Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Cho alanin phản ứng với HNO2 dư, sinh ra?

  • A

    axit axetic.

  • B

    axit lactic.

  • C

    axit fomic.

  • D

    metanol.

Câu 2 :

Số liên kết peptit tron phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là

  • A
    2
  • B
    1
  • C
    4
  • D
    3
Câu 3 :

Công thức tổng quát của este tạo từ ancol không no có 1 liên kết đôi C=C, đơn chức mạch hở và một axit không no có 1 nối đôi C=C, đơn chức, mạch hở là

  • A

    CnH2n-4O2

  • B

    CnH2nO4

  • C

    CnH2n-2O2

  • D

    CnH2nO2

Câu 4 :

Lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành sản phẩm có màu đặc trưng là

  • A
    màu xanh lam. 
  • B
    màu nâu đỏ. 
  • C
    màu vàng. 
  • D
    màu tím.
Câu 5 :

Thành phần chính của màng tế bào thực vật là

  • A
    Saccarozơ.
  • B
    Glucozơ.          
  • C
    Tinh bột.
  • D
    Xenlulozơ.
Câu 6 :

Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N tác dụng với dung dịch HNO2 (to thường) tạo ra ancol là

  • A

    2

  • B

    5

  • C

    3

  • D

    4

Câu 7 :

Các loại dầu ăn như dầu lạc, dầu cọ, dầu vừng, dầu ô-liu, ... có thành phần chính là

  • A
    chất béo.
  • B
    khoáng chất và vitamin.
  • C
    chất đạm (protein).
  • D
    chất bột đường (cacbohiđrat).
Câu 8 :

Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2

  • A

    3

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    5

Câu 9 :

Chất X(C4H8O2) tác dụng với dung dịch NaOH thu được chất hữu cơ Y và Z. Oxi hóa Z bằng CuO thu được axeton. Công thức cấu tạo của X là:

  • A

    HCOOCH2CH2CH3    

  • B

    CH3CH2COOCH3  

  • C

    HCOOCH(CH3)2    

  • D

    CH3COOC2H5

Câu 10 :

Amino axit X có phân tử khối bằng 117. Tên của X là

  • A

    lysin.

  • B

    alanin.

  • C

    glyxin.

  • D

    valin.

Câu 11 :

Có bao nhiêu chất đồng phân có cùng công thức phân tử C3H9N ?

  • A

    4

  • B

    6

  • C

    7

  • D

    8

Câu 12 :

 Đốt cháy một hỗn hợp amin A cần V lít O2 (đktc) thu được N2 và 31,68 gam CO2 và 7,56 gam H2O. Giá trị V là

  • A

    25,536.

  • B

    20,160.

  • C

    20,832.

  • D

    26,880.

Câu 13 :

Metylamin (CH3NH2) không phản ứng được với dung dịch

  • A

    NaOH.

  • B

    HCl.

  • C

    H2SO4.

  • D

    CH3COOH.

Câu 14 :

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit ?

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Câu 15 :

Fructozơ phản ứng được với những chất nào trong số các chất sau đây ?

 Cho các chất và các điều kiện thích hợp: H2 (Ni, to), NaOH, Cu(OH)2/ OH-, AgNO3/NH3 (to), Br2, Na. Số chất phản ứng được với Fructozơ là?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Câu 16 :

Etyl axetat chủ yếu được dùng làm dung môi cho các phản ứng hóa học, cũng như để thực hiện công việc chiết các hóa chất khác. Công thức của etyl axetat là

  • A

    C2H5COOC2H5.

  • B

    CH3COOC2H5.           

  • C

    C2H5COOCH3.           

  • D

    HCOOC2H5.

Câu 17 :

Cho các mô tả sau:
(a) đơn chức                                                                          (b) mạch cacbon không phân nhánh.
(c) mạch cacbon dài.                                                              (d) no, đơn chức, mạch hở.
Số mô tả đúng cho các axit béo nói chung là?

  • A
    1
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    2
Câu 18 :

Cho 8,8 gam CH3COOC2H5 phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối lượng muối CH3COONa thu được là

  • A

    12,3 gam

  • B

    16,4 gam

  • C

    4,1 gam

  • D

    8,2 gam

Câu 19 :

X là este của glixerol và axit hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi hấp thụ tất cả sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2dư thu được 60g kết tủa. X có công thức cấu tạo là:

  • A

    (HCOO)3C3H5 

  • B

    (CH3COO)3 C3H5

  • C

    (C17H33COO)3 C3H5 

  • D

    (C17H33COO)3 C3H5

Câu 20 :

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este no, đơn chức cần 1,904 lit O2 (đktc) thu được 3,08g CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với NaOH thu được hỗn hợp 2 ancol kế tiếp và 1,36g muối của một axit hữu cơ. CTCT 2 este đó là:

  • A

    CH3COOCH3 và CH3COOC2H5

  • B

    HCOOC2H5 và HCOOC3H7

  • C

    HCOOCH3 và HCOOC2H5

  • D

    CH3COOCH3 và HCOOC2H5

Câu 21 :

Hỗn hợp CH3COOC2H5 , CH3COOC2H3 và C2H3COOCH3. Hỗn hợp X có tỉ khối hơi so với H2 là dX/H2 = 43,5. Đốt cháy hoàn toàn x mol X ; sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Hấp thụ Y vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì sau phản ứng thu được 24 gam kết tủa. Giá trị của x là?

