Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 5

Tải về

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Đọc văn bản sau: KIẾN VÀ CHÂU CHẤU

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Đọc văn bản sau:

KIẾN VÀ CHÂU CHẤU

Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.

Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.

(Truyện ngụ ngôn “Kiến và Châu chấu”- trang 3-NXB thông tin)

Câu 1. Truyện Kiến và châu chấu thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngụ ngôn

B. Truyện đồng thoại

C. Truyền thuyết

D. Thần thoại

Câu 2. Vào những ngày hè, chú châu chấu đã làm gì?

A. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít

B. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát

C. Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông

D. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa

Câu 3. Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình?

A. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng

B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích

C. Cùng nhau về nhà châu chấu chơi

D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông

Câu 4. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì?

“Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.”

A. Chỉ nguyên nhân

B. Chỉ thời gian

C. Chỉ mục đích

D. Chỉ phương tiện

Câu 5. Vì sao kiến không đi chơi cùng châu chấu?

A. Kiến không thích đi chơi

B. Kiến không thích châu chấu

C. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông

D. Kiến không muốn lãng phí thời gian

Câu 6. Theo em, châu chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống?

A. Những người vô lo, lười biếng

B. Những người chăm chỉ

C. Những người biết lo xa

D. Những người chỉ biết hưởng thụ

Câu 7. Vì sao kiến lại có một mùa đông no đủ?

A. Kiến còn dư thừa nhiều lương thực

B. Kiến chăm chỉ, biết lo xa

C. Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực

D. Được mùa ngô và lúa mì

Câu 8. Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì?

A. Không còn sức để làm

B. Không có sức khỏe

C. Yếu đuối

D. Yếu ớt

Câu 9. Nếu là châu chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến?

Câu 10. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận bàn luận về câu tục ngữ: Thất bại là mẹ của thành công.

Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (0.5 điểm)

Truyện Kiến và châu chấu thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngụ ngôn

B. Truyện đồng thoại

C. Truyền thuyết

D. Thần thoại

Phương pháp:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Truyện Kiến và châu chấu thuộc thể loại ngụ ngôn

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.5 điểm)

Vào những ngày hè, chú châu chấu đã làm gì?

A. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít

B. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát

C. Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông

D. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Vào những ngày hè, chú châu chấu đã nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.5 điểm)

Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình?

A. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng

B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích

C. Cùng nhau về nhà châu chấu chơi

D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Châu chấu đã rủ kiến cùng trò chuyện và đi chơi thỏa thích

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm)

Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì?

“Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.”

A. Chỉ nguyên nhân

B. Chỉ thời gian

C. Chỉ mục đích

D. Chỉ phương tiện

Phương pháp:

Nhớ lại chức năng của trạng ngữ

Lời giải chi tiết:

Trạng ngữ trong câu trên được dùng để chỉ thời gian

=> Đáp án: B

Câu 5 (0.5 điểm)

Vì sao kiến không đi chơi cùng châu chấu?

A. Kiến không thích đi chơi

B. Kiến không thích châu chấu

C. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông

D. Kiến không muốn lãng phí thời gian

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Kiến không đi chơi cùng châu chấu vì kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông

=> Đáp án: C

Câu 6 (0.5 điểm)

Theo em, châu chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống?

A. Những người vô lo, lười biếng

B. Những người chăm chỉ

C. Những người biết lo xa

D. Những người chỉ biết hưởng thụ

Phương pháp:

Từ nhân vật châu chấu rút ra ý nghĩa biểu tượng của nhân vật

Lời giải chi tiết:

Theo em, châu chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người vô lo, lười biếng trong cuộc sống

=> Đáp án: A

Câu 7 (0.5 điểm)

Vì sao kiến lại có một mùa đông no đủ?

A. Kiến còn dư thừa nhiều lương thực

B. Kiến chăm chỉ, biết lo xa

C. Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực

D. Được mùa ngô và lúa mì

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Kiến lại có một mùa đông no đủ vì kiến chăm chỉ, biết lo xa

=> Đáp án: B

Câu 8 (0.5 điểm)

Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì?

