Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 1Tải về Trong số những quá trình dưới đây, cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra biến đổi hóa học? (a) Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt khí sủi lên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi I. Trắc nghiệm (6 điểm) Câu 1: Dụng cụ hình vẽ dưới đây có tên là gì?
A. ống nghiệm B. cốc thủy tinh C. ống đong D. Bình tam giác Câu 2. Trong số những quá trình dưới đây, cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra biến đổi hóa học? (a) Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt khí sủi lên (b) Hòa tan vôi sống vào nước được vôi tôi ( calcium hydroxide) (c) trứng gà để lâu ngày bị hỏng, có mùi khó chịu (d) Hòa tan đường vào cốc nước thấy đường tan ra A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3. Câu nào sau đây đúng? A. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử bị phá vỡ B. Trong phản ứng hóa học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ C. Trong phản ứng hóa học, liên kết trong các phân tử không bị phá vỡ D. Trong phản ứng hóa học các phân tử được bảo toàn Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt? A. Phản ứng nung đá vôi CaCO3 B. Phản ứng hòa tan viên C vào nước C. Phản ứng đốt cháy khí gas D. Phản ứng phân hủy đường Câu 5. Số phân tử có trong 0,002 mol phân tử I2 A. \( \approx {12.10^{21}}\) B. \( \approx {24.10^{21}}\) C. \( \approx {12.10^{22}}\) D. \( \approx {24.10^{20}}\) Câu 6. Tính khối lượng (theo đơn vị gam) của 0,15 mol Fe A. 6,4g B. 9g C. 8,4g D. 5,6g Câu 7. Khí nào sau đây nhẹ hơn không khí? A. O2 B. Cl2 C. CO2 D. N2 Câu 8. Chất nào sau đây là acid? A. NH4Cl B. NaOH C. HCl D. CH4 Câu 9. Chất nào sau đây có pH > 7 A. NaNO3 B. Ba(OH)2 C. CH3COOH D. KCl Câu 10. Than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố đã làm tăng tốc độ của phản ứng này là A. tăng nhiệt độ. B. tăng nồng độ. C. tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. D. dùng chất xúc tác. Câu 11. ở 25oC, 250 gam nước có thể hòa tan tối đa 80 gam KNO3, độ tan của KNO3 ở 25oC là A. 32 gam/ 100 gam H2O B. 36 gam/ 100 gam H2O C. 80 gam/ 100 gam H2O D. 40 gam/ 100 gam H2O Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g phosphorus (P), thu được khối lượng oxide P2O5 là A. 14,2 g. B. 28,4 g. C. 11,0 g. D. 22,0 g. II. Tự luận Câu 1. Hoàn thành phương trình sau (1) P +… --> P2O5 (2) …. + HCl --> MgCl2 + H2 (3) …(OH)2 + H2SO4 --> BaSO4 + H2O (4) Na2O + HNO3 --> … + … Câu 2. Vôi tôi (Ca(OH)2) thu được khi cho vôi sống (CaO) tác dụng với nước, phản ứng này gọi là tôi vôi. Ca(OH)2 là một chất rắn tinh thể không màu hoặc dạng bột trắng. Thả một viên vôi sống vào cốc thuỷ tinh lớn đựng nước, vôi sống tan ra và cốc nước nóng lên rất nhanh, tạo ra một dung dịch trong suốt không màu, gọi là nước vôi trong. Nếu lượng vôi sống nhiều, cốc nước sẽ sôi lên và tạo ra chất lỏng đục trắng, gọi là sữa vôi. Trong sữa vôi có các hạt calcium hydroxide nhỏ mịn chưa tan hết, lơ lửng trong nước ở dạng huyền phù. a) Viết PTHH của phản ứng giữa vôi sống và nước, cho biết chất nào là chất phản ứng, chất nào là sản phẩm? b) Nhận xét về mối liên hệ giữa khối lượng vôi sống, nước đã phản ứng và vôi tôi được tạo thành. c) Nếu khối lượng vôi sống là 6,72 g, khối lượng nước phản ứng là 2,16 g thì khối lượng vôi tôi thu được là Đáp án Phần trắc nghiệm
