Đề thi giữa kì 2 Hóa 12 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?

  • A

    Al và Ca.

  • B

    Fe và Cr.

  • C

    Cr và Al

  • D

    Fe và Mg.

Câu 2 :

Phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại là

  • A
    Phương pháp bảo vệ bề mặt, phương pháp điện hóa.
  • B
    Phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện.
  • C
    Phương pháp điện phân nóng chảy, điện phân dung dịch.
  • D
    Tất cả các phương pháp trên.
Câu 3 :

Khi cho mẫu Zn vào bình đựng dung dịch X, thì thấy khối lượng thanh Zn trong  giảm đi (giả thiết kim loại sinh ra bám hết trên thanh Zn). Dung dịch X là:

  • A

    Cu(NO3)2.

  • B

    AgNO3.

  • C

    Ba(NO3)2.

  • D

    NaNO3.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 4 :

Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu?

  • A
    NaNO3.
  • B
    NaOH.
  • C
    H2SO4.
  • D
    Na2CO3.
Câu 5 :

Khi điện phân điện cực trơ có màng ngăn dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 đến khi NaCl và CuSO4 đều hết nếu dung dịch sau điện phân hoà tan được Fe và sinh khí thì dung dịch sau điện phân chắc chắn chứa

  • A

    CuCl2

  • B

    CuSO4  

  • C

    HCl, CuSO4  

  • D

    H2SO4

Câu 6 :

Chọn X, Y, Z, T, E theo đúng trật tự tương ứng sơ đồ sau : X → Y → Z → T → E

  • A

    AlCl3; Al(OH)3; NaAlO2; Al2O3; Al2(SO4)3

  • B

    AlCl3; NaAlO2; Al2O3; Al(OH)3; Al2(SO4)3

  • C

    Al(OH)3; AlCl3; Al2O3; NaAlO2; Al2(SO4)3

  • D

    AlCl3; NaAlO2; Al(OH)3; Al2O3; Al2(SO4)3

Câu 7 :

Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch NaOH?

  • A
    Na. 
  • B
    K. 
  • C
    Al. 
  • D
    Fe.
Câu 8 :

Cấu hình electron của Ni (Z = 28) là

  • A

    [Ar]3d84s2      

  • B

    [Ar]3d74s8.

  • C

    [Ar]3d54s5        

  • D

    [Ar]3d94s1

Câu 9 :

Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol Fe2(SO4)3 và z mol H2SO4, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là

  • A

    x = y + z. 

  • B

    2x = y + z.

  • C

    x = y – 2z.

  • D

    y = 2x.

Câu 10 :

Ion kim loại nào sau đây không bị Zn khử thành kim loại ?

 

  • A

    Cu2+

  • B

    Ag+ 

  • C

    Sn2+.

  • D

    Al3+.

Câu 11 :

Hoà tan hoàn toàn 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn không tan là Cu. Các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng là

  • A

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)3.                            

  • B

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)2.    

  • C

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2

  • D

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.

Câu 12 :

Chọn phát biểu sai:

  • A

    Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm.         

  • B

    Cr(OH)3 là chất rắn màu lục xám.

  • C

    CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm.

  • D

    Cr(OH)2 là chất rắn màu trắng xanh.

Câu 13 :

Kim loại nào sau đây bị thụ động hóa với dung dịch axit sunfuric đặc nguội?

  • A

    Ag

  • B

    Cu

  • C

    Zn

  • D

    Fe

Câu 14 :

Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

  • A
    Fe3O4.
  • B
    FeO.
  • C
    Fe.
  • D
    Fe2O3.
Câu 15 :

Cho lá Mg vào dung dịch HCl, có khí thoát ra. Thêm vài giọt  X vào thì tốc độ thoát khí lớn hơn. X là?

  • A

    NaOH

  • B

    FeCl2

  • C

    BaCl2

  • D

    H2O

Câu 16 :

Loại quặng sắt dùng để sản xuất gang thường chứa từ 30 - 95% oxit sắt và phải

  • A
    chứa nhiều photpho.
  • B
    chứa nhiều lưu huỳnh.
  • C
    chứa nhiều SiO2.
  • D
    chứa rất ít phot pho, lưu huỳnh.
Câu 17 :

So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có

  • A

    bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn

  • B

    bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn

  • C

    bán kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn

  • D

    bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn

Câu 18 :

Phản ứng của Fe với O2 như hình vẽ

Cho các phát biểu sau đây:

(a) Vai trò của mẩu than để làm mồi cung cấp nhiệt cho phản ứng.

(b) Phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm đầu dây sắt nóng chảy có thể thành cục tròn.

(c) Vai trò của lớp nước ở đáy bình là để tránh vỡ bình.

(d) Phản ứng cháy sáng, có các tia lửa bắn ra từ dây sắt.

Số phát biểu sai là

  • A
    2.
  • B
    0.
  • C
    1.
  • D
    3.
Câu 19 :

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Al (Z = 13) có số electron lớp ngoài cùng là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 20 :

Cho m gam K tan hết vào 100 ml dung dịch gồm (H2SO4 1M và HCl 2M) thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng chất rắn thu được là

  • A

    32,3

  • B

    37,9 gam.

  • C

    24,95 gam.

  • D

    30,1gam.

Câu 21 :

Để hoàn tan hoàn toàn 9,6 gam Cu cần dùng 500 ml dung dịch HNO3 (lấy dư 25% so với lượng cần thiết), thu được khí NO duy nhất. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng là

  • A

    3,0M.

  • B

    2,0M.

  • C

    1,0M.

  • D

    2,5M.

Câu 22 :

X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy điện hoá : Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

  • A

    Ag, Mg.          

