Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 2Tải vềĐọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: […] Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: […] Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất. Mặt trời được nhân hóa, mặt trời là biểu tượng. Chất thơ, chất trữ tình không chỉ ở ngôn ngữ mà nó đã thấm sâu vào hồn người! Thiên nhiên như đang chia sẻ niềm vui với con người: “Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy hình như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi: mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím. Từng cụm bông lau khô vun vút bay hai bên như những tia lửa lập lòe. Mặt trời dọi lửa lên những chiếc cúc mạ bạc trên tấm áo đầy mụn vá tôi mặc…”. Tình thương của người thầy, mái trường vẫy gọi và ánh sáng cách mạng đã lay tỉnh mọi cuộc đời, từ bóng tối vươn ra ánh sáng. Như con chim sổ lồng cất cánh bay cao, An-tư-nai cũng vậy, cô vừa chạy vừa reo lên với đất trời, với gió mây: “Hãy nhìn tôi đây! Hãy nhìn tôi đang kiêu hãnh chừng nào! Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường, và sẽ dẫn cả các bạn khác đến!”. An-tư-nai như được truyền thêm sức mạnh để vượt qua thử thách, để đến với mái trường tuổi thơ cùng các bạn. Con đường đến với mái trường, con đường đi học của An-tư-nai cũng là con đường đi tới ánh sáng cách mạng và hạnh phúc. Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồi côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn đã đem tình thương như tỏa sáng trang văn Ai-ma-tốp mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta. (Trích Những cảm nhận sâu sắc khi đọc truyện “Người thầy đầu tiên”) Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Thuyết minh Câu 2. Tác phẩm nào sau đây là đối tượng của văn bản? A. Cô bé bán diêm của An-đéc-xen B. Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp C. Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài D. Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi Câu 3. Đoạn văn sau là yếu tố nào trong một văn bản nghị luận văn học? “Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy hình như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi: mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím. Từng cụm bông lau khôn vun vút bay hai bên nhưn những tia lửa lập lòe. Mặt trời dọi lửa lên những chiếc cúc mạ bạc trên tấm áo đầy mụn vá tôi mặc.”. A. Lí lẽ B. Ý kiến C. Bằng chứng D. Luận điểm Câu 4. Trong câu văn Thiên nhiên như đang chia sẻ niềm vui với con người. có những phó từ nào? A. Thiên nhiên, con người B. chia sẻ, niềm vui C. Như, với D. đang, với Câu 5. Theo người viết, những nguyên nhân nào sau đây khiến cho đoạn văn trích dẫn trở thành đoạn văn hay nhất, cảm động nhất? A. Vì nghệ thuật nhân hóa đặc sắc (mặt trời được nhân hóa, trở thành biểu tượng) B. Vì đây là một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động C. Vì ngọn lửa tình thương như tỏa sáng trang văn Ai-ma-tốp mãi mãi làm ấm áp lòng người D. Vì được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mếm bao la E. Vì chất thơ, chất trữ tình không chỉ ở ngôn ngữ mà nó đã thấm sâu vào hồn người! Câu 6. Ý nào sau đây nêu lên điểm nổi bật trong truyện ngắn của Ai-ma-tốp? A. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc B. Sử dụng nhiều chi tiết kịch tính, lôi cuốn người đọc C. Cách viết chân thực, cảm động, giàu tình yêu thương D. Nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính điển hình Câu 7. Phân tích ngữ pháp câu văn sau và chỉ ra các thành phần câu được mở rộng: Người thầy trong truyện ngắn đã đem tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Câu 8. Với nhân vật An-tư-nai, con đường đến trường đi học là con đường đến với ánh sáng cách mạng và hạnh phúc. Với chúng ta, nhà trường luôn là một thế giới kì diệu. Theo em, vì sao đó lại là “thế giới kì diệu”? Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Mỗi mùa khai giảng đi qua luôn để lại trong ta nhiều xúc cảm. Sự háo hức đợi chờ xen lẫn bao niềm hy vọng và dự định cho một năm học mới luôn đong đầy trong em. Hãy viết một bài văn biểu cảm về buổi khai giảng đã để lại trong em ấn tượng nhất. Đáp án Phần I: Câu 1 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận => Đáp án: B Câu 2 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp là đối tượng của văn bản => Đáp án: B Câu 3 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 4 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức phó từ Lời giải chi tiết: Phó từ: đang, với => Đáp án: D Câu 5 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Những nguyên nhân nào sau đây khiến cho đoạn văn trích dẫn trở thành đoạn văn hay nhất, cảm động nhất là: - Vì nghệ thuật nhân hóa đặc sắc (mặt trời được nhân hóa, trở thành biểu tượng) - Vì chất thơ, chất trữ tình không chỉ ở ngôn ngữ mà nó đã thấm sâu vào hồn người! => Đáp án: A, E Câu 6 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Cách viết chân thực, cảm động, giàu tình yêu thương là ý nêu lên điểm nổi bật trong truyện ngắn của Ai-ma-tốp => Đáp án: C Câu 7 (1.0 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về ngữ pháp và mở rộng thành phần trong câu Lời giải chi tiết: - Ngữ pháp: Người thầy trong truyện ngắn/ là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ,/ đem ánh sáng CN VN1 cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. VN2 - Thành phần câu được mở rộng: + Thành phần chủ ngữ: Cụm danh từ + VN1: Cụm động từ + VN2: Cụm động từ Câu 8 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích, nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: - Đến trường, các em được biết thêm nhiều kiến thức về cuộc sống, về cách ứng xử với mọi người… - Đến trường, các em được biết đọc chữ, viết chữ ghi lại tiếng nói dân tộc. Điều này sẽ giúp các em đọc được nhiều sách báo và học được nhiều điều bổ ích nữa. - Đến trường, các em được vui học cùng nhau, tràn đầy tình cảm thân yêu của thầy cô và của bè bạn. - Nhà trường là thế giới của tri thức, kiến thức. Giáo viên chính là người giúp học sinh tiếp cận kho tri thức của nhân loại, tri thức kinh điển, mới mẻ nhất… => Nhà trường nơi nâng đỡ cho em về tri thức, tình cảm, tư tưởng đạo lí, tình bạn, tình thầy trò… Phần II (7 điểm)
Phương pháp giải: Nêu cảm nhận của bản thân em Lời giải chi tiết: 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát về lễ khai giảng và bày tỏ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. 2. Thân bài - Suy nghĩ cảm xúc trước ngày khai trường: hồi hộp, chờ đợi, trằn trọc, nôn nao không ngủ được… - Suy nghĩ, cảm xúc trên đường đến trường trong ngày khai giảng: bầu trời, cảnh vật, con người,… - Suy nghĩ, cảm xúc khi đứng trên sân trường. (sử dụng yếu tố miêu tả, kết hợp kể chuyện, tạo tình huống, hoàn cảnh sinh động để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của em): Khung cảnh sân trường nhộn nhịp, đông vui; sự khang trang; trang phục và gương mặt của các thầy (cô), các bạn… - Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về lễ khai giản (sử dụng yếu tố miêu tả, kết hợp kể chuyện, tạo tình huống, hoàn cảnh sinh động để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của em): Diễn biến của buổi lễ: long trọng, trang nghiêm mà thật hân hoan, vui vẻ… - Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em khi buổi lễ kết thúc: niềm tin, ước mơ gửi gắm trong năm học này sẽ thành hiện thực! 3. Kết bài - Những cảm xúc, suy nghĩ về lễ khai giảng, hứa hẹn về một năm học mới thành công.
Quảng cáo
|