  • A

    0,06

  • B

    0,08

  • C

    0,12

  • D

    0,15

Câu 22 :

Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH, dung dịch brom và tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là

  • A

    anilin

  • B

    phenol

  • C

    axit acrylic

  • D

    metyl axetat

Câu 23 :

Cho sơ đồ sau:C2H2→A→B→D→CH3COOC2H5

Các chất A, B, D tương ứng là:

  • A

    C4H4, C4H6, C4H10

  • B

    CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH

  • C

    C2H4, C2H6O2, C2H5OH

  • D

    C2H6, C2H5Cl, CH3COOH

Câu 24 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 8 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 100 ml dung dịch Br2 6M. Giá trị của a là

  • A

    0,16

  • B

    0,4

  • C

    0,2

  • D

    0,1

Câu 25 :

Cho hỗn hợp X gồm 2 axit béo RCOOH và R’COOH tác dụng với glixerol. Số lượng chất béo tối đa có thể thu được là bao nhiêu ?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    6

  • D

    2

Câu 26 :

Để phân biệt dd saccarozơ và mantozơ ta dùng chất nào dưới đây

  • A

    I2

  • B

    Na                 

  • C

    AgNO3/NH3

  • D

    Cu(OH)2 ở t0 phòng

Câu 27 :

Thuỷ phân m gam xenlulozo trong môi trường axit, trung hoà lượng axit dư sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag kết tủa. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân xenlulo là?

  • A
    50%.
  • B
    66,67%.
  • C
    75%.
  • D
    80%.
Câu 28 :

Cho m gam cacbohiđrat X phản ứng tráng bạc thu được a gam Ag. Đun nóng X trong dung dịch axit, sau đó cho hỗn hợp sau phản ứng tráng bạc thu được b gam Ag( b> a).Vậy X là chất nào sau đây:

  • A

    Xenlulozơ       

  • B

    Saccarozơ        

  • C

    Glucozơ          

  • D

     Mantozơ

Câu 29 :

Để sản xuất ancol etylic, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa và vỏ bào từ gỗ chứa 40% xenlulozơ. Nếu muốn điều chế 23kg ancol etylic, hiệu suất quá trình là 80% thì khối lượng nguyên liệu cần dùng là:

  • A

    40,5 kg.

  • B

    126,5625 kg.

  • C

    50,625 kg.

  • D

    101,25 kg.

Câu 30 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay.

(2) Khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào vải sợi bông, chỗ vải đó dần mủn ra rồi mới bục.

(3) Từ xenlulozơ và tinh bột có thể chế tạo thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo.

(4) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(5) Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng gương.

(6) Khi ăn mía ta thường thấy phần gốc ngọt hơn phần ngọn.

(7) Trong nhiều loại hạt cây cối thường có nhiều tinh bột.

Số phát biểu đúng là

  • A
    5
  • B
    4
  • C
    6
  • D
    3
Câu 31 :

Khi đốt cháy một loại gluxit, người ta thu được khối lượng nước và CO2 theo tỉ lệ 33: 88. Công thức phân tử của gluxit là một trong các chất nào sau đây.

  • A

    C6H12O6

  • B

    Cn(H2O)m

  • C

    (C6H19O5O)n        

  • D

    C12H22O11

Câu 32 :

Có 4 hóa chất : etylamin (1), phenylamin (2), amoniac (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là :

 

  • A

    (3) < (2) < (1) < (4).

  • B

    (2) < (3) < (1) < (4).

  • C

    (2) < (3) < (4) <(1).

  • D

    (4) < (1) < (2) < (3).

Câu 33 :

Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Ala và 0,15 mol axit glutamic tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Lấy dung dịch B phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A
    48,875                  
  • B
    53,125                      
  • C
    45,075                         
  • D
    57,625
Câu 34 :

Có các dung dịch riêng biệt sau:C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2COOH, H2N-CH2-COONa,HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.

Số lượng các dung dịch có pH > 7 là :

  • A

    2

  • B

    5

  • C

    4

  • D

    3

Câu 35 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol a-amino axit A no thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Mặt khác cũng 0,1 mol A tác dụng với vừa đủ 0,1 mol NaOH hoặc HCl. Công thức của A là :

  • A

    NH2CH2CH2COOH.

  • B

    CH3CH(NH2)COOH.

  • C

    NH2CH2COOH.

  • D

    NH2CH(COOH)2.

Câu 36 :

X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala. Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp chứa X, Y theo tỉ lệ mol 1:2 với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng đã hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 120,8 gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A

    93,4.

  • B

    98,80.

  • C

    88,91. 

  • D

    86,20.

Câu 37 :

Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X

  • A

    30,8 gam.

  • B

    33,6 gam.

  • C

    32,2 gam.

  • D

    35,0 gam.

Câu 38 :

Từ 180 gam gulocozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic ( hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên mem giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên mem giấm là: 

  • A

    20%

  • B

    80%

  • C

    10%

  • D

    90%

Câu 39 :

Chất X có công thức phân tử C9H8O4. Biết rằng 1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A
    Chất X phản ứng tối đa với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
  • B
    Chất T phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
  • C
    Chất Y không có phản ứng tráng bạc.
  • D
    Phân tử chất Z có 7H.
Câu 40 :

Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr thu được 2 sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Chất T không có đồng phân hình học

  • B

    Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỷ lệ mol 1:3

  • C

    Chất Z có công thức phân tử C4H4O4Na2

  • D

    Z làm mất màu dung dịch brom

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho alanin phản ứng với HNO2 dư, sinh ra?

  • A

    axit axetic.

  • B

    axit lactic.

  • C

    axit fomic.