  • B

    Cu, Fe.    

  • C

    Fe, Cu.      

  • D

    Mg, Ag.

Câu 23 :

Cho hỗn hợp bột gồm 0,56 gam Fe và 0,65 gam Zn vào V ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng tăng 2,31 gam so với ban đầu. Giá trị của V là

  • A

    0,25.

  • B

    250.

  • C

    300.

  • D

    200.

Câu 24 :

lon Mg2+ bị khử trong trường hợp

  • A

    Điện phân dung dịch MgCl2.           

  • B

    Điện phân MgCl2 nóng chảy.

  • C

    Thả Na vào dung dịch MgCl2.

  • D

    Cho dd MgCl2 tác dụng dd Na2CO3.

Câu 25 :

Điện phân một dung dịch gồm a mol CuSO4 và b mol NaCl. Nếu b > 2a mà ở catot chưa có khí thoát ra thì dung dịch sau điện phân chứa

  • A

    Na+, SO42-, Cl-.      

  • B

    Na+, SO42-, Cu2+.      

  • C

    Na+, Cl-.    

  • D

    Na+, SO42-, Cu2+, Cl-.

Câu 26 :

Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, Fe2O3 . Nung X trong không khí đến khối lượng không đối được hỗn hợp rắn A. Cho A vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C. Cho khí CO dư qua bình chứa C nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E có thể chứa tối đa sản phẩm là

  • A

    Fe, Al2O3

  • B

    Fe2O3, Al2O3

  • C

    Fe

  • D

    BaO, Fe, Al2O3

Câu 27 :

Đun 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A
    19,52.
  • B
    18,56.
  • C
    19,04.
  • D
    18,40.
Câu 28 :

Hòa tan 5,9 gam hỗn hợp X gồm K và Ca vào nước dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2. Khối lượng Ca có trong hỗn hợp X là

  • A

    3,9 gam.

  • B

    2 gam.

  • C

    4,8 gam.

  • D

    4 gam.

Câu 29 :

Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

  • A

    2,58 gam

  • B

    2,22 gam

  • C

    2,31 gam

  • D

    2,44 gam

Câu 30 :

Cho Al đến dư vào dung dịch gồm NO3-, Cu2+, Fe3+, Ag+. Số phản ứng xảy ra (không kể phản ứng của Al với H2O) là

  • A

    4

  • B

    2

  • C

    5

  • D

    3

Câu 31 :

Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 đến khi phản ứng hoàn toàn, sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tính m?

  • A

    1,080 gam

  • B

    0,810 gam

  • C

    0,540 gam

  • D

    1,755 gam

Câu 32 :

Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

X → X1 + CO2

X1 + H2O → X2

X2 + Y → X + Y+ H 2O     

X2 + 2Y → X + Y2 + H2O

Hai muối X, Y tương ứng là

  • A

    CaCO3,  NaHSO4.

  • B

    BaCO3, Na2CO3.

  • C

    CaCO3, NaHCO3.

  • D

    MgCO3, NaHCO3.

Câu 33 :

Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng ( dư),thu được dung dịch X. Trong các chất: NaOH, Cu, KNO3, KMnO4, BaCl2, Cl2, Al, NaCl, số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là

  • A
    8
  • B
    6
  • C
    7
  • D
    5
Câu 34 :

Hòa tan hết a mol FeCO3 vào dung dịch HCl (lấy dư 10% so với lượng cần dùng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X thu được b gam kết tủa. Biết sản phẩm khử của N+5

là khí NO duy nhất, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Biểu thức về mối quan hệ giữa a và b là

  • A

    b = 315,7a                                          

  • B

     b = 407,5a                 

  • C

    b = 287a                    

  • D

     b = 423,7b                     

Câu 35 :

Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với khí hiđro bằng 18,8. Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là

  • A

    9,40 gam.             

  • B

    11,28 gam.            

  • C

    8,60 gam.             

  • D

    47,00 gam.

Câu 36 :

Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là

  • A

    0,78 gam             

  • B

    3,12 gam 

  • C

    1,74 gam  

  • D

    1,19 gam

Câu 37 :

Hỗn hợp X chứa một oxit sắt; 0,02 mol Cr2O3 và 0,04 mol Al. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thu được 0,896 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần 2 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z và 0,336 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Z tác dụng tối đa với z mol NaOH thu được 6,6 gam hỗn hợp kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra trong môi trường không có oxi. Giá trị của z gần nhất với

  • A

    0,25

  • B

    0,32

  • C

    0,23

  • D

    0,27

Câu 38 :

Cho 12,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,42 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,045 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát ra 0,0075 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 70,8 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X có giá trị gần nhấtvới giá trị nào sau đây?

  • A

    46,51%.

  • B

    37,8%.

  • C

    35,8%.

  • D

    49,6%.

Câu 39 :

Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp x mol HNO3 và y mol Al(NO3)3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau

 

Tỉ lệ của b : a có giá trị là

  • A
    14                                      
  • B
    13                      
  • C
    12
  • D
    11
Câu 40 :

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và FeCl3 vào nước dư thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ đến khi ở anot thoát ra 0,2 mol hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 30,625 thì dừng lại. Dung dịch thu được sau điện phân có chứa 2 muối có nồng độ mol bằng nhau. Giả sử hiệu suất của quá trình điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m là

  • A
    48,25
  • B
    64,25
  • C
    62,25  
  • D
    56,25

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?

  • A

    Al và Ca.

  • B

    Fe và Cr.

