Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7 kết nối tri thức có đáp án

Tải về

Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7 kết nối tri thức có đáp án

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngôi nhà

 

Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ

Hoa xao xuyến nở

Như mây từng chùm

 

Em yêu tiếng chim

Đầu hồi lảnh lót

Mái vàng thơm phức

Rạ đầy sân phơi

 

Em yêu ngôi nhà

Gỗ, tre mộc mạc

Như yêu đất nước

Bốn mùa chim ca

(Tô Hà)

 

 

Câu 1 (0.25 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ

B. Thơ lục bát

C. Thơ năm chữ

D. Thơ tự do

Câu 2 (0.25 điểm): Đối tượng biểu cảm chủ yếu trong bài thơ là gì?

A. Em

B. Tiếng chim

C. Ngôi nhà

D. Đất nước

Câu 3 (0.25 điểm):xao xuyến” biểu đạt tình cảm của nhân vật trữ tình như thế nào?

A. Sự rung động ngất ngây, lắng dịu trước vẻ đẹp thơ mộng, dịu dàng

B. Sự bồi hồi, rạo rực trước thiên nhiên và sự vật xung quanh

C. Sự vui sướng, hạnh phúc trước vẻ đẹp thiên nhiên trước mắt

D. Sự nhớ nhung về vẻ đẹp in dấu trong kí ức không thể phai mờ

Câu 4 (0.25 điểm): Yếu tố nào sau đây không trực tiếp xuất hiện trong bài thơ?

A. Hàng xoan

B. Tiếng chim

C. Sân phơi

D. Giếng nước

Câu 5 (0.25 điểm): Hình ảnh “ngôi nhà” khơi gợi những điều gì đối với người đọc?

A. Gợi tình cảm ấm áp yêu thương

B. Gợi niềm vui bên thầy cô, bạn bè

C. Gợi những kỉ niệm êm đềm trong kí ức

D. Gợi những khó khăn vất vả của cuộc sống

Câu 6 (0.25 điểm): Trong khổ thơ dưới đây, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?

 

Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ

Hoa xao xuyến nở

Như mây từng chùm

 

 

A. Nhân hóa, so sánh

B. Nhân hóa, ẩn dụ

C. So sánh, hoán dụ

D. Điệp ngữ, so sánh

Câu 7 (0.5 điểm): Nêu ấn tượng của em khi đọc 2 câu thơ: Mái vàng thơm phức/ Rạ đầy sân phơi.

Câu 8 (1.0 điểm): Em hãy phát biểu một thông điệp có ý nghĩa sau khi đọc bài thơ.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích nhân vật cô bé trong truyện dưới đây:

“Sự tích bông hoa cúc trắng”

Ngày xửa ngày xưa, ở một xóm nọ rất vắng người, trong xóm có rất ít hộ dân, trong nhà nọ chỉ có hai mẹ con ở với nhau, nương tựa vào nhau để sống. Người cha không may đã mất từ rất sớm, để lại hai mẹ con cô đơn trong túp lều nhỏ rách nát, hai mẹ con phải làm việc vô cùng vất vả thì mới kiếm đủ tiền ăn.

Vào một ngày kia, người mẹ vì làm việc quá nhiều, kiệt sức nên bị ốm. Bà liền gọi con gái tới bảo rằng:

- Con ơi! Giờ con hãy đi tìm thầy thuốc tới đây mẹ giúp mẹ. Cô bé vâng lời mẹ, vội vàng chạy đi tìm thầy thuốc. Cô bé vừa đi vừa lo lắng cho mẹ của mình. Trên đường đi, cô vô tình gặp được một cụ già tóc bạc, râu trắng. Cụ già thấy cô bé vừa vội vàng như vậy liền gọi lại hỏi thăm.

- Này cô bé, cháu đi đâu mà vội vàng thế?

Dù đang đi rất vội nhưng cô bé vẫn dừng lại trong chốc lát để trả lời cụ già:

- Thưa cụ, giờ cháu đang đi mời thầy thuốc ạ, mẹ cháu đang bị bệnh rất nặng.

Nghe vậy cụ già liền bỏa cô bé:

- Ta chính là thầy thuốc đây, giờ cháu dẫn ta tới nhà cháu đi, ta sẽ khám bệnh cho mẹ cháu.

Nghe thấy vậy cô bé hết sức vui mừng, dẫn đường cho cụ già về nhà mình. Đến nơi, cụ già liền khám bệnh cho mẹ của cô bé. Sau đó cụ già nói cho cô bé là:

- Bệnh của mẹ cháu giờ đã nặng lắm rồi. Nhưng ta sẽ cố hết sức để có thể chữa khỏi bệnh cho mẹ của cháu. Giờ cháu phải đi ngay tới chỗ gốc đa ở đầu rừng, cháu sẽ thấy gần đó có bông hoa màu trắng, sau đó cháu hãy mang bông hoa đó về đây.

Ngoài trời bây giờ đang có giá rất mạnh. Cô bé trên người chỉ mặc một chiếc áo mỏng ở trên người. Nhưng vì nhà nghèo quá, thương mẹ nên cô bé vẫn tiếp tục đi tìm, cô cứ đi mãi, đi mãi cho đến khi đôi chân của cô bé đã mỏi nhừ thì cô mới tới được chỗ gốc đa, nơi đầu rừng như lời của cụ già nói.

Cô bé nhìn xung quanh gốc cây thì thấy ngay bụi cây gần đó với một bông hoa màu trắng rất đẹp. Cô bé liền hái bông hoa lên, nâng niu chúng ở trên tay. Đột nhiên cô lại nghe thấy tiếng nói của bà cụ già đang văng vẳng bên tai của mình.

- Bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sẽ sống được bấy nhiêu ngày

Cô bé lập tức nhìn xuống bông hoa và cẩn thận đếm từng cánh một

- Một cánh, hai cánh, ba cánh, bốn cánh – hai mươi cánh. Có nghĩa là mẹ mình chỉ có thể sống được 20 ngày nữa sao?

Sau một hồi suy nghĩ cách giải quyết, cô bé ngồi xuống, nhẹ nhàng xé từng cánh hoa ra rất nhiều sợi nhỏ khác nhau. Mỗi sợ nhỏ ấy lại trở thành một cánh hoa, từ một bông hoa chỉ có hai mươi cánh giờ đây đã trở thành bông hoa có vô vàn cánh hoa.

Cô bé nhanh chóng đem theo bông hoa chạy về nhà với mẹ. Khi vừa chạy về tới nơi cô bé đã thấy cụ già kia đứng ngay trước cửa nhà mình để chờ mình. Cụ già tươi cười nói với cô bé rằng:

- Mẹ của cháu đã khỏi bệnh rồi đấy. Đó chính là phần thưởng cho lòng hiếu thảo, ngoan ngoãn của cháu.

Kể từ đó, hàng năm cứ vào mùa thu thì bông hoa có nhiều cánh hoa lại đua nhau nở rộ, vô cùng xinh đẹp, từ lúc đó trở đi người ta đặt tên cho bông hoa đó là bông hoa cúc trắng, là biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ mình.

(Theo http://truyenxuatichcu.com/)

Đề 2

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

[…] Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất. Mặt trời được nhân hóa, mặt trời là biểu tượng. Chất thơ, chất trữ tình không chỉ ở ngôn ngữ mà nó đã thấm sâu vào hồn người! Thiên nhiên như đang chia sẻ niềm vui với con người:

“Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy hình như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi: mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím. Từng cụm bông lau khô vun vút bay hai bên như những tia lửa lập lòe. Mặt trời dọi lửa lên những chiếc cúc mạ bạc trên tấm áo đầy mụn vá tôi mặc…”.

Tình thương của người thầy, mái trường vẫy gọi và ánh sáng cách mạng đã lay tỉnh mọi cuộc đời, từ bóng tối vươn ra ánh sáng. Như con chim sổ lồng cất cánh bay cao, An-tư-nai cũng vậy, cô vừa chạy vừa reo lên với đất trời, với gió mây: “Hãy nhìn tôi đây! Hãy nhìn tôi đang kiêu hãnh chừng nào! Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường, và sẽ dẫn cả các bạn khác đến!”. An-tư-nai như được truyền thêm sức mạnh để vượt qua thử thách, để đến với mái trường tuổi thơ cùng các bạn. Con đường đến với mái trường, con đường đi học của An-tư-nai cũng là con đường đi tới ánh sáng cách mạng và hạnh phúc.

Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồi côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn đã đem tình thương như tỏa sáng trang văn Ai-ma-tốp mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.

(Trích Những cảm nhận sâu sắc khi đọc truyện “Người thầy đầu tiên”)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 2. Tác phẩm nào sau đây là đối tượng của văn bản?

A. Cô bé bán diêm của An-đéc-xen

B. Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp

C. Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài

D. Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi

Câu 3. Đoạn văn sau là yếu tố nào trong một văn bản nghị luận văn học?

“Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy hình như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi: mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím. Từng cụm bông lau khôn vun vút bay hai bên nhưn những tia lửa lập lòe. Mặt trời dọi lửa lên những chiếc cúc mạ bạc trên tấm áo đầy mụn vá tôi mặc.”.

A. Lí lẽ

B. Ý kiến

C. Bằng chứng

D. Luận điểm

Câu 4. Trong câu văn Thiên nhiên như đang chia sẻ niềm vui với con người. có những phó từ nào?

A. Thiên nhiên, con người

B. chia sẻ, niềm vui

C. Như, với

D. đang, với

Câu 5. Theo người viết, những nguyên nhân nào sau đây khiến cho đoạn văn trích dẫn trở thành đoạn văn hay nhất, cảm động nhất?

A. Vì nghệ thuật nhân hóa đặc sắc (mặt trời được nhân hóa, trở thành biểu tượng)

B. Vì đây là một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động

C. Vì ngọn lửa tình thương như tỏa sáng trang văn Ai-ma-tốp mãi mãi làm ấm áp lòng người

D. Vì được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mếm bao la

E. Vì chất thơ, chất trữ tình không chỉ ở ngôn ngữ mà nó đã thấm sâu vào hồn người!

Câu 6. Ý nào sau đây nêu lên điểm nổi bật trong truyện ngắn của Ai-ma-tốp?

A. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc

B. Sử dụng nhiều chi tiết kịch tính, lôi cuốn người đọc

C. Cách viết chân thực, cảm động, giàu tình yêu thương

D. Nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính điển hình

Câu 7. Phân tích ngữ pháp câu văn sau và chỉ ra các thành phần câu được mở rộng:

Người thầy trong truyện ngắn đã đem tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời.

Câu 8. Với nhân vật An-tư-nai, con đường đến trường đi học là con đường đến với ánh sáng cách mạng và hạnh phúc. Với chúng ta, nhà trường luôn là một thế giới kì diệu. Theo em, vì sao đó lại là “thế giới kì diệu”?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Mỗi mùa khai giảng đi qua luôn để lại trong ta nhiều xúc cảm. Sự háo hức đợi chờ xen lẫn bao niềm hy vọng và dự định cho một năm học mới luôn đong đầy trong em. Hãy viết một bài văn biểu cảm về buổi khai giảng đã để lại trong em ấn tượng nhất.

