Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 3Tải vềPHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị, … Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.
Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ Nắng mong manh đậu bên thật khẽ Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!
Heo may thổi xao xác trong đêm Không gian lặng im… Con chẳng thể chợp mắt Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng! (Lương Đình Khoa – Mùa thu và mẹ) Câu 1. Đoạn thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào sau đây? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? A. Thơ năm chữ B. Thơ tự do C. Thơ bốn chữ D. Thơ lục bát Câu 3. Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ gợi sự tảo tần và vất vả của người mẹ? A. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, thao thức, rưng rưng B. Rong ruổi, chắt chiu, ngọt ngào, thao thức, rưng rưng C. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, mùa thu, rưng rưng D. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, thao thức, lặng im Câu 4. Dấu ba chấm trong câu thơ Ổi, những trái na, hồng, ổi, thị… có tác dụng gì? A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến Câu 5. Đọc khổ thơ thứ nhất và cho biết, vị ngọt ngào được tác giả cảm nhận tạo nên bởi điều gì? A. Vị trái chín trong vườn B. Sự tảo tần, chắt chịu của mẹ C. A và B đúng D. A và B sai Câu 6. Đọc câu thơ Đôi vai gầy nghiêng nghiêng chúng ta cảm nhận được tình cảm của người viết như thế nào? A. Vui sướng, tự hào về mẹ B. Hạnh phúc, ấm áp vì có mẹ C. Xót xa, thương cảm D. Buồn bã, u sầu Câu 7. Trong không gian đêm thu xao xác, ai là người đã ngủ không yên giấc? A. Người mẹ B. Người con C. A và B đúng D. A và B sai Câu 8. Phần trích thơ nào sau đây có nội dung tương đồng với mạch cảm xúc trong bài thơ trên? A. Tóc mẹ trắng như mây ngàn năm cũ Trôi bồng bềnh qua vết nứt thời gian (Bình Nguyên Trang) B. Áo của mẹ quanh năm mòn gấu Vạt mồ hôi đậm nhạt theo màu (Phan Huy Đồng) C. Tôi ngồi nhớ mẹ tôi xưa Mùa xuân đến sớm người chưa thấy về…. (Xuân Đam) D. Tiễn mẹ lên tầu chiều rưng tắt Biết có còn được đón mẹ vào thăm! (Lê Huy Mậu) Câu 9. Em hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của hệ thống từ láy được sử dụng trong bài thơ? PHẦN II – TẬP LÀM VĂN Câu 1 (2.0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những ví dụ sau: a. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. b. […] Cái cụ bà thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. Câu 2 (4.0 điểm) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ “Những cánh buồm”. Đáp án PHẦN I – TRẮC NGHIỆM Câu 1 (0.25 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Đoạn thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính: biểu cảm => Đáp án: B Câu 2 (0.25 điểm)
Phương pháp: Dựa vào đặc trưng thể loại, chú ý số tiếng/câu Lời giải chi tiết: Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích trên là thể thơ tự do => Đáp án: B Câu 3 (0.25 điểm)
Phương pháp: Xác định ý nghĩa của các từ ngữ Lời giải chi tiết: Dòng A chứa các từ ngữ gợi sự tảo tần và vất vả của người mẹ => Đáp án: A Câu 4 (0.25 điểm)
Phương pháp: Nhớ lại chức năng của dấu ba chấm Lời giải chi tiết: Tác dụng: Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết => Đáp án: A Câu 5 (0.25 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ khổ thơ thứ nhất Lời giải chi tiết: Đọc khổ thơ thứ nhất và cho biết, vị ngọt ngào được tác giả cảm nhận tạo nên bởi vị trái chín trong vườn và sự tảo tần, chắt chịu của mẹ => Đáp án: C Câu 6 (0.25 điểm)