  • C

    Cr và Al

  • D

    Fe và Mg.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Các kim loại luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit là Al và Cr

Câu 2 :

Phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại là

  • A
    Phương pháp bảo vệ bề mặt, phương pháp điện hóa.
  • B
    Phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện.
  • C
    Phương pháp điện phân nóng chảy, điện phân dung dịch.
  • D
    Tất cả các phương pháp trên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các phương pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn là:

+ Phương pháp bảo vệ bề mặt.

+ Phương pháp điện hóa.

Câu 3 :

Khi cho mẫu Zn vào bình đựng dung dịch X, thì thấy khối lượng thanh Zn trong  giảm đi (giả thiết kim loại sinh ra bám hết trên thanh Zn). Dung dịch X là:

  • A

    Cu(NO3)2.

  • B

    AgNO3.

  • C

    Ba(NO3)2.

  • D

    NaNO3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

tăng giảm khối lượng

Lời giải chi tiết :

Khối lượng thanh Zn giảm => khối lượng kim loại tạo ra nhỏ hơn Zn => loại B vì Mkim loại > MZn

Loại C, D vì Zn không đẩy được Ba2+ và Na+

Câu 4 :

Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu?

  • A
    NaNO3.
  • B
    NaOH.
  • C
    H2SO4.
  • D
    Na2CO3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu ta cần dùng chất có khả năng kết tủa hết Ca2+, Mg2+ ⟹ chất phù hợp

Lời giải chi tiết :

Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu ta cần dùng chất có khả năng kết tủa hết Ca2+, Mg2+ ⟹ chọn Na2CO3

Ca2+ + CO32- → CaCO3

Mg2+ + CO32- → MgCO3

Câu 5 :

Khi điện phân điện cực trơ có màng ngăn dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 đến khi NaCl và CuSO4 đều hết nếu dung dịch sau điện phân hoà tan được Fe và sinh khí thì dung dịch sau điện phân chắc chắn chứa

  • A

    CuCl2

  • B

    CuSO4  

  • C

    HCl, CuSO4  

  • D

    H2SO4

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta thấy khi điện phân hết NaCl và CuSO4 thì chỉ có Cu2+ và Clbị điện phân hết tạo Cu và Cl2 .Mà dung dịch sau điện phân hòa tan được Fe và sinh khí => dung dịch sau điện phân chứa axit 

=> dung dịch chắc chắn chứa H2SO4 (vì SO42- không bị điện phân)

Câu 6 :

Chọn X, Y, Z, T, E theo đúng trật tự tương ứng sơ đồ sau : X → Y → Z → T → E

  • A

    AlCl3; Al(OH)3; NaAlO2; Al2O3; Al2(SO4)3

  • B

    AlCl3; NaAlO2; Al2O3; Al(OH)3; Al2(SO4)3

  • C

    Al(OH)3; AlCl3; Al2O3; NaAlO2; Al2(SO4)3

  • D

    AlCl3; NaAlO2; Al(OH)3; Al2O3; Al2(SO4)3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết hợp chất nhôm

Lời giải chi tiết :

Trật tự đúng là: AlCl3 →NaAlO2 →Al(OH)3 →Al2O3→Al2(SO4)3.

A, B sai vì từ NaAlO2 không tạo trực tiếp được Al2O3

sai vì từ AlClkhông điều chế trực tiếp được ra Al2O3

 

Câu 7 :

Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch NaOH?

  • A
    Na. 
  • B
    K. 
  • C
    Al. 
  • D
    Fe.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học kim loại kiềm, Al và Fe được học trong sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

Na và K tan được trong nước có trong dd NaOH

PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ; K + H2O → 2KOH + H2

Al tan được trong dd NaOH:  2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO­2 + 3H2

Fe không tan được trong dd NaOH

Câu 8 :

Cấu hình electron của Ni (Z = 28) là

  • A

    [Ar]3d84s2      

  • B

    [Ar]3d74s8.

  • C

    [Ar]3d54s5        

  • D

    [Ar]3d94s1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết một số kim loại khác

Lời giải chi tiết :

Cấu hình electron của Ni là [Ar]3d84s2          

Câu 9 :

Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol Fe2(SO4)3 và z mol H2SO4, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là

  • A

    x = y + z. 

  • B

    2x = y + z.

  • C

    x = y – 2z.

  • D

    y = 2x.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp bảo toàn e

Lời giải chi tiết :

Dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất là muối FeSO4

\(\eqalign{
& \mathop {Fe}\limits^0 \, - 2e \to \mathop {Fe}\limits^{ + 2} \cr
& \mathop {Fe}\limits^{ + 3} + 1e \to \mathop {Fe}\limits^{ + 2} \cr
& 2\mathop H\limits^ + + 2e \to {H_2} \cr} \)

Bảo toàn electron: 2x = 2y +2z

=> x = y + z

Câu 10 :

Ion kim loại nào sau đây không bị Zn khử thành kim loại ?

 

  • A

    Cu2+

  • B

    Ag+ 

  • C

    Sn2+.

  • D

    Al3+.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điều chế kim loại

Lời giải chi tiết :

Các ion kim loại nào sau đây không bị Zn khử là những kim loại đứng trước Zn: Al3+.

Câu 11 :

Hoà tan hoàn toàn 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn không tan là Cu. Các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng là

  • A

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)3.                            

  • B

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)2.    

  • C

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2

  • D

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau phản ứng thu được chất rắn không tan là Cu → trong dung dịch không còn muối Fe(NO3)3

Câu 12 :

Chọn phát biểu sai:

  • A

    Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm.         

  • B

    Cr(OH)3 là chất rắn màu lục xám.

  • C

    CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm.