Đề 3

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Đom Đóm và Giọt Sương

Tối hôm đó không có trăng những bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống chân ruộng bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để anh lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thù về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh và thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp! Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật! Càng đến gần, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:

- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh tỏa sáng như một viên ngộc vậy!

Giọt Sương dịu dàng nói:

- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cái đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!

Đom Đóm nói:

- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hại lúa đây!

Đom Đóm bay đi, Giọt Sương nói với theo, giọng đầy khích lệ:

- Xin chúc bạn làm cho nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!

(Theo https://truyenviet.vn/)

Câu 1. Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào sau đây?

A. Ngôi kể thứ nhất số ít

B. Ngôi kể thứ nhất số nhiều

C. Ngôi kể thứ ba

D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba

Câu 2. Người kể chuyện và các nhân vật trong câu chuyện trên có mối quan hệ như thế nào?

A. Là anh em, họ hàng

B. Là hàng xóm láng giềng

C. Là bạn bè thân thiết

D. Không có mối quan hệ gì

Câu 3. Đom Đóm và Giọt Sương có cuộc gặp gỡ như thế nào?

A. Cuộc gặp gỡ tình cờ

B. Đom Đóm hẹn gặp Giọt Sương

C. Giọt Sương hẹn gặp Đom Đóm

D. Cuộc gặp được sắp đặt từ trước

Câu 4. Vì sao nhân vật Đom Đóm lại bay đến gần Giọt Sương?

A. Vì muốn soi bóng mình qua Giọt Sương

B. Vì khát nước nên muốn uống sương

C. Vì nhận thấy vẻ đẹp của Giọt Sương

D. Vì Giọt Sương gần đường bay của Đom Đóm

Câu 5. Ai là người nhận ra vẻ đẹp của đối phương trong câu chuyện?

A. Đom Đóm nhận ra vẻ đẹp của Giọt Sương

B. Giọt Sương nhận ra vẻ đẹp của Đom Đóm

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Câu 6. Người viết đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để xây dựng nhân vật trong câu chuyện?

A. Biện pháp nhân hóa

B. Biện pháp ẩn dụ

C. Biện pháp so sánh

D. Biện pháp nói quá

Câu 7. Dòng nào sau đây chứa các phó từ trong câu: Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy?

A. cây đèn, Đom Đóm, Sao Hôm

B. Của, cứ, lên, đang

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 8. Sau khi đọc câu chuyện, em rút ra bài học gì khi khen ngợi người khác?

A. Lời khen cần nói sau khi nghe người khác khen mình

B. Lời khen phải có cơ sở thực tế, chân thành

C. Lời khen phải mang lại lợi ích cho bản thân

D. Lời khen là lời xã giao trong giao tiếp, ứng xử

Câu 9. Em có nhận xét gì về cách ứng xử của các nhân vật trong câu chuyện?

Câu 10. Lời nói của Giọt Sương: Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình, có ý nghĩa gì?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì.

a. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.

b. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?

c. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng.

d. An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?

Câu 2. Có những nhân vật văn học em đã học, đã đọc để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một đặc điểm nổi bật của một nhân vật văn học mà em yêu thích.

Đề 4

Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

MÙA XUÂN CỦA TÔI

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.

Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . .

Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống.

Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế ấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa.

Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.

Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)

Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Mùa xuân của tôi” thuộc loại văn bản nào?

A. Tản văn

B. Truyện ngắn

C. Tùy bút

D. Hồi ký

Câu 2: Vũ Bằng đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân của vùng nào?

A. Đồng bằng Bắc bộ

B. Duyên hải Nam trung bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Tây Nguyên

Câu 3: Mùa xuân được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?

A. Thính giác, xúc giác, thị giác

B. Thính giác, khứu giác, vị giác

C. Thinh giác, xúc giác, vị giác

D. Thính giác, khứu giác, xúc giác

Câu 4: Vẻ đẹp của mùa xuân trong văn bản “Mùa xuân của tôi” được miêu tả như thế nào?

A. Tươi tắn và sôi động

B. Lạnh lẽo và u buồn

C. Trong sáng và nồng cháy

D. Se lạnh và ấm áp

Câu 5: Đoạn trích “Mùa xuân của tôi”, nói về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân,…được tái hiện trong nỗi nhớ da diết của một người xa quê, đúng hay sai? (Biết)

A. Đúng

B. Sai

Câu 6. Ý nghĩa của văn bản trên là gì?

A. Sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở – một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.

B. Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.

C. Sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, tái hiện nỗi nhớ da diết của một người xa quê.

D. Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội - một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.

Câu 7: Trong câu văn: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong [. . .] trong văn bản “Mùa xuân của tôi”, từ "phong" có nghĩa là gì?

A. Bọc kín.

B. Oai phong.

C. Cơn gió.

D. Đẹp đẽ.

Câu 8: Công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn sau: Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . .

A. Còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

B. Thể hiện chỗ lời bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn

D. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

Câu 9: Qua văn bản trên, em hãy nêu những đặc trưng khi mùa xuân về trên quê hương em?

Câu 10: Em thường làm gì để cùng gia đình đón Tết vui vẻ? (Hãy nêu ít nhất 02 việc)

Phần II: TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc.

Đề 5

Phần I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

BÀI THUYẾT GIẢNG

Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi.

Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.

Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa. Đoán được lý do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa.

Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.

Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói:

- Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.

(Nguồn https://truyenviet.vn/bai-thuyet-giang)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Thuyết minh

Câu 2. Trong văn bản, nghĩa của từ “thuyết giảng” là gì?

A. Trình bày, giảng giải về một vấn đề

B. Bày tỏ cảm xúc về một vấn đề

C. Bác bỏ một ý kiến, vấn đề

D. Ép người khác phải nghe lời mình

Câu 3. Trước khi vị giáo sư đến thăm nhà, cậu bé là người thế nào?