I. Trắc nghiệm (6 điểm) Câu 1: Dụng cụ hình vẽ dưới đây có tên là gì?
A. ống nghiệm B. cốc thủy tinh C. ống đong D. Bình tam giác Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 2. Trong số những quá trình dưới đây, cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra biến đổi hóa học? (a) Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt khí sủi lên (b) Hòa tan vôi sống vào nước được vôi tôi ( calcium hydroxide) (c) trứng gà để lâu ngày bị hỏng, có mùi khó chịu (d) Hòa tan đường vào cốc nước thấy đường tan ra A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Phương pháp giải Dựa vào khái niệm của biến đổi hóa học Lời giải chi tiết (b), (c) có xảy ra biến đổi hóa học Đáp án B Câu 3. Câu nào sau đây đúng? A. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử bị phá vỡ B. Trong phản ứng hóa học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ C. Trong phản ứng hóa học, liên kết trong các phân tử không bị phá vỡ D. Trong phản ứng hóa học các phân tử được bảo toàn Phương pháp giải Dựa vào khái niệm của phản ứng hóa học Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt? A. Phản ứng nung đá vôi CaCO3 B. Phản ứng hòa tan viên C vào nước C. Phản ứng đốt cháy khí gas D. Phản ứng phân hủy đường Phương pháp giải Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng tỏa ra năng lượng dưới dạng nhiệt Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 5. Số phân tử có trong 0,002 mol phân tử I2 A. \( \approx {12.10^{21}}\) B. \( \approx {24.10^{21}}\) C. \( \approx {12.10^{22}}\) D. \( \approx {24.10^{20}}\) Phương pháp 1 mol nguyên tử hay phân tử chứa 6,022 . 1023 nguyên tử hoặc phân tử Lời giải chi tiết Đáp án A Câu 6. Tính khối lượng (theo đơn vị gam) của 0,15 mol Fe A. 6,4g B. 9g C. 8,4g D. 5,6g Phương pháp giải Dựa vào công thức: m = M.n Lời giải chi tiết mFe = 0,15.56 = 8,4g Đáp án C Câu 7. Khí nào sau đây nhẹ hơn không khí? A. O2 B. Cl2 C. CO2 D. N2 Phương pháp giải Tính tỉ khối của khí so với không khí theo công thức: dA/Không khí = MA : 29 Lời giải chi tiết Đáp án D Câu 8. Chất nào sau đây là acid? A. NH4Cl B. NaOH C. HCl D. CH4 Phương pháp giải Acid là những hợp chất có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước tạo ion H+ Lời giải chi tiết Đáp án C Câu 9. Chất nào sau đây có pH > 7 A. NaNO3 B. Ba(OH)2 C. CH3COOH D. KCl Phương pháp giải Dung dịch có pH > 7 là môi trường base Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 10. Than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố đã làm tăng tốc độ của phản ứng này là A. tăng nhiệt độ. B. tăng nồng độ. C. tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. D. dùng chất xúc tác. Phương pháp giải Dựa vào các yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng Lời giải chi tiết Đáp án B Câu 11. ở 25oC, 250 gam nước có thể hòa tan tối đa 80 gam KNO3, độ tan của KNO3 ở 25oC là A. 32 gam/ 100 gam H2O B. 36 gam/ 100 gam H2O C. 80 gam/ 100 gam H2O D. 40 gam/ 100 gam H2O Phương pháp giải: Độ tan của một chất là số gam chất đó tan được trong 100 gam dung môi Lời giải chi tiết Độ tan của chất ở 250C : (100 x 80): 250 =32 gam Đáp án: A Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g phosphorus (P), thu được khối lượng oxide P2O5 là A. 14,2 g. B. 28,4 g. C. 11,0 g. D. 22,0 g. Phương pháp giải: Tính theo phương trình hóa học Lời giải chi tiết nP= 6,2: 31=0,2 mol 4P + 5O2 → 2P2O5 Theo phương trình hoá học: 4 mol P tham gia phản ứng sẽ thu được 2 mol P2O5. Vậy 0,2 mol P tham gia phản ứng sẽ thu được 0,1 mol P2O5. Khối lượng P2O5 tạo ra là: 0,1.142 = 14,2 gam. II. Tự luận Câu 1. Hoàn thành phương trình sau (1) P +… --> P2O5 (2) …. + HCl --> MgCl2 + H2 (3) …(OH)2 + H2SO4 --> BaSO4 + H2O (4) Na2O + HNO3 --> … + … Lời giải chi tiết (1) 4P + 5O2 --> 2P2O5 (2) Mg + 2HCl --> MgCl2 + H2 (3) Ba(OH)2 + H2SO4 --> BaSO4 + 2H2O (4) Na2O + 2HNO3 --> 2NaNO3 + H2O Câu 2. Vôi tôi (Ca(OH)2) thu được khi cho vôi sống (CaO) tác dụng với nước, phản ứng này gọi là tôi vôi. Ca(OH)2 là một chất rắn tinh thể không màu hoặc dạng bột trắng. Thả một viên vôi sống vào cốc thuỷ tinh lớn đựng nước, vôi sống tan ra và cốc nước nóng lên rất nhanh, tạo ra một dung dịch trong suốt không màu, gọi là nước vôi trong. Nếu lượng vôi sống nhiều, cốc nước sẽ sôi lên và tạo ra chất lỏng đục trắng, gọi là sữa vôi. Trong sữa vôi có các hạt calcium hydroxide nhỏ mịn chưa tan hết, lơ lửng trong nước ở dạng huyền phù. a) Viết PTHH của phản ứng giữa vôi sống và nước, cho biết chất nào là chất phản ứng, chất nào là sản phẩm? b) Nhận xét về mối liên hệ giữa khối lượng vôi sống, nước đã phản ứng và vôi tôi được tạo thành. c) Nếu khối lượng vôi sống là 6,72 g, khối lượng nước phản ứng là 2,16 g thì khối lượng vôi tôi thu được là? Lời giải chi tiết a) CaO + H2O --> Ca(OH)2 Chất phản ứng: CaO, H2O Chất sản phẩm: Ca(OH)2 b) Tổng khối lượng vôi sống và nước bằng khối lượng vôi tôi được tạo thành c) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m CaO + m H2O = m Ca(OH)2 --> m Ca(OH)2 = 6,72 + 2,16 = 8,88g
Quảng cáo
|