  • D

    Cr(OH)2 là chất rắn màu trắng xanh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là: Cr(OH)2 là chất rắn màu trắng xanh

Vì Cr(OH)2 là chất rắn màu vàng

Câu 13 :

Kim loại nào sau đây bị thụ động hóa với dung dịch axit sunfuric đặc nguội?

  • A

    Ag

  • B

    Cu

  • C

    Zn

  • D

    Fe

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Al, Fe, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội (xem lại lí thuyết chung về kim loại)

Câu 14 :

Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

  • A
    Fe3O4.
  • B
    FeO.
  • C
    Fe.
  • D
    Fe2O3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của các hợp chất của sắt, viết phương trình phản ứng và kết luận.

Lời giải chi tiết :

4Fe(NO3)2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Fe2O3 + 8NO2 + O2

2Fe(OH)3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Fe2O3 + 3H2O

4FeCO3 + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2Fe2O3 + 4CO2

Vậy chất rắn thu được là Fe2O3.

Câu 15 :

Cho lá Mg vào dung dịch HCl, có khí thoát ra. Thêm vài giọt  X vào thì tốc độ thoát khí lớn hơn. X là?

  • A

    NaOH

  • B

    FeCl2

  • C

    BaCl2

  • D

    H2O

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi thêm vài giọt FeCl2 vào dung dịch sẽ hình thành cặp pin điện hóa Mg-Fe làm cho khí thoát ra nhanh hơn

Câu 16 :

Loại quặng sắt dùng để sản xuất gang thường chứa từ 30 - 95% oxit sắt và phải

  • A
    chứa nhiều photpho.
  • B
    chứa nhiều lưu huỳnh.
  • C
    chứa nhiều SiO2.
  • D
    chứa rất ít phot pho, lưu huỳnh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về quá trình sản xuất gang

Lời giải chi tiết :

Loại quặng sắt dùng để sản xuất gang thường chứa từ 30 – 95% oxit sắt và phải chứa rất ít photpho, lưu huỳnh

Câu 17 :

So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có

  • A

    bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn

  • B

    bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn

  • C

    bán kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn

  • D

    bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết kim loại kiềm thổ

Lời giải chi tiết :

So với nguyên tử canxi, nguyên tử K có bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn

Câu 18 :

Phản ứng của Fe với O2 như hình vẽ

Cho các phát biểu sau đây:

(a) Vai trò của mẩu than để làm mồi cung cấp nhiệt cho phản ứng.

(b) Phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm đầu dây sắt nóng chảy có thể thành cục tròn.

(c) Vai trò của lớp nước ở đáy bình là để tránh vỡ bình.

(d) Phản ứng cháy sáng, có các tia lửa bắn ra từ dây sắt.

Số phát biểu sai là

  • A
    2.
  • B
    0.
  • C
    1.
  • D
    3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức phản ứng đốt cháy của Fe với O2

Lời giải chi tiết :

Tất cả các đáp án đều đúng → có 0 phát biểu sai

Câu 19 :

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Al (Z = 13) có số electron lớp ngoài cùng là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết cấu hình e  của Al từ đó → tìm e lớp ngoài cùng

Lời giải chi tiết :

Al có cấu hình e là 1s22s22p63s23p1 nên lớp ngoài cùng có 3e

Câu 20 :

Cho m gam K tan hết vào 100 ml dung dịch gồm (H2SO4 1M và HCl 2M) thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng chất rắn thu được là

  • A

    32,3

  • B

    37,9 gam.

  • C

    24,95 gam.

  • D

    30,1gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) nH2 = 0,4 mol >\({1 \over 2}{n_{{H^ + }}}\)=> sau khi phản ứng với axit, K phản ứng với nước sinh ra H2

2K + 2H+ → 2K+ + H2

2K + H2O → 2KOH + H2

+) mcrắn khan = \({m_{{K^ + }}}\)trong muối +\({m_{C{l^ - }}} + {m_{SO_4^{2 - }}} + {m_{KOH}}\)

Lời giải chi tiết :

nH2SO4 = 0,1 mol;  nHCl = 0,2 mol=> nH= 0,1.2 + 0,2 = 0,4

nH2 = 0,25 mol >\({1 \over 2}{n_{{H^ + }}}\)=>sau khi phản ứng với axit, K phản ứng với nước sinh ra H2

2K+ 2H+ → 2K+ + H2

0,4  ← 0,4  → 0,4 → 0,2

2K+ H2O → 2KOH + H2

0,1             ←0,1  ←  0,05

=> mcrắn khan =  \({m_{{K^ + }}}\)trong muối +\({m_{C{l^ - }}} + {m_{SO_4^{2 - }}} + {m_{KOH}}\)= 0,4.39 + 0,1.96 + 0,2.35,5 + 0,1.56 = 37,9 gam

Câu 21 :

Để hoàn tan hoàn toàn 9,6 gam Cu cần dùng 500 ml dung dịch HNO3 (lấy dư 25% so với lượng cần thiết), thu được khí NO duy nhất. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng là

  • A

    3,0M.

  • B

    2,0M.

  • C

    1,0M.

  • D

    2,5M.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bảo toàn e: 2nCu = 3nNO

+) nHNO3 phản ứng = 4nNO

+) HNO3 lấy dư 25% => nHNO3 ban đầu = 0,4.1,25

Lời giải chi tiết :

nCu = 0,15 mol

Bảo toàn e: 2nCu = 3nNO => nNO = 0,1 mol

=> nHNO3 phản ứng = 4nNO = 4.0,1 = 0,4 mol

HNO3 lấy dư 25% => nHNO3 ban đầu = 0,4.1,25 = 0,5 mol

=> CM HNO3 = 0,5 / 0,5 = 1M

Câu 22 :

X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy điện hoá : Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

  • A

    Ag, Mg.          