A. Không hề muốn chơi hay làm bạn với bất kì ai

B. Lối sống khép kín, cá nhân

C. Cô độc

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4. Vị giáo sư đã thuyết giảng cho cậu bé bằng cách nào?

A. Tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi

B. Lấy kẹp nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt bên cạnh lò sưởi.

C. Nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5. Theo em, cậu bé đã nhận ra được bài học thuyết giảng nào từ vị giáo sư?

Câu 6. Lời nhắn gửi đến mọi người từ câu chuyện trên mà em tâm đắc.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ về một người thầy (cô) mà em yêu quý

Đề 6

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Tháng Ba – Hoàng Vân

Tháng ba mùa giáp hạt

Đến rong rêu cũng gầy

Mẹ bưng rá vay gạo

Cha héo hắt đường cày

 

Áo nâu may dịp tết

Bây giờ mực tím dây

Bần dưới sống ăn đữo

Khoai mậm non cả ngày

Tháng ba mưa dầm đất

Rét Nàng Bân tím trời

Kéo cảnh vun lửa đốt

Trẻ và trâu cùng cười

 

Tháng ba, tháng ba ơi!

Mùa xa… ngày thơ dại

Lúa lên xanh ngoài bãi

Sữa ướp đòng sinh đôi

 

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể loại nào?

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Tự do

D. Tứ tuyệt

Câu 2. Xác định nội dung chính của bài thơ trên và dấu hiệu nhận biết

A. Người mẹ, vì có hình ảnh Mẹ bưng rá vay gạo

B. Tình yêu quê hương, vì có hình ảnh lúa lên xanh ngoài bãi

C. Ký ức tuổi thơ đói nghèo, vì rất nhiều hình ảnh gợi cuộc sống thiếu đói trong mùa giáp hạt

D. Cuộc sống đói nghèo, vì phỉa ăn bần, ăn khoai mậm

Câu 3. Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ?

A. Nhịp 3/2 và 2/3

B. Nhịp 1/4 và 4/1

C. Nhịp thơ linh hoạt

D. Khó xác định

Câu 4. Vì sao tháng ba mùa giáp hạt lại khốn khó?

A. Khi giao mùa (giữa xuân và hạ)

B. Mùa xuân đi chơi không làm

C. Thời kỳ đói khổ nhất trong năm

D. Khi lúa mùa cũ ăn hết, lúa mới chưa thu hoạch nên đói khổ

Câu 5. Xác định nội dung của khổ thơ thứ nhất?

A. Cảnh vật ảm đạm trong tháng ba

B. Mẹ đi vay gạo nấu cơm

C. Cha cày đồng mệt mỏi

D. Cuộc sống khốn khó mùa giáp hạt

Câu 6. Tuổi thơ hồn nhiên trong đói nghèo thể hiện rõ ở khổ thơ nào, dòng thơ nào?

A. Khổ 1, dòng thơ: Đến rong rêu cũng gầy

B. Khổ 2, dòng thơ: Bây giờ mực tím dây

C. Khổ 3, dòng thơ: Trẻ và trâu cùng cười

D. Khổ 4, dòng thơ: Lúa lên xanh ngoài bãi

Câu 7. Những câu thơ nào thể hiện rõ nhất nỗi buồn của đất trời trong tháng ba mùa giáp hạt?

A. Tháng ba mưa dầm đất/ Rét Nàng Bân tím trời

B. Tháng ba, tháng ba ơi! Mùa xa… ngày thơ dại!

C. Mẹ bưng rá vay gạo/ Cha héo hắt đường cày

D. Bần dưới sông ăn đỡ/ Khoai mậm non cả ngày

Câu 8. Niềm hy vọng vào vụ mùa bội thu được thể hiện ở chi tiết, hình ảnh nào?

A. Tháng ba, tháng ba ơi!

B. Lúa lên xanh; Sữa ướp đòng sinh đôi

C. Kéo cành vun lửa đốt

D. Áo nâu may dịp tết

Câu 9. Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là?

A. Người mẹ tần tảo

B. Người bố vất vả

C. Lũ trẻ hồn nhiên

D. Một người có tuổi thơ sống ở vùng quê nghèo khó

Câu 10. Nhà thơ dành tình cảm yêu thương sâu sắc cho đối tượng nào?

A. Những đứa trẻ hồn nhiên

B. Con người vất vả, nghèo khó của quê hương

C. Cha mẹ nghèo khó của mình

D. Quê hương

Câu 11. Khổ thơ cuối đã thể hiện được những điều gì?

A. Yêu thương, gắn bó với quê hương; niềm vui vào vụ mùa mới

B. Nhớ thương kí ức đã xa; niềm vui lúa đã trổ bông

C. Tháng ba đã lùi xa; ngày gặt đang đến gần

D. Vui sướng vì lúa đang sinh sôi nảy nở

Câu 12. Bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ là?

A. Hãy nhớ tích trữ lương thực vì tháng ba là mùa giáp hạt

B. Đừng quên những ngày bố mẹ phải nhọc nhằn

C. Đừng quên ngày phải ăn bần, ăn khoai mầm

D. Cuộc sống còn vất vả, hãy sống lạc quan và hy vọng

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Những bạn trẻ trong bài thơ đã sống như thế nào trong tháng ba, mùa giáp hạt?

Câu 2.

a. Xác định những câu thơ có chứa nghệ thuật nhân hóa và nêu tác dụng

b. Xác định 2 khổ thơ có sự tương phản trong bài và nêu tác dụng

Câu 3. Viết bài văn phân tích nhân vật Đuy-sen trong đoạn trích “Người thầy đầu tiên”.

