Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 cánh diều có đáp ánTải vềTổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 cánh diều có đáp án Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề 1 PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: YÊU LẮM QUÊ HƯƠNG Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái als mấy tầng mây cao Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân. (Hoàng Thanh Tâm) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ lục bát C. Thơ năm chữ D. Thơ tám chữ Câu 3. Bài thơ viết về đề tài gì? A. Tình mẫu tử B. Tình bạn C. Tình phụ tử D. Tình yêu quê hương đất nước Câu 4. Từ “no” đặt trong ngữ cảnh câu thơ Cánh diều no gió chiều chưa muốn về được hiểu theo nghĩa nào sau đây? A. Ở trạng thái như cầu sinh lí về ăn uống được thỏa mãn đầy đủ B. Ở trạng thái nhu cầu nào đó đã được thảo mãn hoàn toàn đầy đủ, không thể nhận thêm được nữa C. Hết mức, có muốn hơn nữa cũng không được D. Dung dịch không thể hòa tan thêm nữa hay hợp chất hữu cơ không thể kết hợp thêm nguyên tố nào nữa Câu 5. Điệp ngữ “em yêu”, “yêu” được sử dụng trong bài thơ diễn tả điều gì? A. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với thiên nhiên B. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với quê hương C. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với cha mẹ D. Nhấn mạnh tình yêu của nhân vật “em” đối với cảnh vật, con người, với quê hương đất nước Câu 6. Những hình ảnh nào trong bài thơ đang dần trở thành hoài niệm trong cuộc sống hiện đại? A. Dòng sông, cánh đồng B. Tầng mây, cầu vồng C. Khói bếp, mái lá D. Đường đê, hoa màu Câu 7. Hệ thống hình ảnh trong bài thơ khơi gợi điều gì? A. Bức tranh con người lao động sôi nổi, hào hứng, say mê B. Bức tranh làng quê quen thuộc, đẹp đẽ, bình dị, thân thương C. Bức tranh tình cảm gia đình sum vầy, ấm áp yêu thương D. Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa sinh động, tươi đẹp Câu 8. Các từ láy lượn lờ, vương vương, mặn mà, đong đưa, thong thả, chon von, lốm đốm, rười rượi có tác dụng gì sau đây? A. Diễn tả sinh động bức tranh thiên nhiên và con người B. Khắc họa chân thực các khoảnh khắc cuộc sống vô tình bắt gặp C. Gợi sự bình yên, nhẹ nhàng, vương vấn, yêu thương trong tâm hồn D. A và C đúng Câu 9. Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ trên. Câu 10. Em hãy viết khoảng 3-5 dòng để chia sẻ về vai trò của quê hương hoặc tình yêu quê hương đối với mỗi người. PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Nhân vật là linh hồn của một tác phẩm. Tác giả thông qua nhân vật – đứa con tinh thần của mình mà truyền tải mọi thông điệp mong muốn đến với người đọc, người nghe. Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em ấn tượng nhất để làm rõ được thông điệp của tác giả. Đề 2 PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Không có gì tự đến đâu con Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa Mùa bội thu trải một nắng hai sương.
Không có gì tự đến, dẫu bình thường Phải bằng cả đôi tay và nghị lực. Như con chim suốt ngày chọn hạt Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.
Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi, Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi. Có roi vọt khi con hư và có lỗi Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!
Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu… Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng, Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng, Chỉ có con mới nâng nổi chính mình. Nhớ nghe con! (Trích Không có gì tự đến đâu con – Nguyễn Đăng Tấn) Câu 1. Bài thơ là lời nhắn nhủ của cha mẹ dành cho con. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 2. Câu thơ “Qủa muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa” có ý nghĩa gì? A. Qủa của cây muốn chín ngọt cần trải qua thời gian để cây tích nhựa, nuôi dưỡng B. Qủa của cây ngọt là bởi tích tụ được nhiều nhựa cây C. Muốn gặt hái thành công phải trải qua quá trình chuẩn bị lâu dài, gian khổ D. A và B đều diễn tả đúng ý nghĩa của câu thơ Câu 3. Trong câu thơ: Mùa bội thu trải một nắng hai sương, cụm từ một nắng hai sương có ý nghĩa gì? A. Nói về sự lao động vất vả, dãi nắng dầm sương từ sáng đến tối của những người làm nghề nông. B. Là sự đúc kết về sự khắc nghiệt của các hiện tượng thời tiết C. Muốn mùa màng bội thu cần phải có nắng, sương để cây trồng sinh trưởng D. Diễn tả niềm hạnh phúc khi được mùa của người nông dân Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa của câu thơ: Chỉ có con mới nâng nổi chính mình? A. Chỉ có ý chí, nghị lựa và lòng quyết tâm của con mới giúp con đạt được ước mơ, hoài bão, khát vọng B. Chỉ có con mới có thể vững bước trưởng thành C. Chỉ có con mới lập nghiệp cho tương lai D. Chỉ có con mới làm được mọi việc trong cuộc sống Câu 5. “đôi tay và nghị lực” tượng trưng cho điều gì sau đây? A. Sức mạnh của con người B. Sức lao động của con người C. Ý chí, quyết tâm của con người D. B và C đúng Câu 6. Những ý nào sau đây nêu đúng biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con trong bài thơ? A. Đối với con, có lúc yêu thương, có lúc giận dỗi B. Hết mực cưng chiều, yêu thương con vô điều kiện C. Nghiêm khắc với con khi con hư và có lỗi D. Chăm lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ Câu 7. Nhận xét của em về cách kết thúc bài thơ: Nhớ nghe con! Câu 8. Nêu một thông điệp có ý nghĩa đối với bản thân mà em rút ra được từ bài thơ trên. PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Câu 1 Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng. a) Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng Mười chưa cười đã tối. (Tục ngữ) b) Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn. (Tục ngữ) Câu 2 Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm). Đề 3 PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị, … Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.
Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ Nắng mong manh đậu bên thật khẽ Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!
Heo may thổi xao xác trong đêm Không gian lặng im… Con chẳng thể chợp mắt Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng! (Lương Đình Khoa – Mùa thu và mẹ) Câu 1. Đoạn thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào sau đây? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? A. Thơ năm chữ B. Thơ tự do C. Thơ bốn chữ D. Thơ lục bát Câu 3. Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ gợi sự tảo tần và vất vả của người mẹ? A. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, thao thức, rưng rưng B. Rong ruổi, chắt chiu, ngọt ngào, thao thức, rưng rưng C. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, mùa thu, rưng rưng D. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, thao thức, lặng im Câu 4. Dấu ba chấm trong câu thơ Ổi, những trái na, hồng, ổi, thị… có tác dụng gì? A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến Câu 5. Đọc khổ thơ thứ nhất và cho biết, vị ngọt ngào được tác giả cảm nhận tạo nên bởi điều gì? A. Vị trái chín trong vườn B. Sự tảo tần, chắt chịu của mẹ C. A và B đúng D. A và B sai Câu 6. Đọc câu thơ Đôi vai gầy nghiêng nghiêng chúng ta cảm nhận được tình cảm của người viết như thế nào? A. Vui sướng, tự hào về mẹ B. Hạnh phúc, ấm áp vì có mẹ C. Xót xa, thương cảm D. Buồn bã, u sầu Câu 7. Trong không gian đêm thu xao xác, ai là người đã ngủ không yên giấc? A. Người mẹ B. Người con C. A và B đúng D. A và B sai Câu 8. Phần trích thơ nào sau đây có nội dung tương đồng với mạch cảm xúc trong bài thơ trên? A. Tóc mẹ trắng như mây ngàn năm cũ Trôi bồng bềnh qua vết nứt thời gian (Bình Nguyên Trang) B. Áo của mẹ quanh năm mòn gấu Vạt mồ hôi đậm nhạt theo màu (Phan Huy Đồng) C. Tôi ngồi nhớ mẹ tôi xưa Mùa xuân đến sớm người chưa thấy về…. (Xuân Đam) D. Tiễn mẹ lên tầu chiều rưng tắt Biết có còn được đón mẹ vào thăm! (Lê Huy Mậu) Câu 9. Em hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của hệ thống từ láy được sử dụng trong bài thơ? PHẦN II – TẬP LÀM VĂN Câu 1 (2.0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những ví dụ sau: a. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. b. […] Cái cụ bà thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. Câu 2 (4.0 điểm) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ “Những cánh buồm”. Đề 4 PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: BÒ VÀ ẾCH Ếch đang ngồi trên một hòn đá giữa ao cùng các anh chị em của mình. Thỉnh thoảng, ếch lại phóng lưỡi ra bắt lấy một con chuồn chuồn bay ngang qua rồi nhai tóp tép. Nó rất thỏa mãn. Khi nó nhìn lên đồng cỏ, một con bò đang ăn cỏ lọt và tầm mắt. “Con vật kia mới to lớn làm sao chứ”, cô em út của ếch há hốc miệng nhận xét. “Em nghĩ thế thật à?” – Ếch hỏi. “Anh cũng có thể tự biến thành to lớn như thế”, và nó phình ngực lên hết cỡ. “Con bò vẫn lớn hơn nhiều” – Cô em út nói. “Ái chà vậy thì anh sẽ biến thành lớn hơn nữa” – Con ếch ngu ngốc bèn huênh hoang. Và nó phình to ra, phình to ra, dãn hết bộ da cho đến khi nó đã căng hết cỡ. “Con bò vẫn lớn hơn nhiều” – Cô em út nói bằng giọng lí nhí vì sợ người anh lớn sẽ tức giận. “Anh có thể biến thành to hơn nữa, thật sự anh có thể làm thế” – Con ếch giận dữ hét lên. Và nó phình ra, phình ra nữa cho tới khi – bụp một tiếng to – nó nổ banh