  • B

    Cu, Fe.    

  • C

    Fe, Cu.      

  • D

    Mg, Ag.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng dãy điện hóa

Lời giải chi tiết :

X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 → X có tính khử mạnh hơn H+ trong dãy điện hóa

→ loại đáp án AB

Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3 → Y có tính khử mạnh hơn Fe3+ trong dãy điện hóa

→ loại đáp án D

Phương trình phản ứng :

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Câu 23 :

Cho hỗn hợp bột gồm 0,56 gam Fe và 0,65 gam Zn vào V ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng tăng 2,31 gam so với ban đầu. Giá trị của V là

  • A

    0,25.

  • B

    250.

  • C

    300.

  • D

    200.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Giả sử Ag+ phản ứng hết với Zn2+ và Fe2+ 

=> ne cho tối đa = 0,01.2 + 0,01.2 = 0,04 mol

=> nAg+ = 0,04mol  => m tăng  = 3,11g > 2,31g

=> Ag+ hết, kim loại dư

+) Giả sử Ag+ phản ứng hết với Zn2+

Zn + 2Ag+ → 2Ag + Zn2+

=> m tăng = 1,51g < 2,31

=> Vẫn còn phản ứng

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

x          2x                    2x => m tăng = 2,31 – 1,51 = >x

=> nAg+

=> V 

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,01mol;  nZn = 0,01mol

=> n e cho tối đa = 0,01.2 + 0,01.2 = 0,04 mol

=> nAg+ = 0,04mol

=> m tăng = 0,04 . 108 – (0,56 + 0,65) = 3,11g > 2,31g

=> Ag+ hết, kim loại dư

Zn + 2Ag+ → 2Ag + Zn2+

0,01     0,02     0,02     => m tăng = 0,02 . 108 – 0,01 . 65 = 1,51g < 2,31

=> còn phản ứng

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

x          2x                    2x  => m tăng = 2,31 – 1,51 = 108 . 2x – 56x => x = 0,005

=> nAg+ = 0,03mol => V = 0,3lít = 300 ml

Câu 24 :

lon Mg2+ bị khử trong trường hợp

  • A

    Điện phân dung dịch MgCl2.           

  • B

    Điện phân MgCl2 nóng chảy.

  • C

    Thả Na vào dung dịch MgCl2.

  • D

    Cho dd MgCl2 tác dụng dd Na2CO3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

lon Mg2+ bị khử trong trường hợp : Điện phân MgCl2 nóng chảy.

Câu 25 :

Điện phân một dung dịch gồm a mol CuSO4 và b mol NaCl. Nếu b > 2a mà ở catot chưa có khí thoát ra thì dung dịch sau điện phân chứa

  • A

    Na+, SO42-, Cl-.      

  • B

    Na+, SO42-, Cu2+.      

  • C

    Na+, Cl-.    

  • D

    Na+, SO42-, Cu2+, Cl-.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điện phân hỗn hợp

Lời giải chi tiết :

Catot (-) Cu2+, Na+, H2O                   Anot (+) SO42- , Cl-, H2O

(1) Cu2+ + 2e → Cu                                     (1) 2Cl- → Cl2 + 2e

      a    → 2a  →  a                                              b   → b/2 → b

Vì catot chưa có khí thoát ra và b>2a =>  Dung dịch sau điện phân chứa:  Na+, SO42-, Cu2+, Cl-.

Câu 26 :

Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, Fe2O3 . Nung X trong không khí đến khối lượng không đối được hỗn hợp rắn A. Cho A vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C. Cho khí CO dư qua bình chứa C nung nóng được hỗn hợp rắn E (Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E có thể chứa tối đa sản phẩm là

  • A

    Fe, Al2O3

  • B

    Fe2O3, Al2O3

  • C

    Fe

  • D

    BaO, Fe, Al2O3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điều chế kim loại

Lời giải chi tiết :

Câu 27 :

Đun 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A
    19,52.
  • B
    18,56.
  • C
    19,04.
  • D
    18,40.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố để giải bài toán

Lời giải chi tiết :

\(0,04\left( {mol} \right)X\left\{ \begin{array}{l}{H_2}O\\C{O_2}\end{array} \right. + C \to 0,07\left( {mol} \right)\left\{ \begin{array}{l}CO\\{H_2}\\C{O_2}\end{array} \right. + 30\left( g \right)\left\{ \begin{array}{l}F{{\rm{e}}_2}{O_3}\\CuO\end{array} \right. \to {m_{chat\,ran}} = ?\)

Nhận thấy, C là nguyên nhân làm cho số mol hỗn hợp khí tăng lên => nC = 0,07 - 0,04 = 0,03 mol

Sau khi cho Y tác dụng với Fe2O3, CuO dư tạo thành H2O, CO2 nên ta có thể coi hỗn hợp Y gồm {H2O, CO2, C} như vậy ta thấy chỉ có C có phản ứng: C + 2O → CO2

=> nO(pư) = 2nC = 0,06 mol

=> m chất rắn = mFe2O3, CuO - mO(pư) = 20 - 0,06.16 = 19,04 gam

Câu 28 :

Hòa tan 5,9 gam hỗn hợp X gồm K và Ca vào nước dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2. Khối lượng Ca có trong hỗn hợp X là

  • A

    3,9 gam.

  • B

    2 gam.

  • C

    4,8 gam.