Đề 7

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

BỐ CỦA XI-MÔNG

Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng. Ánh Mặt Trời êm đềm sưởi ấm bãi cỏ. Nước lấp lánh như gương. Và Xi-mông có những giây phút khoan khoái, có cái cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc, em rất thèm được nằm ngủ ở đây, trên mặt cỏ, dưới nắng ấm.

Một chú nhái con màu xanh lục nhảy dưới chân em. Em định bắt nó. Nó nhảy thoát. Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền. Cuối cùng, em tóm được hai đầu chân sau của nó và bật cười nhìn con vật cố giãy giụa thoát thân. Nó thu mình trên đôi cẳng lớn, rồi bật phắt lên, đột ngột duỗi cẳng, ngay đơ như hai thanh gỗ; trong lúc giương tròn con mắt có vành vàng, nó dùng hai chân trước đập vào khoảng không, huơ lên như hai bàn tay. Thấy vậy, em nhớ đến một thứ đồ chơi làm bằng những thanh gỗ hẹp đóng đinh chữ chi chồng lên nhau, và với động tác cũng giống như vậy, điều khiển các chú lính nhỏ cài bên trên tập tành. Thế là em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.

Bỗng một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em và một giọng nói ồm ồm hỏi em: “Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi?”.

Xi-mông quay lại. Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu. Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào:

- Chúng nó đánh nhau… vì… cháu … cháu… không có bố… không có bố.

- Sao thế? – Bác ta mỉm cười bảo – Ai mà chẳng có bố.

Em bé nói tiếp một cách khó khăn, giữa những tiếng nấc buồn tủi:

- Cháu… cháu không có bố.

Bác công nhân bỗng nghiêm lại; bác nhận ra thằng bé con nhà chị Blăng-sốt, và tuy mới đến vùng này, bác cũng đã mong manh biết chuyện của chị.

- Thôi nào, - Bác nói – đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu… một ông bố.

Hai bác cháu lên đường. Người lớn dắt tay đứa bé, và bác lại mỉm cười, vì bác chẳng khó chịu được đến gặp chị Blăng-sốt, nghe đồn chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng […]

Họ đến trước một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.

- Đây rồi. – Đứa trẻ nói, và em gọi to – Mẹ ơi!

Một thiếu phụ xuất hiện, và bác công nhân bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được với một cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối. E dè, mũ cầm tay, bác ấp úng:

- Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông.

Nhưng Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại òa khóc và bảo:

- Không, mẹ ơi, con đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con… đánh con… tại con không có bố.

Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy, chị ôm con hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôi rơi. Người đàn ông xúc động vẫn đứng đó, không biết bỏ đi thế nào cho phải. Nhưng Xi-mông bỗng chạy đến bên bác và nói:

- Bác có muốn làm bố cháu không?

Im lặng như tờ. Chị Blăng-sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực. Thấy người ta không trả lời mình, em bé lại nói:

- Nếu bác không muốn, cháy sẽ quay trở ra nhảy xuống sông cho chết đuối.

Bác công nhân cười đáp coi như chuyện đùa:

- Có chứ, bác muốn chứ.

- Thế bác tên là gì? – Em bé liền hỏi – Để cháu trả lời chúng nó khi chúng nó muốn biết tên bác.

- Phi-líp. – Người đàn ông đáp.

Xi-mông im lặng một giây, để ghi nhớ cái tên ấy trong óc, rồi hết cả buồn, em vươn hai cánh tay và nói:

- Thế nhé! Bác Phi-líp, bác là bố cháu.

Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh.

Ngày hôm sau, khi em bé đến trường, một tiếng cười ác ý đón em. Và lúc tan học, khi thằng kia lại muốn trêu chọc, Xi-mông quát vào mặt nó những lời này, như ném một hòn đá: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp”.

Khắp xung quanh bật lên những tiếng la hét thích thú:

- Phi-líp gì? … Phi-líp nào? … Phi-líp là cái gì?... Mày lấy đâu ra Phi-líp của mày thế?

Xi-mông không trả lời gì hết, và một mực tin tưởng sắt đá, em đưa con mắt thách thức chúng, sẵn sàng chịu hành hạ, còn hơn là bỏ chạy. Thầy giáo giải thoát cho em và em về nhà.

(Guy-đơ Mô-pa-xăng, Bố của Xi-mông, Lê Hồng Sâm dịch)

Câu 1. Truyện Bố của Xi-mông có sự kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào?

A. Biểu cảm

B. Nghị luận

C. Thuyết minh

D. Miêu tả

Câu 2. Người kể trong văn bản Bố của Xi-mông là ai?

A. Bác công nhân Phi-líp

B. Chị Blăng-sốt

C. Xi-mông

D. Người kể vắng mặt

Câu 3. Xi-mông ở trong trạng thái nào khi đuổi bắt con nhái?

A. Đau khổ đến muốn chết

B. Rất buồn ngủ và mệt mỏi

C. Vừa đau buồn lại chợt vui

D. Rất vui thích đuổi bắt con nhái

Câu 4. Ý nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất tâm trạng của Xi-mông khi em thổ lộ với bác công nhân Phi-líp mong muốn có một ông bố?

A. Vừa đau khổ, vừa khát khao, hi vọng

B. Rất buồn ngủ và mệt mỏi

C. Vừa đau buồn lại chợt vui

D. Rất vui thích đuổi bắt con nhái

Câu 5. Ý nào nêu nhận xét đúng về sự xuất hiện của “ông bố” Phi-líp trong cuộc đời Xi-mông?

