Đề thi giữa kì 1 Sinh 10 Cánh diều - Đề số 1Tải vềĐơn phân tham gia cấu tạo nên protein được gọi là A. Nucleotide. B. Amino acid. C. Glucose. D. Ribonucleotide. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề bài Phần trắc nghiệm (7 điểm): Câu 1: Đơn phân tham gia cấu tạo nên protein được gọi là A. Nucleotide. B. Amino acid. C. Glucose. D. Ribonucleotide. Câu 2: Loại đường nào sau đây không cùng nhóm với những loại khác? A. Lactose. B. Saccharose. C. Suctose. D. Cellulose. Câu 3: Thứ tự các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học là: (1) Quan sát và đặt câu hỏi. (2) Kiểm tra giả thuyết khoa học. (3) Làm báo cáo kết quả nghiên cứu. (4) Hình thành giả thuyết khoa học. A. (1) → (3) → (4) → (2). B. (2) → (4) → (1) → (3). C. (1) → (4) → (2) → (3). D. (4) → (2) → (1) → (3). Câu 4: Đâu không phải là lĩnh vực hình thành nên tin sinh học? A. Công nghệ vi sinh. B. Khoa học máy tính. C. Thống kê. D. Sinh học. Câu 5: Đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống nói về sự biến đổi không ngừng của các cấp sống, qua đó thiết lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi với môi trường sống gọi là tính: A. thứ bậc. B. mở và tự điều chỉnh. C. liên tục tiến hóa. D. tín khép kín của các cấp tổ chức Câu 6: Nguyên tố hóa học nào sau đây là nguyên tố đa lượng A. Mangan (Mn). B. Iodine (I). C. Carbon (C). D. Coban (Co). Câu 7: Trong cấu trúc của phân tử nước, một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng A. liên kết hydro. B. liên kết disulfua. C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết peptide. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về các loại nucleic acid? A. Nucleic acid có vai trò quy định, lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. B. DNA và RNA đều có cấu tạo 2 chuỗi polynucleotide xoắn ngược chiều. C. DNA khác RNA ở chỗ DNA có nucleotide loại T còn RNA có nucleotide loại U. D. Mỗi nucleotide đều có cấu tạo 3 phần: gốc phosphate, đường pentose và nitrogenous base. Câu 9: Cấp độ tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống gọi là A. Quần xã. B. Sinh quyển. C. Hệ sinh thái. D. Quần thể. Câu 10: Loại lipid là thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất là: A. Steroid. B. Triglyceride. C. Cholesterol. D. Phospholipid. Câu 11: Phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nguyên cứu trong những điều kiện được tác động có chủ đích gọi là A. thực nghiệm khoa học. B. quan sát. C. làm việc trong phòng thí nghiệm. D. nuôi cấy mô tế bào. Câu 12: Trong các cấp độ tổ chức sống, các cá thể cùng loài phân bố trong một khu vực nhất định hình thành nên: A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Loài. Câu 13: Đâu không thuộc đối tượng nghiên cứu của của sinh học? A. Vi sinh vật. B. Nấm. C. Động vật. D. Khí hậu. Câu 14: Cơ thể thực vật khi bị thiế u các nguyên tố vi lượng sẽ biểu hiện rõ nhất tại: A. Rễ cây. B. Lá cây. C. Ngọn cây. D. Quả. Phần tự luận (3 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Hãy trình bày 3 đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống. Cho ví dụ với mỗi đặc điểm đó. Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy trình bày 3 nội dung chính của học thuyết tế bào. -------- Hết -------- Đáp án Phần trắc nghiệm:
Câu 1:
Phương pháp: Protein là một trong bốn đại phân tử trong tế bào, tức là nó được cấu tạo từ nhiều các đơn vị nhỏ gọi là các đơn phân. Đơn phân cấu tạo nên protein là các amino acid. Lời giải chi tiết: Chọn B. Câu 2:
Phương pháp: Carbohydrate được chia thành 3 nhóm lớn là: monosaccharide (đường đơn); disaccharide (đường đôi) và polysaccharide (đường đa). Cả 3 loại đường lactose, saccharose, suctose đều được xếp vào nhóm disaccharide (đường đôi). Cellulose thuộc nhóm polysaccharide (đường đa). Lời giải chi tiết: Chọn D. Câu 3:
Phương pháp: Các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học lần lượt là: quan sát và đặt câu hỏi → hình thành giả thuyết khoa học → kiểm tra giả thuyết khoa học → làm báo cáo kết quả nghiên cứu. Lời giải chi tiết: Chọn C. Câu 4:
Phương pháp: Ba lĩnh vực hình thành nên tin sinh học đó là: thống kê, khoa học máy tính và sinh học. Lời giải chi tiết: Chọn A. Câu 5:
Phương pháp: Nắm vững kiến thức về đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống đó là tính thứ bậc, tính mở và tự điều chỉnh, tính tiến hóa không ngừng. Tính liên tục tiến hóa của các cấp tổ chức sống là sự biến đổi không ngừng của các cấp sống, qua đó thiết lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi với môi trường sống. Lời giải chi tiết: Chọn C. Câu 6:
Phương pháp: Carbon (C) là nguyen tố hóa học quan trọng đối với tế bào và cơ thể sống. carbon chiếm 18% khối lượng trong cơ thể người và đóng vai trò cấu trúc nên hầu hết các phân tử sinh học của tế bào và cơ thể. Ba nguyên tố còn lại là Mangan, Iodine, Coban đều là các nguyên tố vi lượng của cơ thể. Lời giải chi tiết: Chọn C. Câu 7:
Phương pháp: Một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen trong phân tử nước được liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Lời giải chi tiết: Chọn C. Câu 8:
Phương pháp: Nắm vững kiến thức về 2 phân tử DNA và RNA của nhóm nucleic acid. Đáp án A, C, D đúng. Đáp án B sai, vì chỉ có phân tử DNA được cấu tạo là 2 chuỗi polynucleotide xoắn ngược chiều; còn RNA được cấu tạo là 1 chuỗi polynucleotide. Lời giải chi tiết: Chọn B. Câu 9:
Phương pháp: Sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống, sinh quyển bao gồm hệ sinh thái và môi trường sống của các sinh vật trong hệ sinh thái. Lời giải chi tiết: Chọn B. Câu 10:
Phương pháp: Phân tử phospholipid là thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất. Steroid là thành phần cấu tạo của rất nhiều phân tử trong tế bào như các hormone, cholesterol … Triglyceride bao gồm dầu và mỡ với vai trò chủ yếu là phân tử dự trữ năng lượng cho cơ thể. Lời giải chi tiết: Chọn D. Câu 11:
Phương pháp: Nắm vững kiến thức về 3 phương pháp nghiên cứu của Sinh học bao gồm: quan sát, làm việc trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm khoa học. Phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nguyên cứu trong những điều kiện được tác động có chủ đích gọi là thực nghiệm khoa học. Lời giải chi tiết: Chọn A. Câu 12:
Phương pháp: Sử dụng kiến thức về các thành phần cấu tạo nên từng cấp độ tổ chức của thế giới sống. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài phân bố trong một khu vực nhất định. Lời giải chi tiết: Chọn B. Câu 13:
Phương pháp: Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là các vật sống. Đối tượng nghiên cứu của Sinh học bao gồm: vi sinh vật, nấm, …, thực vật, động vật. Lời giải chi tiết: Chọn D. Câu 14:
Phương pháp: Cơ thể thực vật khi bị thiế u các nguyên tố vi lượng sẽ biểu hiện rõ nhất tại lá cây. Ví dụ: vàng ở lá non do thiếu Fe; lá thay đổi hình dạng và màu sắc do thiếu Zn … Lời giải chi tiết: Chọn B. Phần tự luận (3 điểm) Câu 1 (2,0 điểm).
Phương pháp: Sử dụng kiến thức đã học về các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức thế giới sống. Lời giải chi tiết: Các cấp tổ chức sống có 3 đặc điểm chính đó là:
Câu 2 (1,0 điểm).
Phương pháp: Nắm vững kiến thức về 3 nội dung chính của học thuyết tế bào. Lời giải chi tiết: Học thuyết tế bào bao gồm 3 nội dung chính đó là:
Quảng cáo
|