  • D

    4 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bảo toàn electron: nK + 2nCa  = 2nH2

Lời giải chi tiết :

Gọi nK = x mol;  nCa = y mol  => mhỗn hợp = 39x + 40y = 5,9   (1)

Bảo toàn electron: nK + 2nCa  = 2nH2 => x + 2y = 0,1.2   (2)

Từ (1), (2) =>  x = 0,1;  y = 0,05

=> mca = 2 gam

Câu 29 :

Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

  • A

    2,58 gam

  • B

    2,22 gam

  • C

    2,31 gam

  • D

    2,44 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) nOH > 2nCO2=> OH

=> nCO3 =  nCO2 = 0,015 mol

Và nOH- dư = nOH- ban đầu – nOH- phản ứng = nOH- ban đầu -$2{n_{CO_3^{2 - }}}$

+) mrắn = mNa + mK + mCO3 + mOH dư

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,015 mol;  nOH = nNaOH + nKOH = 0,04 mol > 2nCO2

=> OH

=> nCO3 =  nCO2 = 0,015 mol

Và nOH- dư = nOH- ban đầu – nOH- phản ứng = nOH- ban đầu -$2{n_{CO_3^{2 - }}}$= 0,01 mol

=> mrắn = mNa + mK + mCO3 + mOH dư = 2,31 gam

Câu 30 :

Cho Al đến dư vào dung dịch gồm NO3-, Cu2+, Fe3+, Ag+. Số phản ứng xảy ra (không kể phản ứng của Al với H2O) là

  • A

    4

  • B

    2

  • C

    5

  • D

    3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết nhôm

Lời giải chi tiết :

Al + 3Ag+ → Al3+ + Ag

Al + 3Fe3+ → Al3+ + 3Fe2+

2Al + 3Cu2+ → 2Al3+ + 3Cu

2Al + 3Fe2+ → 2Al3+ + 3Fe

Câu 31 :

Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 đến khi phản ứng hoàn toàn, sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tính m?

  • A

    1,080 gam

  • B

    0,810 gam

  • C

    0,540 gam

  • D

    1,755 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

${n_{Al}}$$ = \,\,\frac{2}{3}{n_{{H_2}}} = 0,02\,\,mol$

Fe2O3 + 2Al $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe + Al2O3

0,01 → 0,02

→ mAl = m = (0,02 + 0,02).27 = 1,08 gam

Lời giải chi tiết :

${n_{F{e_2}{O_3}}} = 0,01\,\,mol;\,\,{n_{{H_2}}} = 0,03\,\,mol$

${n_{Al}}$$ = \,\,\frac{2}{3}{n_{{H_2}}} = 0,02\,\,mol$

Fe2O3 + 2Al $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe + Al2O3

0,01 → 0,02

→ mAl = m = (0,02 + 0,02).27 = 1,08 gam

Câu 32 :

Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

X → X1 + CO2

X1 + H2O → X2

X2 + Y → X + Y+ H 2O     

X2 + 2Y → X + Y2 + H2O

Hai muối X, Y tương ứng là

  • A

    CaCO3,  NaHSO4.

  • B

    BaCO3, Na2CO3.

  • C

    CaCO3, NaHCO3.

  • D

    MgCO3, NaHCO3.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

X là CaCO3, Y là NaHCO3.

CaCO3 $\xrightarrow{{{t^ \circ }}}$  CaO + CO2

    X                 X1

CaO + H2O $\xrightarrow{{}}$  Ca(OH)2

                                    X2

Ca(OH)2 + NaHCO3  $\xrightarrow{{}}$ CaCO3  + NaOH + H2O

                      Y                                          Y1

Ca(OH)2 + 2NaHCO3 $\xrightarrow{{}}$ CaCO3  + Na2CO3 + 2H2O

                      Y                                           Y2

Câu 33 :

Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng ( dư),thu được dung dịch X. Trong các chất: NaOH, Cu, KNO3, KMnO4, BaCl2, Cl2, Al, NaCl, số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là

  • A
    8
  • B
    6
  • C
    7
  • D
    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

NO3- trong môi trường H+ có tính oxi hóa giống hệt với HNO3

Lời giải chi tiết :

Fe3O4 + 3H2SO4 dư → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 3H2O

Vậy dd X thu được có: Fe2+, Fe3+ và H+ dư, SO42-

=> dd X tác dụng được với các chất: NaOH, Cu, KNO3, KMnO4, BaCl2, Cl2, Al => có 7 chất

 Dưới đây là phương trình minh họa đại diện  phản ứng xảy ra  với từng chất ( các phương trình còn lại hs tự viết)

Fe2+ + OH- → Fe(OH)2

2Fe3+ + Cu  → Cu2+ + 2Fe2+

3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O

3Fe2+   + MnO4-  + 4H+  → 3Fe+3 + MnO2↓ + 2H2O

SO42- + Ba2+ → BaSO4

Fe2+ + Cl2 → Fe3+ + 2Cl-

Fe2+ + Al → Al3+ + Fe↓

Câu 34 :

Hòa tan hết a mol FeCO3 vào dung dịch HCl (lấy dư 10% so với lượng cần dùng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X thu được b gam kết tủa. Biết sản phẩm khử của N+5

là khí NO duy nhất, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Biểu thức về mối quan hệ giữa a và b là

  • A

    b = 315,7a                                          

  • B

     b = 407,5a                 

  • C

    b = 287a                    

  • D

     b = 423,7b                     

Đáp án : B

Phương pháp giải :

FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + H2O + CO2

3Fe+2  + NO3- + 4H+ → 3Fe+3  + 2H2O +  NO   

 Fe+2 + Ag+  → Fe+3  + Ag

Ag+  + Cl- → AgCl

Lời giải chi tiết :

                        FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + H2O + CO2

                            a              2a          a

HCl lấy dư 10% nên X  có nHCl dư = 0,2a mol → nCl- = 2a + 0,2a = 2,2a mol

                                                                    nFe2+ = a mol; nH+ = 0,2 mol

X +  AgNO3 thì                3Fe+2  + NO3- + 4H+ → 3Fe+3  + 2H2O +  NO   

                                        0,15a                 0,2a

                                                Fe+2 + Ag+  → Fe+3  + Ag

                                                0,85a                            0,85a

                                               Ag+  + Cl- → AgCl

                                                           2,2a     2,2a mol

→ mkết tủa = mAg  + mAgCl = 0,85a. 108 + 2,2a.143,5 = 407,5a = b

Câu 35 :

Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với khí hiđro bằng 18,8. Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là

  • A

    9,40 gam.             