  • D

    metanol.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Alanin phản ứng với phản ứng với HNO2 dư, sinh ra axit lactic

Câu 2 :

Số liên kết peptit tron phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là

  • A
    2
  • B
    1
  • C
    4
  • D
    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Số liên kết pepit = số mắt xích - 1

Lời giải chi tiết :

Số liên kết peptit trong phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là 3

Câu 3 :

Công thức tổng quát của este tạo từ ancol không no có 1 liên kết đôi C=C, đơn chức mạch hở và một axit không no có 1 nối đôi C=C, đơn chức, mạch hở là

  • A

    CnH2n-4O2

  • B

    CnH2nO4

  • C

    CnH2n-2O2

  • D

    CnH2nO2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại phản ứng đốt cháy một số este thường gặp

Lời giải chi tiết :

Este  tạo từ ancol không no có 1 liên kết đôi C=C, đơn chức mạch hở và một axit không no có 1 nối đôi C=C, đơn chức, mạch hở => Este không no, mạch hở, đơn chức có 2 nối đôi C=C

Este no đơn chức có CTTQ: CnH2nO2

Este không no đơn chức mạch C có 2 liên kết C=C: CnH2n-4O2

Câu 4 :

Lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành sản phẩm có màu đặc trưng là

  • A
    màu xanh lam. 
  • B
    màu nâu đỏ. 
  • C
    màu vàng. 
  • D
    màu tím.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng màu của protein trong sgk 12 (lòng trắng trứng chính là thành phần của protein)

Lời giải chi tiết :

Lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành sản phẩm có màu đặc trưng là màu tím.

Câu 5 :

Thành phần chính của màng tế bào thực vật là

  • A
    Saccarozơ.
  • B
    Glucozơ.          
  • C
    Tinh bột.
  • D
    Xenlulozơ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết và kiến thức được học về chương cacbohidrat.

Lời giải chi tiết :

Thành phần chính của tế bào thực vật là xenlulozo

Câu 6 :

Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N tác dụng với dung dịch HNO2 (to thường) tạo ra ancol là

  • A

    2

  • B

    5

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

C4H11N tác dụng với dung dịch HNO2 (to thường) tạo ra ancol là những amin bậc I

CTCT:

CH3-CH2-CH2-CH2-NH2

CH3-CH2-CH(NH2)-CH3

(CH3)2CH-CH2-NH2

(CH3)3C-NH2

Câu 7 :

Các loại dầu ăn như dầu lạc, dầu cọ, dầu vừng, dầu ô-liu, ... có thành phần chính là

  • A
    chất béo.
  • B
    khoáng chất và vitamin.
  • C
    chất đạm (protein).
  • D
    chất bột đường (cacbohiđrat).

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các loại dầu ăn như dầu lạc, dầu cọ, dầu vừng, dầu ô-liu, ... có thành phần chính là các chất béo (là những chất béo không no, tốt cho cơ thể).

Câu 8 :

Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2

  • A

    3

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

 \(k = \pi + v = {{3.2 + 2 - 6} \over 2} = 1\)→ Este no, đơn chức, mạch hở

(1) HCOOCH2CH3

(2) CH3COOCH3

 

Câu 9 :

Chất X(C4H8O2) tác dụng với dung dịch NaOH thu được chất hữu cơ Y và Z. Oxi hóa Z bằng CuO thu được axeton. Công thức cấu tạo của X là:

  • A

    HCOOCH2CH2CH3    

  • B

    CH3CH2COOCH3  

  • C

    HCOOCH(CH3)2    

  • D

    CH3COOC2H5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính chất hóa học các chất hữu cơ

Lời giải chi tiết :

Dựa vào 4 đáp án ta thấy X là este: Este + NaOH → muối và ancol

Z bị oxi hóa tạo axeton (CH3COCH3) => Z là ancol bậc 2 (CH3CH2(OH)CH3 )

=> este phải có công thức là: HCOOCH(CH3)2

Câu 10 :

Amino axit X có phân tử khối bằng 117. Tên của X là

  • A

    lysin.

  • B

    alanin.

  • C

    glyxin.

  • D

    valin.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lysin có CTPT C6H14N2O2 có M = 146

Alanin có CTPT C3H7NO2 có M = 89

Glyxin có CTPT C2H5NO2 có M = 75

Valin có CTPT C5H11NO2 có M = 117

Câu 11 :

Có bao nhiêu chất đồng phân có cùng công thức phân tử C3H9N ?

  • A

    4

  • B

    6

  • C

    7

  • D

    8

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Câu 12 :

 Đốt cháy một hỗn hợp amin A cần V lít O2 (đktc) thu được N2 và 31,68 gam CO2 và 7,56 gam H2O. Giá trị V là

  • A

    25,536.

  • B

    20,160.

  • C

    20,832.

  • D

    26,880.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tử oxi ta có : $2{n_{{O_2}}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}$

Lời giải chi tiết :

\({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{31,68}}{{44}} = 0,72\,\,mol;\,\,\,{n_{{H_2}O}} = \dfrac{{7,56}}{{18}}\)= 0,42 mol

Bảo toàn nguyên tử oxi ta có :\(2{n_{{O_2}}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} \to \,\,{n_{{O_2}}} = \dfrac{{2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}}}{2} = \dfrac{{2.0,72 + 0,42}}{2} = 0,93\,\,mol\)

\(\to \,\,{V_{{O_2}}} = 22,4.0,93 = 20,832\) lít

Câu 13 :

Metylamin (CH3NH2) không phản ứng được với dung dịch

  • A

    NaOH.

  • B

    HCl.

  • C

    H2SO4.

  • D

    CH3COOH.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Metylamin là bazơ nên không phản ứng được với dung dịch NaOH

Câu 14 :

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit ?

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thủy phân X thu được các đipeptit là Gly-Ala, Ala-Gly

→ thu được tối đa 2 đipeptit

Câu 15 :

Fructozơ phản ứng được với những chất nào trong số các chất sau đây ?

