn chức nên khi đốt cháy : nH2O = nCO2 + nancol = 2,31 + x

Bảo toàn O : 2.nO2 + nancol + 2naxit = 2.nCO2 + nH2O => nO2= (3,465 – y) mol

Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O

=> 9x + 16y = 9,45 => 9(x+y) < 9,45 < 16(x+y)

=> 0,59 < (x + y) < 1,05

Gọi số C trong mỗi chất là n => nCO2 = 2,31 = n.(x + y) => (x + y) = 2,31/n

=> 2,2 < n < 3,9 =>n = 3

=> x = 0,41 ; y = 0,36 mol

C2H5COOH + C3H7OH → C2H5COOC3H7 + H2O

0,36                  0,41          →0,36

=> Tính theo chất phản ứng thiếu (axit) => neste = naxit = 0,36 mol

=> \(m\,{\,_{thuc.te}} = m\,{\,_{ly\,thuyet}}.\dfrac{{H\% }}{{100}} = 25,056gam\)

Câu 40 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm 2 chất H2NR(COOH)x và CnH2n+1COOH, thu được 52,8 gam CO2 và 24,3 gam H2O. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là

  • A

    0,05.

  • B

    0,30.

  • C

    0,02

  • D

    0,06.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

nH2O > nCO2 → amino axit là no, đơn chức (vì axit có nCO2 = nH2O)

Đặt công thức chung là amino axit là CmH2m+1O2N

CmH2m+1O2N + xO2  → mCO2 + (2m+1)/2 H2O

     a mol                        ma            (2m+1)a/2

=>  2(nH2O – nCO2) = (2m+1)a – 2ma = a

=>  Số mol amino axit là: naa = 2.(1,35 – 1,2) = 0,3 mol => chiếm 3/5 số mol hỗn hợp

Với 0,1 mol X phản ứng thì có 0,06 mol amino axit

nHCl = naminoaxit

Lời giải chi tiết :

nH2O = 1,35 mol > nCO2 = 1,2 mol → amino axit là no, có 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 (vì axit có nCO2 = nH2O)

Đặt công thức chung là amino axit là CmH2m+1O2N

Phương trình đốt cháy:

CmH2m+1O2N + xO2  → mCO2 + (2m+1)/2 H2O

     a mol                        ma              (2m+1)a/2

=>  2.(nH2O – nCO2) = (2m + 1).a – 2ma = a

=>  Số mol amino axit là: naa = 2.(1,35 – 1,2) = 0,3 mol => chiếm 3/5 số mol hỗn hợp

=>  Với 0,1 mol X phản ứng thì có 0,06 mol amino axit

=> nHCl = 0,06 mol

close