A. Là kết quả của phép màu kì diệu

B. Bất ngờ nhưng hợp lí và cảm động

C. Đã được dự báo từ trước

D. Là tự nhiên, do bác Phi-líp có ý từ lâu

Câu 6. Theo em, nguyên nhân chính dẫn đến việc lũ trẻ trêu chọc, hành hạ bé Xi-mông là gì?

A. Vì muốn tạo trò vui

B. Vì thói vô cảm, độc ác

C. Vì định kiến của người lớn

D. Vì thiếu sự hiểu biết, cảm thông

Câu 7. Vì sao bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông?

A. Vì lời đề nghị của Xi-mông quá bất ngờ

B. Vì hoàn cảnh gia đình của thiếu phụ Blăng-sốt

C. Vì cảm thông và muốn giúp đỡ mẹ con Xi-mông

D. Vì bác khỏe mạnh và thường hay giúp đỡ người khác

Câu 8. Lời nhắn gửi chung nhất của câu chuyện này là gì?

A. Không nên trêu chọc, giễu cợt Xi-mông

B. Hãy cảm thông, chia sẻ với mẹ con Xi-mông

C. Hãy đối xử nhân hậu với những con người thiệt thòi, đau khổ

D. Mong Xi-mông được hạnh phúc và có một ông bố.

Câu 9. Ý nghĩa của yếu tố “nhân” trong hai từ in đậm ở câu sau có giống nhau không? Em hãy giải thích vì sao.

“Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu”.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì.

a. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.

b. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?

c. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng.

d. An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?

Câu 2. Hãy phân tích câu chuyện về trò chơi của hai bố con ở vườn hoa và món quà trong truyện ngắn Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần

Đề 8

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

NHỮNG TUỔI THƠ – Lưu Quang Vũ

Những tuổi thơ không có tuổi thơ

Những đôi mắt tráo trơ mà tội nghiệp

Chúng ăn cắp, đánh nhau, chửi tục

Lang thang hè đường tàu điện quán bia

Những bông hoa chưa nở đã tàn đi

Những cành cây chưa xanh đã cỗi.

 

Em gái mười lăm đã không còn thiếu nữ

Dưới mái tóc quăn trơ trụi vai gầy

Em đi đây đêm nay

Để lòng tôi se lại

Em lăn lóc trong bùn lội

Mà tôi chẳng biết làm gì

Lặng đứng nhìn em đi

Cổ tôi chừng nghẹn đắng

Con chim non trong trắng

[…]

Đôi môi em không trong vắt nụ cười

Em chẳng biết yêu đương mà mơ ước

Không được đọc những trang sách đẹp

 

Không biết tin vào những bài ca

Sớm độc ác sớm xấu xa

Bao đứa trẻ như em tàn lụi

Sao mọi người có thể dửng dưng

Nhìn em đi trên đường tối?

Mọi người đều có tội

Trước tuổi thơ đã chết của em.

 

Muốn nắm bàn tay em

Nói cùng em những điều âu yếm nhất

Mà tôi vẫn không biết làm gì được

Cứ để đêm nay em chẳng về nhà

Đôi vai gầy đi lủi thủi trong mưa.

(htttps://thivien.net)

 

Câu 1. Đâu là đặc điểm hình thức chính của bài thơ trên?

A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần liền

B. Thơ tự do; gieo vần, số tiếng trong dòng thơ linh hoạt

C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau

D. Thơ tự do, các khổ dài, không có vần

Câu 2. Nội dung bài thơ viết về điều gì?

A. Tình yêu dành cho những con người bất hạnh

B. Lên án xã hội thờ ơ trước những kiếp người bất hạnh

C. Những đứa trẻ lang thang

D. Nỗi buồn của nhà thơ trước cuộc đời

Câu 3. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm, miêu tả, tự sự

B. Tự sự, miêu tả

C. Nghị luận, biểu cảm

D. Biểu cảm

Câu 4. Hình ảnh “Con chim non trong trắng” trong bài thơ chỉ ai, gợi ra điều gì?

A. Chỉ tuổi thơ trong trắng của tác giả

B. Những đứa trẻ bất hạnh, tâm hồn chưa hề vẩn đục

C. Chỉ những tâm hồn chưa vẩn đục

D. Chỉ vẻ đẹp của thế giới loài chim

Câu 5. Nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình bằng những cách nào?

A. Trực tiếp

B. Gián tiếp

C. Cả trực tiếp và gián tiếp

D. Không bộc lộ

Câu 6. Đối tượng trữ tình được khắc họa như thế nào?

A. Những đứa trẻ trải đời

B. Những đứa trẻ trong trắng ngây thơ

C. Những đứa trẻ bất hạnh, đáng thương

D. Những đứa trẻ bị mất ước mơ

Câu 7. Vì sao tác giả khẳng định “Những tuổi thơ không có tuổi thơ”?

A. Vì chúng luôn mở những đôi mắt tráo trơ

B. Vì chúng phải ăn cắp, đánh nhau, chửi tục

C. Vì chúng phải lang thanh hè đường tàu điện quán bia

D. Tất cả đáp án trên

Câu 8. Những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất thể hiện cảm xúc của tác giả?

A. Không có tuổi thơ, tội nghiệp, đã tàn đi, đã cỗi

B. Tội nghiệp, đã tàn đi, đã cỗi

C. Đã tàn đi, đã cỗi, lang thang, đánh cắp

D. Những đôi mắt tráo trơ

Câu 9. Những bông hoa, những cành cây chỉ ai?

Những bông hoa chưa nở đã tàn đi

Những cành cây chưa xanh đã cỗi

A. Những đứa trẻ trong trắng

B. Những đứa trẻ bất hạnh

C. Cảnh sắc thiên nhiên bị tàn phá

D. Những đứa trẻ giàu có

Câu 10. Hai cụm từ “chưa nở đã tàn đi”; “chưa xanh đã cỗi” thể hiện nỗi niềm nào đang chất chứa trong lòng nhà thơ?