  • B

    11,28 gam.            

  • C

    8,60 gam.             

  • D

    47,00 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

$\left\{\begin{gathered}101{\text{x}}+188y=34,65 \hfill \\\frac{{(0,5{\text{x}} + 0,5y).32 + 2y.46}}{{0,5{\text{x}} + 0,5y + 2y}} = 18,8.2 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Lời giải chi tiết :

2KNO3 → 2KNO2 + O2

   x          →               0,5x

2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

   y                  →                2y    →  0,5y

Ta có hệ phương trình: $\left\{ \begin{gathered}  101{\text{x}} + 188y = 34,65 \hfill \\  \frac{{(0,5{\text{x}} + 0,5y).32 + 2y.46}}{{0,5{\text{x}} + 0,5y + 2y}} = 18,8.2 \hfill \\ \end{gathered}  \right. =  > \left\{ \begin{gathered}  x = 0,25 \hfill \\  y = 0,05 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

=> mCu(NO3)2 = 0,05.188 = 9,4 gam

Câu 36 :

Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là

  • A

    0,78 gam             

  • B

    3,12 gam 

  • C

    1,74 gam  

  • D

    1,19 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cr tác dụng với O2 lên số oxi hóa +3

Lời giải chi tiết :

${n}_{C{{\text{r}}_{2}}{{\text{O}}_{3}}}=\frac{4,56}{152}=0,03(mol)$

4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

0,06                    0,03   

=> mCr = 0,06.52 = 3,12 (g)

Câu 37 :

Hỗn hợp X chứa một oxit sắt; 0,02 mol Cr2O3 và 0,04 mol Al. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thu được 0,896 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần 2 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z và 0,336 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Z tác dụng tối đa với z mol NaOH thu được 6,6 gam hỗn hợp kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra trong môi trường không có oxi. Giá trị của z gần nhất với

  • A

    0,25

  • B

    0,32

  • C

    0,23

  • D

    0,27

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phần 1 : H2SO4 nhận e, Al và FexOy cho e

Bảo toàn e : 2.nSO2 = 3nAl + ne cho oxit sắt => ne cho oxit sắt = 2.0,04 – 0,02.3 = 0,02

Ta thấy : nếu oxit sắt là FeO thì nFeO = ne cho oxit sắt

Nếu oxit sắt là Fe2O3 thì không cho e

Nếu oxit sắt là Fe3O4  thì nFe3O4 = ne cho oxit sắt => nFexOy = 0,02 mol

Phần 2 :

Bảo toàn nguyên tố H : ${{n}_{HCl}}=2{{n}_{{{H}_{2}}}}+2{{n}_{{{H}_{2}}O}}\to \,\,{{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{0,25-2.0,015}{2}=0,11\,\,mol$

Bảo toàn nguyên tố O : nO trong oxit sắt  + $3{{n}_{C{{\text{r}}_{2}}{{O}_{3}}}}={{n}_{{{H}_{2}}O}}$=> nO trong oxit sắt  = 0,11 – 3.0,01 = 0,08 mol

=> y = $\frac{{{n}_{O\,\,trong\,\text{ox}it}}}{{{n}_{F{{e}_{x}}{{O}_{y}}}}}=\frac{0,08}{0,02}=4$ → oxit sắt là Fe3O4  

Vì dung dịch Z phản ứng tối đa với NaOH nên kết tủa Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều tan hết

→ dung dịch tạo thành chứa :

$N{{a}^{+}}\,\,(z\text{ }mol);\text{ }C{{l}^{-}}\,\,(0,25\,\,mol);\text{ }AlO_{2}^{-}\text{ (0,02}\,\,\text{mol); }CrO_{2}^{-}\text{ (a}\,\,\text{mol)}$

Bảo toàn điện tích : z = 0,25 + 0,02 + a (1)

Bảo toàn Cr : $2{{n}_{C{{\text{r}}_{2}}{{O}_{3}}}}={{n}_{C\text{r}O_{2}^{-}}}+{{n}_{\text{Cr}{{(OH)}_{2}}}}\to {{n}_{C\text{r}{{(OH)}_{2}}}}=2.0,01-a=0,02-a$

Bảo toàn Fe : nFe trong kết tủa = 3.nFe3O4 = 0,06

=> mkết tủa = mCr + mFe + mOH  → mOH = 6,6 – 52.(0,02 – a) – 0,06.56 = 2,2 +52a

$=>\,\,{{n}_{OH}}=\frac{2,2+52a}{17}\,\,mol$

=> nNaOH = nOH trong kết tủa + 4.nAl(OH)3 + 4.nCr(OH)3­ => z $=\frac{2,2+52a}{17}\,+\text{ }4.0,02\text{ }+\text{ }4a\text{ }\left( 2 \right)$

Giải hệ (1), (2) → z = 0,28; a = 0,01

Câu 38 :

Cho 12,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,42 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,045 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát ra 0,0075 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 70,8 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X có giá trị gần nhấtvới giá trị nào sau đây?