A. Không còn sức để làm

B. Không có sức khỏe

C. Yếu đuối

D. Yếu ớt

Phương pháp:

Xác định nghĩa của từ “kiệt sức”

Lời giải chi tiết:

Từ “kiệt sức” có nghĩa là không còn sức để làm

=> Đáp án: A

Câu 9 (1.0 điểm)

Nếu là châu chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến?

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Em sẽ nghe theo lời kiến

- Em sẽ chăm chỉ cùng kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông

Câu 10 (1.0 điểm)

Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?

Phương pháp:

Từ nội dung câu chuyện rút ra bài học mà em tâm đắc

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

Bài học rút ra:

- Luôn chăm chỉ trong học tập và làm việc, không được ham chơi, lười biếng.

- Biết nhìn xa trông rộng.

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận bàn luận về câu tục ngữ: Thất bại là mẹ của thành công.

Phương pháp:

1. Mở bài: Nêu lí do muốn chia sẻ vấn đề đời sống cần bàn luận trong bài nghị luận (bày tỏ thái độ tán thành)

2. Thân bài:

- Vấn đề gợi ra cách hiểu nào?

- Vì sao bày tỏ thái độ tán thành?

- Những lí lẽ và bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?

- Bàn luận mở rộng:

- Bài học nhận thức và hành động

3. Kết bài: Rút ra ý nghĩa của ý kiến được tán thành

Lời giải chi tiết:

1. Mở bài: Nêu lí do muốn chia sẻ vấn đề đời sống cần bàn luận trong bài nghị luận (bày tỏ thái độ tán thành)

Để bước trên con đường thành công, mỗi người luôn phải cố gắng và sẽ không ít lần trải qua thất bại. Vì vậy câu: Thất bại là mẹ của thành công hoàn toàn đúng.

2. Thân bài:

- Vấn đề gợi ra cách hiểu nào?

+ “Thất bại” là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Là những công việc ta vạch định nhưng không đạt được kết quả như mong muốn.

+ “Thành công” là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.

+ “Mẹ”: Mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con, vậy để có những thành công cần phải có thất bại.

=> “Thất bại là mẹ thành công” mang một ngụ ý đó là: đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.

- Vì sao bày tỏ thái độ tán thành?

Câu tục ngữ là một đúc rút kinh nghiệm hoàn toàn đúng vì: Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thử thách. Không phải bất kì con đường nào cũng đều đạt được thành công. Mà đôi khi con người phải nếm trải thất bại. Quan trọng là cách đối diện với thất bại đó. Sau mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.

- Những lí lẽ và bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?

+ Ý 1: Tại sao “thất bại là mẹ thành công” => Sự mâu thuẫn của câu nói, “thành công” hoàn toàn trái ngược với “thất bại”. Vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.

+ Ý 2: Tác động của thất bại đến con người

Đối với người dễ nản chí: chấp nhận, sợ hãi khó khăn, thất bại

Đối với người có ý chí: vượt qua khó khăn, đối đầu với thử thách

Dẫn chứng: Lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi/ Một số nhà bác học, danh nhân đã thất bại hàng ngàn lần trước khi ông sáng tạo ra phát minh

- Bàn luận mở rộng:

+ Phê phán những người tự ti, dễ bỏ cuộc

+ Hậu quả: họ sẽ mãi sống trong sợ hãi và không dám làm bất cứ việc gì hết sức mình

+ Không được liều lĩnh hay mù quáng

- Bài học nhận thức và hành động

+ Tự nhận thức và ý thức về thất bại của bản thân, lấy nó làm nền tảng để xây đắp những viên gạch thành công

+ Có lòng kiên trì theo đuổi ước mơ, hoài bão, chiến thắng nỗi sợ bản thân

+ Bài học hành động: nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện bản thân; khắc phục những điểm yếu

3. Kết bài: Rút ra ý nghĩa của ý kiến được tán thành

- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề

- Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close