A. Xót thương cho những cuộc đời sớm bị tàn lụi

B. Đau đớn vì thiên nhiên khô cằn

C. Bất lực trước hiện thực đắng cay

D. Xót thương cho những đứa trẻ bị cướp mất tuổi thơ

Câu 11. Điều gì khiến lòng nhà thơ se lại, nghẹn đắng?

A. Vì không biết: Em đi đâu đêm nay

B. Vì em lăn lóc trong bùn lội

C. Nhà thơ chẳng biết làm gì để giúp em thoát cảnh cơ cực

D. Em gái mười lăm đã không còn thiếu nữ

Câu 12. Theo nhà thơ, cuộc đời của những đứa trẻ cần có những điều gì?

A. Có nụ cười, có mơ ước, được đi học, có niềm tin từ những bài ca

B. Có nhà để ở, có mơ ước, được đi học, có niềm tin từ những bài ca

C. Có niềm tin từ những bài ca, từ cuộc đời

D. Có tuổi thơ và có những bông hoa

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Tìm số từ trong các câu sau:

a. Buổi chiều ra đồng về, bố thường đẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới

b. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay

c. – Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!

d. Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc

Câu 2. Chọn và bình luận một khổ thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải.

Đề 9

Phần I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Nơi tuổi thơ em

(Nguyễn Lam Thắng)

Có một dòng sông xanh

Bắt nguồn từ sữa mẹ

Có vầng trăng tròn thế

Lửng lơ khóm tre làng

 

Cỏ bảy sắc cầu vồng

Bắc qua đồi xanh biếc

Có lời ru tha thiết

Ngọt ngào mãi vành nôi

Có cánh đồng xanh tươi

Ấp yêu đàn cò trắng

Có ngày mưa tháng nắng

Đọng trên áo mẹ cha

 

Có một khúc dân ca

Thơm lừng hương cỏ dại

Cỏ tuổi thơ đẹp mãi

Là đất trời quê hương

(Nguồn: https://www.thivien.net/)

 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ

B. Thơ lục bát

C. Thơm năm chữ

D. Thơ tứ tuyệt

Câu 3. Trong hai câu thơ sau đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Có cánh đồng xanh tươi

Ấp yêu đàn cò trắng

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 4. Hình ảnh ngày mưa tháng nắng trong bài thơ gợi ra điều gì?

A. Sự vất vả, khó nhọc của cha mẹ

B. Sự biến đổi thất thường của thời tiết

C. Sự biết ơn đối với cha mẹ

D. Sự xa cách về mặt thời gian

Câu 5. Âm hưởng dân gian trong bài thơ được tạo nên bởi yếu tố nào?

A. Các hình ảnh trữ tình, gần gũi

B. Âm thanh quen thuộc; giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 6. Có ý kiến cho rằng: Những hình ảnh nào nơi tuổi thơ của tác giả có gắn bó được tái hiện có màu sắc, hình khối, âm thanh và hương vị. Ý kiến đó đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 7. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau và nêu tác dụng của chúng:

a. Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời?

b. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa

Phần II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Trong bối cảnh phải đối mặt với những hiểm họa như thiên tai, dịch bệnh,... chúng ta thường được nghe, được chứng kiến những câu chuyện cảm động. Viết bài văn trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về một trong những câu chuyện như thế.

Đề 10

Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

ĐÔNG ẤM – Phan Thị Hồng Cẩm

Từng sợi rét cứ mặc nhiên len lỏi trong gió rồi mơn man hắt nhẹ mái tóc ngang vai của cô nàng đỏng đảnh trong chiếc áo dạ đỏ rực giữa chiều muộn. Rét luồn trong từng ô cửa, xét nét nhìn những bước chân con người đang vội vã dưới làn mưa phùn bất chợt thoáng qua. Áo ai bỗng thấm ướt bất chợt… Cái nhíu mày bất chợt… Tiếng xuýt xoa bất chợt… Thèm một bàn tay ấm áo bất chợt… Mùa đông bao giờ vẫn thế, thả heo may và luôn như muốn nhắc nhở trái tim rằng… một mình lạnh lắm!

Đông đã về! Đông về dường như chưa bao giờ báo trước. Mới hôm qua nắng còn tắt dần mà sáng ra đã thấy đông về gõ cửa rồi đĩnh đạc ngồi ngay trước hiên nhà. Đông về ta thấy buốt hơn nghe tiếng trở người nặng nề của những cụ gà đang gồng mình với những thử thách của tháng năm. Đông về khi những tiếng ho đêm của trẻ con dày hơn khiến mẹ giật thót giữa giấc ngủ muộn. Đông cũng về trong giai điệu thiết tha của người đi xa vào cõi vô thực khiến ta thêm nhói buốt: “Dường như ai đi ngang cửa, gió mùa đông bắc se lòng. Chút lá thu vàng đã rụng.