xác! Và đó là kết cục của con ếch. (Trích Ngụ ngôn Aesop, Fulvio Testa kể lại, Huyền Vũ dịch, NXB Văn học) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại/ tiểu loại nào? A. Văn bản thơ B. Văn bản truyện C. Văn bản thông tin D. Văn bản tản văn Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là: A. Bò B. Cô ếch út C. Ếch D. Ếch và cô ếch út Câu 3. Việc gì khiến “ếch” tự thấy thỏa mã? Điều đó thể hiện tính cách gì của nó? A. Bắt mồi quá dễ dàng. Thể hiện sự ngộ nhận về khả năng của bản thân. B. Bắt con chuồn chuồn rất dễ dàng. Thể hiện khả năng nahnh nhẹn, giỏi giang. C. Bắt mồi quá dễ dàng. Thể hiện tài năng vượt trội D. Bắt con mồi rất dễ dàng. Thể hiện sự tài giỏi so với đám anh chị em nhà ếch. Câu 4. Câu “Em nghĩ thế thật à? Anh có thể tự biến mình thành to lớn như thế” bộc lộ suy nghĩ, thái độ gì của con ếch? A. Ngạc nhiên vì con bò to và tin rằng mình có thể biến to được như nó. B. Không tin lời cô ếch út nói và muốn chứng minh sức mạnh của mình với em. C. Không tin là con bò to và tin rằng biến thành to như vậy được. D. Phủ nhận có con vật mạnh hơn mình. Câu 5. Theo em, hành động phình to hết cỡ của con ếch (tới lần thứ ba) thể hiện điều gì về tính cách nhân vật này? A. Qúa ảo tưởng, hiếu thắng và kiêu ngạo về sức mạnh bản thân. B. Không hiểu rõ khả năng của bản thân C. Kiêu ngạo, tự phụ và không hiểu rõ hạn chế của bản thân D. Không muốn cô ếch út thất vọng và tin tưởng vào sức mạnh bản thân Câu 6. Chi tiết nào dưới đây thể hiện mâu thuẫn, tạo kịch tính cho câu chuyện trên? A. Con bò xuất hiện và cô ếch út ngạc nhiên trước sự to lớn của nó B. Cô ếch út khen con bò to trước mặt con ếch vốn ngạo mạn, tự phụ C. Con bò xuất hiện trước mặt con ếch đang bắt mồi D. Cô ếch út khen con bò to trước mặt con ếch vốn kiêu căng Câu 7. Vì sao con ếch lại nhận một kết cục bất ngờ như vậy (nổ banh)? A. Qúa kiêu căng, hiếu thắng B. Qúa tự tin vào năng lực bản thân C. Không hiểu rõ đặc điểm/ khả năng của bản thân D. Tất cả đáp án trên Câu 8. Thủ pháp nghệ thuật nào sử dụng khi liên tưởng đặc điểm có thực của con ếch với ý nghĩa biểu tượng của nó? A. So sánh B. Nhân hóa C. Đối chiếu, liên tưởng D. Tỷ dụ/ ẩn dụ Câu 9. Con ếch trong truyện tượng trưng cho kiểu/ hạng người nào trong xã hội? A. Kiêu căng, tự phụ B. Ảo tưởng sức mạnh bản thân, hiếu thắng C. Thích thể hiện D. Thích chạy đua theo người khác Câu 10. Bài học ngụ ý được gửi gắm qua câu chuyện trên là: A. Những người hay gặp may mắn dễ ảo tưởng vào năng lực của bản thân, cần hiểu rõ những thế mạnh và hạn chế của bản thân, tránh kiêu ngạo B. Không nên bị ảnh hưởng bởi những lời khích bác của người khác C. Cần rèn luyện kiên trì, bền bỉ để có một sức mạnh, năng lực tốt D. Hiểu rõ khả năng của bản thân mình, tránh so sánh, ghen tỵ với người khác PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Viết một bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật trong truyện ngụ ngôn mà em yêu thích. Đề 5 PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NHỮNG ĐỨA TRẺ BẢN MÂY – Ngô Bá Hòa Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu giọng nói trưởng thành như nứa vỡ ước mơ được bay cao hơn chim và lớn hơn cây cổ thụ
Những đứa trẻ tóc mọc trong mây bước chân làm đau đá sỏi khúc đồng dao đếm tuổi suối ru hồn trong veo
Những đứa trẻ lớn trong màu xanh Có ánh mắt thấu đại ngàn Có đôi tai lắng trăm ngàn núi Và nụ cười vỡ ánh hoàng hôn.
