Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 1

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NGỌC GIÓ VÀ CÂY SỒI

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NGỌC GIÓ VÀ CÂY SỒI

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo: Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Tiểu thuyết

D. Truyện đồng thoại

Câu 3. Trong câu văn: “Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa

B. Điệp ngữ

C. Hoán dụ

D. Nói quá

Câu 4. Theo em, câu văn: “Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già”, thành phần nào của câu được mở rộng bằng một cụm từ?

A. Trạng ngữ và chủ ngữ

B. Chủ ngữ và vị ngữ

C. Trạng ngữ và vị ngữ

D. Chỉ có vị ngữ được mở rộng

Câu 5. Hình ảnh chủ đạo nào trong văn bản mang tính tượng trưng?

A. Ngọn gió, lòng đất

B. Ngọn gió, cây sồi già

C. Ngọn gió, nhánh rễ

D. Cây sồi già, lòng đất

Câu 6. Trong văn bản, tác giả có sử dụng mấy số từ?

A. 1 số từ

B. 2 số từ

C. 3 số từ

D. 4 số từ

Câu 7. Dòng nào sau đây chứa các từ được sử dụng để miêu tả sự dữ dội và sức mạnh của ngọn gió trong văn bản?

A. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, hung hăng, lồng lộn, điên cuồng

B. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, đầu hàng, hung hăng, lồng lộn, điên cuồng

C. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, chịu đựng, lồng lộn, điên cuồng

D. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, hung hăng, lay động, điên cuồng

Câu 8. Thông điệp nào được gợi ra từ văn bản trên?

A. Thất bại là mẹ của thành công, trải qua những lần vấp ngã con người sẽ có thêm kinh nghiệm để khắc phục khó khăn, vươn đến thành công.

B. Sáng tạo là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, mỗi chúng ta cần phải có bản lĩnh, có sự sáng tạo khi đối mặt với những khó khăn, thử thách của cuộc sống

C. Tình yêu thương là món quà quý giá nhất giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống

D. Nghị lực và bản lĩnh vững vàng sẽ giúp con người vượt qua những trở ngại, khó khăn của cuộc sống

Câu 9. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 10. Từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”, em rút ra bài học gì cho mình?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1. Tìm từ Hán Việt trong những câu dưới đây (trích tuỳ bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới). Xác định nghĩa của các từ Hán Việt đã tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.

a) Tre ấy trông thanh cao, giản dị ... như người.

b) Dưới bóng tre xanh, ... người dân cày ... dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

c) Tre là cánh tay của người nông dân.

d) Tre là thẳng thắn, bất khuất.

Câu 2. Trình bày suy nghĩ về vấn đề: “Hãy biết quý trọng thời gian”.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là tự sự

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.25 điểm):

Văn bản trên được viết theo thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Tiểu thuyết

D. Truyện đồng thoại

Phương pháp giải:

Đọc và dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Văn bản trên được viết theo thể loại truyện ngắn

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.25 điểm):

Trong câu văn: “Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa

B. Điệp ngữ

C. Hoán dụ

D. Nói quá

Phương pháp giải:

Vận dụng các biện pháp tu từ em đã được học để xác định

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã sử dụng biến pháp nhân hóa

=> Đáp án: A

Câu 4 (0.25 điểm):

Theo em, câu văn: “Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già”, thành phần nào của câu được mở rộng bằng một cụm từ?

A. Trạng ngữ và chủ ngữ

B. Chủ ngữ và vị ngữ

C. Trạng ngữ và vị ngữ

D. Chỉ có vị ngữ được mở rộng

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu văn và xác định

Lời giải chi tiết:

Thành phần chủ ngữ và vị ngữ được mở rộng bằng một cụm từ

=> Đáp án: B

Câu 5 (0.25 điểm):

Hình ảnh chủ đạo nào trong văn bản mang tính tượng trưng?

A. Ngọn gió, lòng đất

B. Ngọn gió, cây sồi già

C. Ngọn gió, nhánh rễ

D. Cây sồi già, lòng đất

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh ngọn gió, cây sồi mang tính tượng trưng

=> Đáp án: B

Câu 6 (0.25 điểm):

Trong văn bản, tác giả có sử dụng mấy số từ?

A. 1 số từ

B. 2 số từ

C. 3 số từ

D. 4 số từ

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về số từ để xác định

Lời giải chi tiết:

Tác giả sử dụng 2 số từ

=> Đáp án: B

Câu 7 (0.25 điểm):

Dòng nào sau đây chứa các từ được sử dụng để miêu tả sự dữ dội và sức mạnh của ngọn gió trong văn bản?

A. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, hung hăng, lồng lộn, điên cuồng

B. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, đầu hàng, hung hăng, lồng lộn, điên cuồng

C. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, chịu đựng, lồng lộn, điên cuồng

D. dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, hung hăng, lay động, điên cuồng

Phương pháp giải:

Đọc và xác định

Lời giải chi tiết:

Các từ được sử dụng để miêu tả sự dữ dội và sức mạnh của ngọn gió trong văn bản: dữ dội, thổi tung, cuốn phăng, quật gẫy, hung hăng, lồng lộn, điên cuồngTư

=> Đáp án: A

Câu 8 (0.25 điểm):

Thông điệp nào được gợi ra từ văn bản trên?

A. Thất bại là mẹ của thành công, trải qua những lần vấp ngã con người sẽ có thêm kinh nghiệm để khắc phục khó khăn, vươn đến thành công.