Dường như cũng bỏ ta đi…” (Phú Quang)

Đông lặng lẽ, đông âm thầm cứ mặc nhiên để người ta cảm thấy lạnh lẽo, cô đơn. Tiếng rao đêm “Bánh bao đây… Ai bao đây … Bao không…” rồi khuất xa trong màn đêm làm đông quánh đặc và nghẹn đắng. Quơ vội mấy tờ tiền lẻ, gọi với theo mua một chiếc bánh bao nóng hổi như một thói quen. Áp chiếc bánh vào má, hít hà mùi thơm của mẩu lá chuối xanh được cắt vuông vắn dùng để giữ cho bánh không dính vào nhau khi đặt chúng vào trong nồi hấp. Một sự ấm áp dìu dịu cứ len lỏi trong tim…

Ấm áp hay giá lạnh trong cuộc đời này suy cho cùng cũng chỉ có người trong cuộc mới có thể cắt nghĩa được. Mùa đông lạnh nhưng cũng không thể lạnh bằng lòng người khi thờ ơ, tàn nhẫn. Mọi hạnh phúc có thể háo đau thương bất chợt, ẩn giấu sau nụ cười cũng có khi là hàng ngàn giọt nước mắt lặng lẽ rơi giữa đê, khuya. Đời cũng thật lạ… Đôi khi cái lạnh của mùa đông sẽ là liều thuốc thử giúp ta dễ dàng nhận ra những điều ấm áp luôn được tồn tại xung quanh đâu đấy.

Đông rất lạnh nhưng được ở bên cạnh người mình thương dù chỉ trong ý nghĩ thôi cũng đủ làm ta ấm lại. Mùa đông giá buốt nhưng bỗng thật ấm áp khi chúng ta tìm được nhau, tìm được bến đỗ của cuộc đời mình, một yêu thương dù nhỏ bé nhưng cũng đủ làm tan băng giá. Tôi đang bâng khuâng không biết rõ mình còn có thể đi đến những đâu trên thế giới và mong mỏi điều gì trong thanh xuân của tuổi trẻ, của những ước mơ và hi vọng. Nhưng sau tất cả, tôi dám chắc rằng: Hành trình tuyệt vời nhất, nơi sau cùng của trái tim mình đó là được trở về nhà, được trở về lòng nhau và được trở về đúng nghĩa trái tim mình: Đừng đóng chặt trái tim mình, hãy mở cửa trái tim để biết rằng giữa mùa đông ấy, mình vẫn cảm thấy ấm áp.

(http://vanhocnghethuathatinh.org.vn/tan-van-dong-am-cua-tac-gia-phan-thi-hong-cam-1640658125.html)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại/ tiểu loại nào?

A. Văn bản thơ

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản hồi ký

D. Văn bản tản văn

Câu 2. Đối tượng bộc lộ cảm xúc cả văn bản là:

A. Thời tiết giao mùa

B. Món ăn mùa đông

C. Đất trời, con người vào mùa đông

D. Những người thân xung quanh

Câu 3. Dòng nào dưới đây không thể hiện cảm xúc, tâm trạng của cái “tôi” tác giả?

A. Áp chiếc bánh vào má, hít hà mùi thơm của mẩu lá chuối xanh được cắt vuông vắn dùng để giữ cho bánh không dính vào nhau

B. Mùa đông bao giờ vẫn thế, thả heo may và luôn như muốn nhắc nhở trái tim rằng… một mình lạnh lắm

C. Rét luồn trong từng ô cửa, xét nét nhìn những bước chân con người đang vội vã dưới làn mưa phùn bất chợt thoáng qua

D. Tôi đang bâng khuâng không biết rõ mình còn có thể đi đến những đâu trên thế giới

Câu 4. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là:

A. Tự sự, trữ tình, nghị luận

B. Miêu tả, trữ tình, biểu cảm

C. Trữ tình, biểu cảm, nghị luận

D. Miêu tả, trữ tình, biểu cảm, thuyết minh

Câu 5. Câu “Mới hôm qua nắng còn tắt dần mà sáng ra thấy đông về gõ cửa rồi đĩnh đạc ngồi ngay trước hiên nhà.” diễn tả điều gì?

A. Mùa đông đã tới thật rồi

B. Ngạc nhiên, thích thú của tôi trước sự hiện diện của mùa đông

C. Mùa đông như một cậu bé hiếu động

D. Mùa đông mới tới cửa nhà thôi

Câu 6. Đoạn văn bản từ “Đông về ta thấy buốt hơn… thêm nhói buốt” thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của tác giả?

A. Nuối tiếc những kỉ niệm đã qua

B. Lắng nghe, trân trọng cuộc sống với niềm yêu thương

C. Xúc động trước những thanh âm của cuộc sống khi giá lạnh

D. Tất cả đáp án trên

Câu 7. Vì sao khi “Áp chiếc bánh vào má, hít hà mùi thơm của mẩu lá chuối xanh được cắt vuông vắn dùng để giữ cho bánh không dính vào nhau khi đặt chúng vào trong nồi hấp” người viết lại cảm nhận được “một sự ấm áp dìu dịu cứ len lỏi trong tim…”?

A. Sự vất vả, chu đáo của người làm bánh

B. Sự quan tâm, yêu thương của người làm bánh

C. Sự vất vả, chu đáo, cái tình ấm áp của người làm bánh

D. Sự vất vả, chu đáo, tình yêu thương của người làm bánh

Câu 8. Mục đích của tản văn trên là:

A. Khắc họa sự chuyển mùa và giãi bày tình cảm, suy ngẫm của người viết

B. Giãi bày tình cảm trước khung cảnh và con người mùa đông

C. Từ đề tài mùa đông, bày tỏ tình yêu con người và niềm trân trọng cuộc sống

D. Từ đề tài mùa đông, bộc lộ những xúc cảm, suy ngãm về tình người trong cuộc sống

Câu 11. Em có đồng ý “Mùa đông lạnh nhưng cũng không thể lạnh bằng lòng người khi thờ ơ, tàn nhẫn” không? Vì sao?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1. Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu:

   Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió: ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô giá còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân

a. Chỉ ra biện pháp tu từ ở những cụm từ in đậm trong câu văn trên.

b. Biện pháp tu từ đó còn được thể hiện ở những từ ngữ nào khác trong câu?

c. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 2. Phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy-sen trong văn bản Người thầy đầu tiên (trích, Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp)

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close