Phương pháp: Xác định ý nghĩa biểu cảm của câu thơ Lời giải chi tiết: Đọc câu thơ Đôi vai gầy nghiêng nghiêng chúng ta cảm nhận được tình cảm của người viết: Xót xa, thương cảm => Đáp án: C Câu 7 (0.25 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: Trong không gian đêm thu xao xác, cả người mẹ và người con đều ngủ không yên giấc => Đáp án: C Câu 8 (0.25 điểm)
Phương pháp: Xác định giá trị nội dung của các câu thơ Lời giải chi tiết: Phần trích thơ B có nội dung tương đồng với mạch cảm xúc trong bài thơ trên => Đáp án: B Câu 9 (2.0 điểm)
Phương pháp: Xác định được chính xác các từ láy được sử dụng và nêu được hiệu quả Lời giải chi tiết: - Các từ láy: rong ruổi, lặng lẽ, ngọt ngào, chắt chiu, mong manh, nghiêng nghiêng, xao xác, thao thức, rưng rưng. - Hiệu quả: các từ láy góp phần giúp người đọc hình dung rõ hình dáng, sự tảo tần và vất vả của mẹ. Đồng thời mô tả, nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của người con, góp phần diễn tả sinh động và sâu sắc tình cảm của người con dành cho mẹ. PHẦN II – TẬP LÀM VĂN Câu 1 (2.0 điểm)
Phương pháp: Em vận dụng những hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá để tìm ra và phân tích tác dụng. Lời giải chi tiết: b. Nói quá: Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. => Tác dụng: Nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời, không quản ngại khó khăn gian khổ. c. Nói quá: Cụ bà thét ra lửa => Tác dụng: Nhấn mạnh về lời nói của con người có quyền hành, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo. Câu 2 (4.0 điểm)
Phương pháp: Nhớ lại nội dung bài thơ Những cánh buồm và chia sẻ cảm nhận của bản thân. Lời giải chi tiết: Đoạn tham khảo: Trải qua biết bao nếp gấp của cuộc đời, con người dễ dàng bị chìm đắm trong cõi nhân gian nhưng những mơ ước một thời vẫn mãi đeo đuổi, bay bổng vượt thời gian đến với các thế hệ sau một cách tuyệt vời. Hương vị của tinh thần tốt đẹp ấy được thể hiện sâu sắc trong bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông: Hai cha con bước đi trên cát ... Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con. Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong từng nhịp thơ, thầm thì như tiếng vỗ êm đềm của đại dương, nhưng vẫn huyền diệu trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng như một huyền thoại. Hoàng Trung Thông gửi gắm ước mơ được bay xa tới những vùng trời mơ ước của hai thế hệ trong hình tượng cánh buồm căng phồng lao đi trên mặt biển trong hơi gió. Hình ảnh hai cha con tiếp bước song song nhau trên bãi cát làm chan chứa một hồi âm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dượng thật kì diệu. Không gian khoáng đãng rực rỡ, long lanh màu màu hạnh phúc như mở ra, mời gọi con người. Chính người cha đã dệt cả vẻ đẹp tiềm ẩn của biển vào lòng con mình khi dìu dắt cậu bé bước đi trên nền của biển mà chỉ cần một chút nữa thôi con mình sẽ ùa ra hiến được. Thật hạnh phúc khi cả hai cha con đều trong một tâm trạng phơi phới, háo hức muốn tìm hiểu về biển. Khổ thơ là lời tâm sự trìu mến của người cha đối với con. Mỗi một con người, ai cũng từng trải qua tuổi thơ ngây ngô với những ước mơ vô tận và đẹp đẽ. Với tư cách người dẫn đường, người cha từng bước tiếp tục tạo điều kiện chắp cánh cho ước mơ của con trên nền của một hoài bão lớn. Họ đã bước đi rất lâu, như hòa nhập trong lòng biển, trong nhịp bước song song trên cát từ buổi bình minh của ngày mới đến lúc nắng đã lên cao. Hi vọng rằng sẽ có thật nhiều, thật nhiều cánh buồm no gió lao đi trên biển, khơi quê hương Việt Nam dấu yêu như ước mơ của cậu bé đã được người cha ủng hộ và chắp cánh bay cao.
Quảng cáo
|