B. Sáng tạo là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, mỗi chúng ta cần phải có bản lĩnh, có sự sáng tạo khi đối mặt với những khó khăn, thử thách của cuộc sống

C. Tình yêu thương là món quà quý giá nhất giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống

D. Nghị lực và bản lĩnh vững vàng sẽ giúp con người vượt qua những trở ngại, khó khăn của cuộc sống

Phương pháp giải:

Từ nội dung rút ra thông điệp được gợi ra

Lời giải chi tiết:

Nghị lực và bản lĩnh vững vàng sẽ giúp con người vượt qua những trở ngại, khó khăn của cuộc sống

=> Đáp án: D

Câu 9 (1.0 điểm):

Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, rút ra nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính: Thông qua hình ảnh cây sồi già và ngọn gió, văn bản ca ngợi sức mạnh của lòng dũng cảm, của bản lĩnh, ý chí, niềm tin của con người trong cuộc sống.

Câu 10 (1.0 điểm):

Từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”, em rút ra bài học gì cho mình?

Phương pháp giải:

Rút ra ít nhất 1 bài học có ý nghĩa nhân văn sâu sắc từ câu chuyện

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức, nếu con người không có lòng dũng cảm, tự tin để đối mặt thì sẽ thất bại.

- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với khó khăn, chông gai, nghịch cảnh nên rất cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng vượt qua trở ngại để đạt được thành công.

Phần II (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Tìm từ Hán Việt trong những câu dưới đây (trích tuỳ bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới). Xác định nghĩa của các từ Hán Việt đã tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.

a) Tre ấy trông thanh cao, giản dị ... như người.

b) Dưới bóng tre xanh, ... người dân cày ... dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

c) Tre là cánh tay của người nông dân.

d) Tre là thẳng thắn, bất khuất.

Phương pháp giải:

Tìm từ Hán Việt và giải nghĩa

Lời giải chi tiết:

a) Từ Hán Việt: thanh cao, giản dị

- Thanh cao: trong sạch và cao thượng (trong sạch, cao: vươn lên, thanh cao: trong sạch vượt trội)

- Giản dị: không cầu kì, phức tạp, rườm rà (giản: gọn, sơ lược, không phức tạp; dị: dễ dàng)

b) Từ Hán Việt: khai hoang

- Khai hoang: khai phá vùng đất chưa được con người sử dụng (khai: mở, mở rộng, phát triển; hoang: vùng đất chưa được con người sử dụng)

c) Từ Hán Việt: nông dân

- Nông dân: người lao động sản xuất nông nghiệp (nông: nghề làm ruộng; dân: người sống trong một khu vực địa lí hoặc hành chính)

d) Từ Hán Việt: bất khuất

- Bất khuất: không chịu khuất phục (Bất: không, khuất: khuất phục, bất khuất: không chịu khuất phục)

Câu 2 (4 điểm):

Trình bày suy nghĩ về vấn đề: “Hãy biết quý trọng thời gian”.

Phương pháp giải:

1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề

2. Thân bài: sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ nhận thức của em về ý nghĩa của thời gian và việc sử dụng hiệu quả thời gian đối với sự trưởng thành của con người.

3. Kết bài: Khái quát nhận thức của em về thời gian

Lời giải chi tiết:

Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề

Thời gian luôn đi cùng sự sống trên trái đất. Con người xem thời gian quý hơn vàng. Mỗi người phải biết quý thời gian, trong đó có học sinh.

2. Thân bài: sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ nhận thức của em về ý nghĩa của thời gian và việc sử dụng hiệu quả thời gian đối với sự trưởng thành của con người.

- Giải thích khái niệm thời gian (thời gian là khái niệm trừu tượng, ta chỉ cảm thấy thời gian qua sự vận động tự nhiên của trái đất sinh ra ngày đêm, mùa thời tiết; của thế giới động thực vật sinh ra, lớn lên, mất đi; của con người trong công việc hàng ngày, hàng năm, tuổi tác,… qua đó mà thời gian hiện hữu. Vạn vật trên trái đất sống trong thời gian. Trong vũ trụ, thời gian tính bằng triệu triệu năm, nhưng với mỗi con người, thời gian chỉ tính bằng năm, nhiều nhất là trên trăm năm, nên thời gian của người là hữu hạn).

- Thời gian đáng quý như thế nào?

+ Thời gian đáng quý đối với người biết tận dụng thời gian để học tập, lao động, sáng tạo. Với họ, thời gian mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội (đưa dẫn chứng cụ thể).

+ Thời gian vô nghĩa đối với người lười biếng. Lãng phí thời gian vào việc chơi bời sẽ thiệt thòi cho bản thân và xã hội (đưa dẫn chứng về hiện tượng ham chơi hơn ham học khiến thời gian bị lãng phí).

- Cần sử dụng thời gian như thế nào để khỏi lãng phí?

+ Cần biết sử dụng thời gian từ khi còn trẻ để học tập và chuẩn bị thực hiện những việc có ích cho bản thân, gia đình, xã hội sau này.

+ Năng động, nhanh nhẹn trong mọi công việc; không đủng đỉnh, rong chơi, chuyện trò phù phiếm

+ Dành thời gian cho học tập và vui chơi lành mạnh

3. Kết bài: Khái quát nhận thức của em về thời gian

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close