 Cho các chất và các điều kiện thích hợp: H2 (Ni, to), NaOH, Cu(OH)2/ OH-, AgNO3/NH3 (to), Br2, Na. Số chất phản ứng được với Fructozơ là?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Fructozơ phản ứng được với H2 (Ni, to), Cu(OH)2/ OH-, AgNO3/NH3 (to), Na

Câu 16 :

Etyl axetat chủ yếu được dùng làm dung môi cho các phản ứng hóa học, cũng như để thực hiện công việc chiết các hóa chất khác. Công thức của etyl axetat là

  • A

    C2H5COOC2H5.

  • B

    CH3COOC2H5.           

  • C

    C2H5COOCH3.           

  • D

    HCOOC2H5.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tên este: RCOOR' = tên gốc R' + tên gốc RCOO + at

Lời giải chi tiết :

Công thức của etyl axetat là CH3COOC2H5

Câu 17 :

Cho các mô tả sau:
(a) đơn chức                                                                          (b) mạch cacbon không phân nhánh.
(c) mạch cacbon dài.                                                              (d) no, đơn chức, mạch hở.
Số mô tả đúng cho các axit béo nói chung là?

  • A
    1
  • B
    3
  • C
    4
  • D
    2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về chất béo trong sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

(a), (b), (c) đúng

(d) sai

→ có 3 mô tả đúng

Câu 18 :

Cho 8,8 gam CH3COOC2H5 phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối lượng muối CH3COONa thu được là

  • A

    12,3 gam

  • B

    16,4 gam

  • C

    4,1 gam

  • D

    8,2 gam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Thủy phân este đơn chức luôn có : neste = n muối => mmuối

Lời giải chi tiết :

$\begin{gathered}{n_{C{H_3}COO{C_2}{H_5}}} = {\text{ }}0,1\left( {mol} \right) \hfill \\{n_{C{H_3}COO{C_2}{H_5}}} = {\text{ }}{n_{C{H_3}COONa}} = 0,1\left( {mol} \right) \hfill \\=> {\text{ }}{m_{C{H_3}COONa}} = {\text{ }}0,1.82 = {\text{ }}8,2g \hfill \\ \end{gathered} $

Câu 19 :

X là este của glixerol và axit hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi hấp thụ tất cả sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2dư thu được 60g kết tủa. X có công thức cấu tạo là:

  • A

    (HCOO)3C3H5 

  • B

    (CH3COO)3 C3H5

  • C

    (C17H33COO)3 C3H5 

  • D

    (C17H33COO)3 C3H5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số mol kết tủa.

Bước 2: Tìm số nguyên tử cacbon trong X

\({n_{C{O_2}}} = {\text{ }}{n_{CaC{O_3}}} =  > số\,C = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}}\)

Bước 3: Biện luận xác định axit Y => Este X.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{gathered}+ {n_{CaC{O_3}}} = 0,6mol \hfill \\+ {n_{C{O_2}}} = {\text{ }}{n_{CaC{O_3}}} = 0,6mol \hfill \\=  > so\,C = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{0,6}}{{0,1}} = 6 \hfill \\ \end{gathered} \)

+ X là este của glixerol và axit hữu cơ Y (RCOOH) => CTCT của X là (RCOO)3C3H5 

X có 6C => R không chứa C

=> CTCT của X (HCOO)3C3H5 

Câu 20 :

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este no, đơn chức cần 1,904 lit O2 (đktc) thu được 3,08g CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với NaOH thu được hỗn hợp 2 ancol kế tiếp và 1,36g muối của một axit hữu cơ. CTCT 2 este đó là:

  • A

    CH3COOCH3 và CH3COOC2H5

  • B

    HCOOC2H5 và HCOOC3H7

  • C

    HCOOCH3 và HCOOC2H5

  • D

    CH3COOCH3 và HCOOC2H5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tính số mol hỗn hợp

Đốt cháy este no, đơn chức:  \({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}}\) và  \(n{\,_{{\rm{es}}te}} = \dfrac{1}{2}{n_{O\,trong\,{\rm{es}}te}}\)

BTNT O:  \({n_{O\,trong\,{\rm{es}}te}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} - {n_{{O_2}}}\)

- Tính số C trung bình

Số C trung bình =  \(\dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{hh}}}}\)

- Xác định CTPT của 2 este

- Xác định CTCT của 2 este

Biện luận dựa vào giả thiết xác định CTPT của este

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{{n_{{O_2}}} = {\rm{ }}0,085{\rm{ }}mol}\\
{{n_{C{O_2}}} = {\rm{ }}0,07{\rm{ }}mol}
\end{array}\)

Đốt cháy este no, đơn chức:  \({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}} = 0,07mol$\)

BTNT O:  \({n_{O\,trong\,{\rm{es}}te}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} - {n_{{O_2}}} = 2.0,07 + 0,07 - 2.0,085 = 0,04mol\)

=>\(n{\,_{{\rm{es}}te}} = \dfrac{1}{2}{n_{O\,trong\,\,{\rm{es}}te}} = 0,02mol\)

- Số C trung bình =  \(\dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{hh}}}} = \frac{{0,07}}{{0,02}} = 3,5\)

- 2 este + KOH => hỗn hợp 2 ancol kế tiếp và muối của 1 axit hữu cơ

=> Bài toán 2 este tạo bởi cùng 1 axit hữu cơ và 2 ancol là đồng đẳng liên tiếp.

 => CTPT của 2 este là C3H6O2 và C4H8O2

- Thủy phân thu được muối RCOONa

nRCOONa = neste = 0,02 mol

=> MRCOONa =  \(\dfrac{{1,36}}{{0,02}}\) = 68

=> R =1: H

Vậy: CTCT của 2 este là: HCOOC2H5 và HCOOC3H7

Câu 21 :

Hỗn hợp CH3COOC2H5 , CH3COOC2H3 và C2H3COOCH3. Hỗn hợp X có tỉ khối hơi so với H2 là dX/H2 = 43,5. Đốt cháy hoàn toàn x mol X ; sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Hấp thụ Y vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì sau phản ứng thu được 24 gam kết tủa. Giá trị của x là?