Cứ lơn lên Lớn lên Những đứa trẻ khát khao bầu trời mới (htttps://vanvn.vn/chum-tho-tac-gia-tre) Câu 1. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự, biểu cảm B. Biểu cảm, miêu tả, tự sự C. Nghị luận, biểu cảm D. Thuyết minh, biểu cảm Câu 2. Yếu tố tự sự trong bài thơ là để: A. Kể quá trình trưởng thành của những đứa trẻ B. Kể vể những khúc đồng dao C. Kể về việc làm của những đứa trẻ D. Kể về khao khát ước mơ của những đứa trẻ Câu 3. Dòng nào nói đúng sự trưởng thành của những đứa trẻ ở khổ thơ thứ nhất? A. Biết cưỡi trên lưng trâu, biết ước mơ B. Lớn như cây cổ thụ C. Thân hình cao lớn, giọng nói vỡ, biết ước mơ D. Tất cả đáp án trên Câu 4. Dòng thơ “Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu” được hiểu như thế nào? A. Là những đứa trẻ gắn với lao động từ thuở nhỏ, lớn lên mộc mạc, tự nhiên. B. Là những đứa trẻ phải lao động từ thuở nhỏ. C. Là những đứa trẻ sống và lớn lên không thể thiếu con trâu và đồng ruộng. D. Trâu là người bạn thân thiết với trẻ em miền núi Câu 5. Dòng nào nói lên đặc điểm nghệ thuật, ngôn ngữ của những dòng thơ sau? Giọng nói trưởng thành như nứa vỡ Ước mơ được bay cao hơn chim Và lớn hơn cây cổ thụ A. Ngôn ngữ thô mộc, thiếu tinh tế B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu âm thanh, hình ảnh C. Nghệ thuật so sánh D. B và C đúng Câu 6. “Những đứa trẻ tóc mọc trong mây” có đặc điểm riêng như thế nào? A. Hay hát đồng dao, lời nói rất nhẹ nhàng B. Mạnh mẽ vô cùng, cứng hơn sỏi đá C. Khỏe mạnh, rắn rỏi, tâm hồn trong sáng D. Tóc màu mây, tâm hồn phiêu lãng Câu 7. “Những đứa trẻ lớn trong màu xanh” có điều gì đặc biệt? A. Khỏe khoắn, sống hồn nhiên, lạc quan B. Có khả năng thích ứng, sinh tồn cao C. Nụ cời lanh lảnh, giòn tan, bừng sáng cả hoàng hôn D. A và B đúng Câu 8. Dòng nào nói lên giá trị (vẻ đẹp hình thức và nội dung) của khổ thơ cuối? Cứ lớn lên Lớn lên Những đứa trẻ khát khao bầu trời mới A. Khổ thơ bậc thang, điệp từ, nhịp linh hoạt gợi ảnh những đứa trẻ sống gắn với thiên nhiên mạnh mẽ, trong sáng, đầy khao khát B. Khổ thơ bậc thang, điệp từ, nhịp linh hoạt gợi ảnh những đứa trẻ sống gần với thiên nhiên trưởng thành rất nhanh chóng C. Khổ thơ mới mẻ, nhịp linh hoạt gợi những đứa trẻ vươn tới trời xanh D. Ba dòng thơ đã khắc họa sinh động quá trình lớn lên của trẻ em miền núi Câu 9. Bài thơ “Những đứa trẻ bản Mây” đã sử dụng những phép tu từ nào? A. Ẩn dụ, so sánh, điệp từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh B. Ẩn dụ, so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc câu, nhân hóa C. Hoán dụ, so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc câu, nói quá D. Liên tưởng, so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc câu, nói quá Câu 10. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người: A. Am hiểu cuộc sống của người miền núi, yêu say mê cảnh sắc và những đứa trẻ lớn lên từ rừng xanh B. Nâng niu trân trọng cuộc sống hồn nhiên, giàu mơ ước của trẻ em C. Theo trường phái chủ nghĩa tự nhiên D. Chuộng lối sống dân dã, mộc mạc, không ưa sự cầu kỳ PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Hãy viết bài văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)
Quảng cáo
|