  • A

    46,51%.

  • B

    37,8%.

  • C

    35,8%.

  • D

    49,6%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn electron

Bảo toàn điện tích

Bảo toàn nguyên tố Fe, H, O

+) Phần kết tủa có AgCl => nAg 

+) Bảo toàn electron: nFe2+ = nAg + 3 nNO

+)  nH+ dư = 4.nNO

Đặt a, b, c là số mol Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 trong X

=> mX = PT (1)

Dung dịch Y còn H+ dư và Fe2+ nên NO3đã hết.

+) Bảo toàn điện tích =>  nFe3+

+) Bảo toàn Fe => PT (2)

Bảo toàn H => nH2O 

Bảo toàn O:  4. nFe3O4 + 6 nFe(NO3)2 + 3 nHNO3  = nZ  + nH2O => PT (3)

Giải hệ (1),(2),(3) => a; b; c

Lời giải chi tiết :

Phần kết tủa có nAgCl = 0,42 => nAg = 0,0975

Bảo toàn electron: nFe2+ = nAg + 3 nNO = 0,12

nNO = 0,0075 => nH+ dư = 4.nNO = 0,03

Đặt a, b, c là số mol Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 trong X

=> mX = 56a + 232b + 180c = 12,04     (1)

Dung dịch Y còn H+ dư và Fe2+ nên NO3đã hết.

Vậy Y chứa Fe2+ (0,12 mol), H+ (0,03 mol), Cl- (0,42 mol), Fe3+ 

Bảo toàn điện tích =>  nFe3+ = 0,05

Bảo toàn Fe => a + 3b + c = 0,05 + 0,12    (2)

Bảo toàn H => nH2O = 0,215

Bảo toàn O: 4. nFe3O4 + 6 nFe(NO3)2 + 3 nHNO3  = nZ  + nH2O

=> 4b + 6c + 0,04.3 = 0,215 + 0,045      (3)

Giải hệ (1),(2),(3) => a = 0,1 mol; b = 0,02 mol; c = 0,01 mol

=> %mFe = 46,51%

Câu 39 :

Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp x mol HNO3 và y mol Al(NO3)3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau

 

Tỉ lệ của b : a có giá trị là

  • A
    14                                      
  • B
    13                      
  • C
    12
  • D
    11

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thứ tự xảy ra phản ứng

KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

3KOH + Al(NO3)3 → 3KNO3 + Al(OH)3

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

Xét số mol KOH tại các thời điểm

Lời giải chi tiết :

KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

3KOH + Al(NO3)3 → 3KNO3 + Al(OH)3

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

Xét tại các thời điểm

+) có 0,56 mol KOH thì chỉ xảy ra 2 phản ứng đầu

→ nKOH = nHNO3 + 3nAl(OH)3 = x + 3a = 0,56 mol

+)  có 1,04 mol KOH thì chỉ có 2 phản ứng đầu xảy ra

→ nKOH = nHNO3 + 3nAl(OH)3 = x + 3(a + 0,8x ) =1,04

→ x = 0,2 mol và a = 0,12 mol

+) tại thời điểm b mol KOH thì xảy ra cả 3 phản ứng và thu được

nAl(OH)3 = a + 0,8x = 0,28 mol

→ nKOH = nHNO3 + 3nAl(NO3)3 + nAl(OH)3 bị hòa tan = x + 3y + (y – 0,28) =0,2 + 4y – 0,28 = 4y – 0,08 (mol) = b(1)

+) tại thời điểm (7x + 0,08) mol KOH hay 1,48 mol KOH thì nAl(OH)3 = 0,12 mol và cả 3 phản ứng xảy ra

→ nKOH = nHNO3 + 3nAl(NO3)3 + nAl(OH)3 bị hòa tan 

= x + 3y + (y – 0,12) = 4y + 0,08 = 1,48 → y = 0,35 (2)

Từ (1) và (2) suy ra b = 1,32 mol

→ b : a = 1,32 : 0,12 = 11

Câu 40 :

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và FeCl3 vào nước dư thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ đến khi ở anot thoát ra 0,2 mol hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 30,625 thì dừng lại. Dung dịch thu được sau điện phân có chứa 2 muối có nồng độ mol bằng nhau. Giả sử hiệu suất của quá trình điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m là

  • A
    48,25
  • B
    64,25
  • C
    62,25  
  • D
    56,25

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tính lượng khí Cl2, O2 sinh ra sau quá trình điện phân

- Áp dụng định luật bảo toàn e, bảo toàn nguyên tố => nCuSO4 ban đầu => m 

Lời giải chi tiết :

Khí tại anot gồm nCl2 = 0,15 mol; nO2 = 0,05 mol

=> Bảo toàn nguyên tố Cl => nFeCl3 = 0,1 mol

=> Dung dịch sau phản ứng có chứa Cu2+ và Fe2+

=> Tại catot chỉ có chứa kim loại Cu

=>Sau điện phân dung dịch gồm: nCuSO4 = nFeSO4 = 0,1 (mol) và H2SO4 = x (mol)

Bảo toàn nguyên tố S => nCuSO4 (ban đầu) = nS = 0,2 +x

=> nCu ở catot = 0,1 + x (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn => nFe3+ + 2 * nCu (catot) = 2 nCl2 + 4nO2

=> 0,1 + 2 * (0,1 +x) = 0,5 => x = 0,1 (mol)

m = nCuSO4 (ban đầu) + nFeCl3 = 0,3 * 160 + 0,1 * 162,5 = 64,25 (gam)

close