  • A

    0,06

  • B

    0,08

  • C

    0,12

  • D

    0,15

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm dạng tổng quát của hỗn hợp X: \(\left. {\begin{array}{*{20}{l}}
{{C_4}{H_8}{O_2}}\\
{{C_4}{H_6}{O_2}\;\;\;}\\
{{C_4}{H_6}{O_2}}
\end{array}} \right\} = > \;{C_4}{H_n}{O_2}\)

- Tính số mol của CO2, H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2

=> nCO2 = n CaCO3=

Viết phản ứng cháy tìm số mol este

Lời giải chi tiết :

\( - \left. {\begin{array}{*{20}{l}}{{C_4}{H_8}{O_2}}\\{{C_4}{H_6}{O_2}\;\;\;}\\{{C_4}{H_6}{O_2}}\end{array}} \right\} =  > \;{C_4}{H_n}{O_2}\). 

- Có : dX/H2= 43,5  => MX = 87g

=> n = 7 (C4H7O2)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

=> nCO2 = n CaCO3=0,24 mol

C4H7O2 $\xrightarrow{+{{O}_{2}},{{t}^{0}}}4C{{O}_{2}}$

 0,06   \( \leftarrow \)               0,24

Câu 22 :

Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH, dung dịch brom và tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là

  • A

    anilin

  • B

    phenol

  • C

    axit acrylic

  • D

    metyl axetat

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A. anilin không tác dụng với NaOH, không tác dụng với NaHCO3

B. phenol có tác dụng với NaOH, không tác dụng với NaHCO3, phản ứng với dung dịch brom tạo thành kết tủa

C. Axit acrylic có tác dụng với NaOH, có tác dụng với NaHCO3, mất màu dung dịch brom

D. Metyl axetat có tác dụng với NaOH, nhưng không tác dụng với NaHCO3 và dung dịch brom

Câu 23 :

Cho sơ đồ sau:C2H2→A→B→D→CH3COOC2H5

Các chất A, B, D tương ứng là:

  • A

    C4H4, C4H6, C4H10

  • B

    CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH

  • C

    C2H4, C2H6O2, C2H5OH

  • D

    C2H6, C2H5Cl, CH3COOH

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Xem lại các phản ứng thường gặp của este và điều chế este

- Từ đáp án xác định chất thỏa mãn đề bài

Lời giải chi tiết :

A – Từ ankan không điều chế được este

C – Từ C2H6O2  (C2H4(OH)2) không điều chế được C2H5OH

D - Từ C2H5Cl  không điều chế được CH3COOH

${C_2}{H_2}\xrightarrow{{(1)}}C{H_3}CHO\xrightarrow{{(2)}}{C_2}{H_5}OH\xrightarrow{{(3)}}C{H_3}COOH\xrightarrow{{(4)}}C{H_3}COO{C_2}{H_5}$

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(A)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(B)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(D)$

$(1)\,\,{C_2}{H_2} + {H_2}O\xrightarrow{{HgS{O_4},{H_2}S{O_4}}}C{H_3}CHO$

$(2)\,\,C{H_3}CHO + {H_2}\xrightarrow{{Ni\,{t^o}}}{C_2}{H_5}OH$

$(3)\,\,{C_2}{H_5}OH + {O_2}{\text{ }}\xrightarrow{{men}}{\text{ }}C{H_3}COOH{\text{ }} + {\text{ }}{H_2}O$

$(4)\,\,C{H_3}COOH + {C_2}{H_5}OH\overset {{H_2}S{O_4}} \leftrightarrows C{H_3}COO{C_2}{H_5} + {H_2}O$

Câu 24 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 8 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 100 ml dung dịch Br2 6M. Giá trị của a là

  • A

    0,16

  • B

    0,4

  • C

    0,2

  • D

    0,1

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính số liên kết pi dựa vào số mol nước và CO2

=> Số liên kết pi ở gốc axit

+) Số mol Brphản ứng bằng số mol liên kết pi ở gốc axit => số mol chất béo

Lời giải chi tiết :

Tổng quát : nCO2 – nH2O = (tổng số liên kết pi – 1) . nbéo

=> tổng số liên kết pi= 9

Trong đó có 3 pi của COO không thể tham gia phản ứng với Br2

=> nBr2 = (9 – 3).nbéo => a = 0,1 mol

Câu 25 :

Cho hỗn hợp X gồm 2 axit béo RCOOH và R’COOH tác dụng với glixerol. Số lượng chất béo tối đa có thể thu được là bao nhiêu ?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    6

  • D

    2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cách 1:

TH1: 3 gốc axit béo giống nhau $\left\{ \begin{array}{l}{(RCOO)_3}{C_3}{H_5}\\{(R'COO)_3}{C_3}{H_5}\end{array} \right.$

TH2: 2 gốc axit béo giống nhau $\left[ \begin{array}{l}2R + R'\\2R' + R\end{array} \right.$ mỗi trường hợp có 2 cách lựa chọn

     RCOO        RCOO                 RCOO        R'COO                  

RCOO         R'COO                R’COO      RCOO                          

     R’COO        RCOO                 R'COO       R'COO   

Vậy có tất cả 6 CTCT            

Cách 2: Áp dụng công thức giải nhanh        

Số đồng phân: \(\dfrac{{{n^2}(n + 1)}}{2} = 6\)

Câu 26 :

Để phân biệt dd saccarozơ và mantozơ ta dùng chất nào dưới đây

  • A

    I2

  • B

    Na                 

  • C

    AgNO3/NH3

  • D

    Cu(OH)2 ở t0 phòng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mantozơ có phản ứng tráng bạc còn saccarozơ thì không

=> Dùng AgNO3/NH3 để phân biệt 2 chất này.

