Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 12Tải về Đề thi giữa kì 2 Văn 7 bộ sách kết nối tri thức đề số 12 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Đọc văn bản SỰ TRUNG THỰC CỦA TRÍ THỨC Theo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Có học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy Không phải lúc nào cũng có một Chu Văn An trước sự lộng hành của đám sủng thần, dám dâng thất trảm sớ và sau khi bị khước từ, kiên quyết từ quan về dạy học. Không phải lúc nào cũng có anh em thái sử Bá thời Xuân Thu. Thôi Trữ sau khi giết vua Tề, ra lệnh cho thái sử Bá phải ghi vào sử: “Tề Trang Công bị bạo bệnh mà chết”. Bá ghi: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ nổi giận, lôi Bá ra chém. Bá có ba người em. Hai người noi gương anh đều bị chém. Người em út vẫn điềm nhiên viết: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Trữ quát: “Ba anh ngươi đều đã bị chém, ngươi không sao?” Người này nói: “Việc của quan thái sử là ghi lại sự thật, nếu xuyên tạc thà bị chém còn hơn”. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn không thích từ “kẻ sĩ” lắm. Có lẽ do màu sắc hơi “hoài” của nó chăng? Đạo thánh hiền quả là cao quý và đáng trân trọng nhưng nó là một cái gì đã có. Kẻ sĩ thời nay chính là những trí thức do tính rộng mở của từ này. Nhất là vào thời đại nền kinh tế tri thức phát triển với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt ngành tin học. Người trí thức không những tôn trọng thánh hiền mà còn là kẻ dám mày mò vào cõi không biết, đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai. Một nước đang phát triển như nước ta cần nhanh chóng đào tạo một đội ngũ trí thức đông đảo để khỏi tụt hậu. Muốn vậy chúng ta phải lập cho được một môi trường lành mạnh trên nền tảng sự trung thực trí thức. Ít lâu nay báo chí nói nhiều đến nạn bằng giả. Đó là một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, cần phải loại bỏ. Nhưng theo tôi, nó không nghiêm trọng bằng hội chứng “bằng thật, người giả” vì hội chứng này có nguy cơ gây sự lẫn lộn trong hệ giá trị và làm ô nhiễm môi trường đạo đức một xã hội trung thực, trong đó thật/ giả phải được phân định rạch ròi và minh bạch. Chúng ta thường nói nhiều đến tài năng và trí thức. Nhưng tài năng và trí thức chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực. (Trích từ Đối thoại với đời & thơ, Lê Đạt, NXB Trẻ, 2008, tr.14-15) Lựa chọn đáp án đúng Câu 1. Hai câu đầu của văn bản sử dụng phép liên kết nào? A. Phép thế. B. Phép nối. C. Phép lặp. D. Phép liên tưởng. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là A. Nghị luận. B. Tự sự. C. Miêu tả. D. Biểu cảm. Câu 3. “Hội chứng” được hiểu là: A. Hội chứng (syndrome) là một tập hợp các dấu hiệu bệnh có mối tương quan với nhau và thường với một bệnh cụ thể. B. Hội chứng (syndrome) là một tập hợp các dấu hiệu bệnh và chứng bệnh có mối tương quan với nhau và thường với một bệnh cụ thể. C. Hội chứng (syndrome) là một tập hợp các dấu hiệu triệu chứng có mối tương quan với nhau và với một bệnh cụ thể. D. Hội chứng (syndrome) là một tập hợp các dấu hiệu bệnh và triệu chứng có mối tương quan với nhau và thường với một bệnh cụ thể. Câu 4. Hội chứng “bằng thật, người giả” được tác giả đề cập trong văn được hiểu là: A. người dùng bằng giả nhưng tỏ ra như dùng bằng thật. B. người dùng bằng thật nhưng sống giả dối. C. người dùng bằng thật nhưng trình độ kém cỏi, không tương xứng với bằng cấp. D. người dùng bằng giả nhưng có trình độ cao, không tương xứng với bằng cấp. Câu 5. Mục đích của việc so sánh kẻ sĩ ngày xưa và trí thức ngày nay là gì? A. Làm nổi bật cái dũng khí của kẻ sĩ xưa khi bảo vệ đạo thánh hiền. B. Khẳng định trí thức xưa và nay đều phải đối mặt với nguy hiểm. C. Nhấn mạnh điểm mới của trí thức ngày nay so với kẻ sĩ ngày xưa. D. Khẳng định kẻ sĩ ngày xưa dám chết vì đấu tranh cho sự thật. Câu 6. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản? A. Bàn về phẩm cách trung thực của trí thức và xây dựng xã hội trung thực để tài năng, trí thức phát triển bền vững B. Bàn về những kẻ sĩ dám đấu tranh để bảo vệ sự thật và sự cần thiết phải xây dựng một xã hội trung thực. C. Bàn về vai trò của đạo thánh hiền và sự cần thiết phải học tập những tấm gương dám chết bởi đạo thánh hiển. D. Bàn về sứ mệnh của trí thức ngày nay: phải biết đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 7. Theo đoạn trích, hội chứng “bằng thật người giả” gây ra những tác hại nào? Câu 8. Vì sao tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực? Câu 9. Anh/ Chị nêu hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người trí thức. Câu 10. Anh/ Chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản? PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên. Đáp án PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5 điểm)
Phương pháp: Căn cứ các phép liên kết Lời giải chi tiết: Phép lặp: có học => Đáp án: C Câu 2 (0.5 điểm)
Phương pháp: Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt: nghị luận => Đáp án: A Câu 3 (0.5 điểm)
Phương pháp: Căn cứ bài nghĩa của từ Lời giải chi tiết: Hội chứng (syndrome) là một tập hợp các dấu hiệu bệnh và triệu chứng có mối tương quan với nhau và thường với một bệnh cụ thể => Đáp án: D Câu 4 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Hội chứng “bằng thật, người giả” được tác giả đề cập trong văn được hiểu là: người dùng bằng thật nhưng trình độ kém cỏi, không tương xứng với bằng cấp. => Đáp án: C Câu 5 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Mục đích: Nhấn mạnh điểm mới của trí thức ngày nay so với kẻ sĩ ngày xưa. => Đáp án: C Câu 6 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Nội dung: Bàn về phẩm cách trung thực của trí thức và xây dựng xã hội trung thực để tài năng, trí thức phát triển bền vững => Đáp án: A Câu 7 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích, Lời giải chi tiết: Hội chứng “bằng thật, người giả” có nguy cơ gây sự lẫn lộn trong hệ giá trị và làm ô nhiễm môi trường đạo đức một xã hội trung thực, trong đó thật/ giả phải được phân định rạch ròi và minh bạch. Câu 8 (0.5 điểm)
Phương pháp: Phân tích Lời giải chi tiết: Tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực, vì: xã hội trung thực mới tôn trọng/ tôn vinh thực lực, những giá trị thực.
Phương pháp: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: Gợi ý: - Nói đúng sự thật - Sẵn sàng tố cáo cái sai để bảo vệ lẽ phải Câu 10 (0.5 điểm)
Phương pháp: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: Gợi ý: - Mỗi người (đặc biệt là trí thức) biết sống trung thực thì góp phần xây dựng xã hội văn mình - Sống trung thực sẽ tạo được niềm tin, sự ngưỡng mộ PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
Phương pháp: Căn cứ các bài học về văn tự sự, kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt Lời giải chi tiết: * Giới thiệu vấn đề: Nêu được vấn đề cần nghị luận * Triển khai vấn đề: - Giải thích khái niệm tự học: + Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài. + Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt quá trình học tập như tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức - Biểu hiện của người có tỉnh tự học: + Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi. + Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình. + Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở. - Vai trò, ý nghĩa của việc tự học: + Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống + Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. + Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn. - Phê phán một số người không có tinh thần tự học. - Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình. * Kết thúc vấn đề: Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.
Quảng cáo
|