Câu 27 :

Thuỷ phân m gam xenlulozo trong môi trường axit, trung hoà lượng axit dư sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag kết tủa. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân xenlulo là?

  • A
    50%.
  • B
    66,67%.
  • C
    75%.
  • D
    80%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tự chọn 1 giá trị bất kì của m, sau đó viết sơ đồ xảy ra và tính toán theo sơ đồ

Lời giải chi tiết :

Chọn m = 162 gam

→ nxelulozo  = 162 : 162 = 1 (mol)

Sơ đồ phản ứng: (C6H10O5)n → C6H12O6 → 2Ag

Theo lí thuyết:         1 (mol)                     → 2 (mol)

Theo lí thuyết: nAg = 2 (mol) → mAg lí thuyết = 2×108 = 216 (g)

Thực tế: mAg thu được = 162 (g)

\(\% H = \frac{{mAg\,thuc\,te}}{{m\,Ag\,li\,thuyet}}.100\%  = \frac{{162}}{{216}}.100\%  = 75\% \)

Câu 28 :

Cho m gam cacbohiđrat X phản ứng tráng bạc thu được a gam Ag. Đun nóng X trong dung dịch axit, sau đó cho hỗn hợp sau phản ứng tráng bạc thu được b gam Ag( b> a).Vậy X là chất nào sau đây:

  • A

    Xenlulozơ       

  • B

    Saccarozơ        

  • C

    Glucozơ          

  • D

     Mantozơ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Glucozơ thì không bị thủy phân nên trong 2 môi trường có axit và không có axit lượng Ag thu được như nhau.

Saccarozơ cấu tạo từ glucozơ và fructozơ nên nếu không bị thủy phân thì sẽ không có phản ứng tráng bạc.

Mantozơ cấu tạo từ glucozơ, có tính chất giống glucozơ, khi thủy phân môi trường H→ 2 glu. Nên lượng Ag nhiều hơn khi môi trường không có H+

Câu 29 :

Để sản xuất ancol etylic, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa và vỏ bào từ gỗ chứa 40% xenlulozơ. Nếu muốn điều chế 23kg ancol etylic, hiệu suất quá trình là 80% thì khối lượng nguyên liệu cần dùng là:

  • A

    40,5 kg.

  • B

    126,5625 kg.

  • C

    50,625 kg.

  • D

    101,25 kg.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

1Xenlulozơ → 1glucozơ→ 2C2H5OH

\( + H\%  = \dfrac{{{m_{thuc\,te}}}}{{{m_{ly\,thuyet}}}}.100\%  =  > {m_{thuc\,te}} = m{\,_{ly\,thuyet}}.H\% \)

Hiệu suất cả quá trình H= H1 . H2

Lời giải chi tiết :

\({n_{{C_2}{H_5}OH{\rm{ }}}} = \frac{{23}}{{46}} = 0,5\,kmol\)

1Xenlulozơ → 1glucozơ→ 2C2H5OH

nxenlulozo = \(\frac{1}{2}\) . nC2H5OH = 0,25 kmol

\({m_{xenlulozo}}\, = \frac{{n.M}}{{{H_1}.{H_2}}} = \frac{1}{{80\% .40\% }}.0,25.162 = 126,5625\,kg\)

Câu 30 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay.

(2) Khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào vải sợi bông, chỗ vải đó dần mủn ra rồi mới bục.

(3) Từ xenlulozơ và tinh bột có thể chế tạo thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo.

(4) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(5) Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng gương.

(6) Khi ăn mía ta thường thấy phần gốc ngọt hơn phần ngọn.

(7) Trong nhiều loại hạt cây cối thường có nhiều tinh bột.

Số phát biểu đúng là

  • A
    5
  • B
    4
  • C
    6
  • D
    3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong các phát biểu đã cho, có phát biểu đúng: (1), (2), (4), (6), (7).

(1) và (2) đúng. Khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông (có thành phần là xenlulozơ), chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay là do H2SO4 đặc có tính háo nước và làm xenlulozơ bị than hóa. Còn khi rớt HCl vào vải sợi bông, xenlulozơ bị thủy phân dưới xúc tác axit vô cơ nên dần mủn ra sau đó mới bị bục.

(3) sai. Tinh bột không dùng để chế tạo sợi thiên nhiên và nhân tạo.

(4) đúng. Khi thủy phân hỗn hợp tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất là glucozơ.

(5) sai. Trong phân tử của tinh bột và xenlulozơ không có nhóm –CHO (hoặc nhóm có thể chuyển hóa thành nhóm –CHO trong môi trường kiềm) nên tinh bột và xenlulozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.

(6) đúng.

(7) đúng. Tinh bột có rất nhiều trong các loại hạt (gạo, mì, ngô, ...), củ, quả. Tinh bột chứa trong hạt là nguồn dự trữ nguyên liệu và năng lượng cho hạt nảy mầm thành cây con.

Câu 31 :

Khi đốt cháy một loại gluxit, người ta thu được khối lượng nước và CO2 theo tỉ lệ 33: 88. Công thức phân tử của gluxit là một trong các chất nào sau đây.

  • A

    C6H12O6

  • B

    Cn(H2O)m

  • C

    (C6H19O5O)n        

  • D

    C12H22O11

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ CTTQ của gluxit là: Cn(H2O)m

- Xét$\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{n}{m}$ từ đó suy ra

+ Nếu $\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = 1$ thì thuộc loại monosaccarit (glucozơ hoặc fructozơ)

+ Nếu $\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{{12}}{{11}}$ thì đó là đisaccarit (saccarozơ hoặc mantozơ)

+Nếu $\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{6}{5}$ thì đó thuộc loại polisaccarit (tinh bột hoặc xenlulozơ)

Lời giải chi tiết :

- Gọi CTTQ của gluxit là: Cn(H2O)m

- Cn(H2O)m →  nCO2    +   mH2O

 1mol →  n (mol) →  m (mol)

Ta có: $\frac{{m{}_{C{O_2}}}}{{{m_{{H_2}O}}}} = \frac{{44n}}{{18m}} = \frac{{88}}{{33}} =  > \frac{n}{m} = \frac{{12}}{{11}}$

CTPT : C12H22O11

Câu 32 :

Có 4 hóa chất : etylamin (1), phenylamin (2), amoniac (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là :

 

  • A

    (3) < (2) < (1) < (4).

  • B

    (2) < (3) < (1) < (4).

  • C

    (2) < (3) < (4) <(1).

  • D

    (4) < (1) < (2) < (3).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu

(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N

Lời giải chi tiết :

Đimetylamin có 2 gốc CH3- đẩy e → lực bazơ mạnh hơn metylamin → (1) < (4)

Amonic không có nhóm hút và đẩy → lực bazơ mạnh hơn phenylamin và yếu hơn etylamin → (2) < (3) < (1)

→ thứ tự tăng dần lực bazơ là : (2) < (3) < (1) < (4)

Câu 33 :

Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Ala và 0,15 mol axit glutamic tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Lấy dung dịch B phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A
    48,875                  
  • B
    53,125                      
  • C
    45,075                         
  • D
    57,625

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Quy đổi hỗn hợp B thành Ala, Glu, NaOH

- Sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng để hoàn thành bài toán

Lời giải chi tiết :

Quy đổi hỗn hợp B thành \(\left\{ \begin{gathered}  Ala:0,1\,mol \hfill \\  \,Glu:\,0,15\,mol \hfill \\  NaOH:0,3\,mol \hfill \\\end{gathered}  \right.\)

Tóm tắt: \(B\left\{ \begin{gathered}Ala:0,1\,mol \hfill \\  \,Glu:\,0,15\,mol \hfill \\  NaOH:0,3\,mol \hfill \\\end{gathered}  \right. + HCl \to Muoi + {H_2}O\)

\({n_{HCl}} = {n_{Ala}} + {n_{Glu}} + {n_{NaOH}} = 0,1 + 0,15 + 0,3 = 0,55(mol)\)

\({n_{{H_2}O}} = {n_{NaOH}} = 0,3(mol)\)

\(BTKL \to {m_{muoi}} = {m_B} + {m_{HCl}} - {m_{{H_2}O}}\)

→ m = 0,1.89 + 0,15.147 + 0,3.40 + 0,55.36,5 - 0,3.18 = 57,625 gam

Câu 34 :

Có các dung dịch riêng biệt sau:C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2COOH, H2N-CH2-COONa,HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.

Số lượng các dung dịch có pH > 7 là :

  • A

    2

  • B

    5

  • C

    4

  • D

    3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các dung dịch có pH > 7 (có tính bazơ) là H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa

Câu 35 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol a-amino axit A no thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Mặt khác cũng 0,1 mol A tác dụng với vừa đủ 0,1 mol NaOH hoặc HCl. Công thức của A là :

  • A

    NH2CH2CH2COOH.

  • B

    CH3CH(NH2)COOH.

  • C

    NH2CH2COOH.

  • D

    NH2CH(COOH)2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

A tác dụng với NaOH hoặc HCl đều theo tỉ lệ 1 : 1

→ A là aminaxit no, trong phân tử có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH → CTPT A dạng CnH2n+1O2N

Số C = n = \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_A}}}\)

Lời giải chi tiết :

A tác dụng với NaOH hoặc HCl đều theo tỉ lệ 1 : 1

→ A là aminaxit no, trong phân tử có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH → CTPT A dạng CnH2n+1O2N

Số C = n = \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_A}}}\)= 2 → A là C2H5O2N

A là a-amino axit → A là NH2CH2COOH

Câu 36 :

X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala. Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp chứa X, Y theo tỉ lệ mol 1:2 với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng đã hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 120,8 gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A

    93,4.

  • B

    98,80.

  • C

    88,91. 

  • D

    86,20.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn mắt xích Gly : nGly =  nAla-Gly-Val-Ala + nVal-Gly-Val

+) Bảo toàn mắt xích Ala : nAla =2nAla-Gly-Val-Ala

+) Bảo toàn mắt xích Val :  nVal = nAla-Gly-Val-Ala + 2nVal-Gly-Val

Lời giải chi tiết :

\(\eqalign{
& \left\{ \matrix{
Ala - Gly - Val - Ala:x \hfill \cr
Val - Gly - Val:2x \hfill \cr} \right.\buildrel { + NaOH} \over
\longrightarrow \left\{ \matrix{
Ala - Na:2x \hfill \cr
Gly - Na:3x \hfill \cr
Val - Na:5x \hfill \cr} \right. \cr
& \to 2x.(89 + 22) + 3x.(75 + 22) + 5x.(117 + 22) = 120,8 \cr
& \to x = 0,1 \cr} \)

→ m = 0,1.(89 + 75 + 117 + 89 – 3.18) + 2.0,1.(117 + 75 + 117 – 2.18) = 86,2 gam

Câu 37 :

Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X

  • A

    30,8 gam.

  • B

    33,6 gam.

  • C

    32,2 gam.

  • D

    35,0 gam.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Nhận thấy: nX = 0,3 < nNaOH = 0,4 Þ trong X có chứa 1 este của phenol (A) và este còn lại là (B)

Với \(\left\{ \begin{array}{l}(A):\;RCOO{C_6}{H_4}R'\\(B):{R_1}COOCH = CH{R_2}\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{n_A} + {n_B} = 0,3\\2{n_A} + {n_B} = 0,4\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{n_A} = 0,1\\{n_B} = 0,2\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{n_{{H_2}O}} = {n_A} = 0,1\\{n_Y} = {n_B} = 0,2\end{array} \right.\)

- Khi đốt cháy chất Y no, đơn chức, mạch hở (R2CH2CHO: 0,2 mol) luôn thu được

- Khi đốt cháy chất Y no, đơn chức, mạch hở (R2CH2CHO: 0,2 mol) luôn thu được

$44{n_{C{O_2}}} + 18{n_{{H_2}O}} = 24,8 \to {n_{C{O_2}}} = 0,4\;mol$ 

mà ${C_Y} = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{0,2}} = 2$ 

=> Y là CH3CHO

$\xrightarrow{{BTKL}}{m_X} = $mmuối + mY + ${m_{{H_2}O}}$– mNaOH = $\boxed{32,2\;(g)}$

Câu 38 :

Từ 180 gam gulocozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic ( hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên mem giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên mem giấm là: 

  • A

    20%

  • B

    80%

  • C

    10%

  • D

    90%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

${C_6}{H_{12}}{O_6}{\text{ }}\xrightarrow{{{H_1} = 80\% }}{\text{ }}2{C_2}{H_5}OH{\text{ }}\xrightarrow{{{H_2} = ?}}{\text{ }}2C{H_3}COOH$

${n_{C{H_3}COOH(TT)}} = {n_{C{H_3}COOH(LT)}}.{H_1}.{H_2} = > {H_2}$

Lời giải chi tiết :

${C_6}{H_{12}}{O_6}{\text{ }}\xrightarrow{{{H_1} = 80\% }}{\text{ }}2{C_2}{H_5}OH{\text{ }}\xrightarrow{{{H_2} = ?}}{\text{ }}2C{H_3}COOH$

LT: 0,1                                                                          0,2

${n_{C{H_3}COOH(TT)}} = {n_{NaOH}} = 0,144{\text{ }}mol$

Mà ${n_{C{H_3}COOH(TT)}} = {n_{C{H_3}COOH(LT)}}.{H_1}.{H_2} = > {H_2} = \dfrac{{0,144}}{{0,2.0,8}}.100\% = 90\% $

Câu 39 :

Chất X có công thức phân tử C9H8O4. Biết rằng 1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A
    Chất X phản ứng tối đa với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
  • B
    Chất T phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
  • C
    Chất Y không có phản ứng tráng bạc.
  • D
    Phân tử chất Z có 7H.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

C9H8O4 có độ bất bão hòa \(k = \dfrac{{9.2 + 2 - 8}}{2} = 6\)

1 mol X + NaOH đủ → 2 mol Y + 1 mol Z + 1 mol H2O

→ X là este 2 chức, có chứa vòng benzen trong phân tử

Suy luận tìm được CTCT X: HCOOC6H4CH2OOCH. Từ đó xét được các đáp án đúng hay sai

Lời giải chi tiết :

C9H8O4 có độ bất bão hòa \(k = \dfrac{{9.2 + 2 - 8}}{2} = 6\)

1 mol X + NaOH đủ → 2 mol Y + 1 mol Z + 1 mol H2O

→ X là este 2 chức, có chứa vòng benzen trong phân tử

Nếu vòng benzen ở Y thì 2 lần 6 là 12C > 9 rồi → loại. Do vậy vòng benzen phải chứa ở Z

Nếu ở Y có 2C →2×2 = 4 cộng thêm 6Cvòng benzen = 10C > 9C → loại

Vậy Y chỉ chứa 1C → CTCT Y: HCOONa

→ Z là este đa chức tạo bởi axit đơn chức và ancol 2 chức

Ta thấy: Z chứa vòng benzen và sản phẩm chỉ có 1 mol H2O

→ chứng tỏ chỉ có 1 chức este của phenol, chức kia là este thường

Z có 7C thỏa mãn điều kiện trên là NaOC6H4CH2OH

→ CTCT X: HCOOC6H4CH2OOCH

Chốt lại: Y: HCOONa; Z: NaOC6H4CH2OH; T: HOC6H4CH2OH

A. sai, chất X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1: 3

HCOOC6H4CH2OOCH + 3NaOH → 2HCOONa + ONaC6H4CH2OH + H2O

B. Sai, chất T phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1: 1

HOC6H4CH2OH + NaOH → ONaC6H4CH2OH + H2O

C. Sai, chất Y có nhóm -CHO trong phân tử nên vẫn tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Đúng

Câu 40 :

Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr thu được 2 sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Chất T không có đồng phân hình học

  • B

    Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỷ lệ mol 1:3

  • C

    Chất Z có công thức phân tử C4H4O4Na2

  • D

    Z làm mất màu dung dịch brom

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Z tham gia phản ứng với H2SO4 đặc thu được đimetyl ete (CH3OCH3)

$ \to $ Z là CH3OH, không làm mất màu dung dịch brom $ \to $ D sai.

Chất T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau

$ \to $ chứa liên kết đôi C=C

X có công thức phân tử là C6H8O4 $ \to k = \dfrac{{6.2 + 2 - 8}}{2} = 3 = 2{\pi _{COO}} + {\pi _{C = C}}$

Thủy phân 1 mol X trong NaOH thu được Y chứa nối đôi và 2 mol CH3OH

$ \to $ X có dạng CH3OOC-C2H2-COOCH3

$ \to $ X phản ứng với H2 theo tỷ lệ 1:1 $ \to $ B sai

Y là C2H2(COONa)2 có công thức phân tử là C4H2O4Na2 $ \to $ C sai

T phản ứng với HBr cho 2 sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau

$ \to $ T có công thức CH2=C(COOH)2

$ \to $ T không có đồng phân hình học $ \to $ A đúng

close