30 bài tập lý thuyết về phản ứng OXH - Khử có lời giải (phần 2)

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Trong sơ đồ phản ứng: \(M + NO_3^ -  + {H^ + } \to {M^{n + }} + NO + {H_2}O\)  chất oxi hóa là:

  • A M  
  • B \(NO_3^ - \)
  • C \({H^ + }\)
  • D \({M^{n + }}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Ghi nhớ:

+ chất khử là chất nhường e, số oxi hóa tăng sau phản ứng

+ chất oxi hóa là chất nhận e, số oxi hóa giảm sau phản ứng

Lời giải chi tiết:

Các quá trình cho – nhận e:

 \({M^0} + ne \to {M^{ + n}}\)

\({N^{ + 5}} + 3e \to {N^{ + 2}}(NO)\)

Chất đóng vai trò là chất oxi hóa là \({N^{ + 5}}\)  (\(NO_3^ - \))

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trong phản ứng \(Mn{O_2} + 4HCl \to MnC{l_2} + C{l_2} + 2{H_2}O\) , vai trò của HCl là:

  • A oxi hóa 
  • B khử   
  • C Tạo môi trường             
  • D Vừa là chất khử, vừa tạo môi trường

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Ghi nhớ:

+ chất khử là chất nhường e, số oxi hóa tăng sau phản ứng

+ chất oxi hóa là chất nhận e, số oxi hóa giảm sau phản ứng

+ chất tham gia vào phản ứng oxi hóa khử nhưng không thay đổi số oxi hóa được gọi là môi trường.

Lời giải chi tiết:

Các quá trình cho – nhận e:

 \(M{n^{ + 4}} + 2e \to M{n^{ + 2}}\)

 \(2C{l^{ - 1}} \to C{l_2} + 2e\)

Vậy HCl vừa là chất tạo môi trường (môi trường axit), vừa là chất khử.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho phương trình hóa học: 6KI + 2KMnO4 + 4H2O → 3I2 + 2MnO2 + 8KOH

Trong phản ứng, chất bị oxi hóa là:

  • A KI 
  • B \(KMn{O_4}\)
  • C \({H_2}O\)
  • D \({I^ - }\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

chất khử là chất cho electron, là chất bị oxi hóa

Chất oxi hóa là chất nhận electron, là chất bị khử

Lời giải chi tiết:

Phương trình phản ứng (có kèm theo số oxi hóa của các nguyên tố)

 \(6\mathop K\limits^{ + 1} \mathop I\limits^{ - 1}  + 2\mathop K\limits^{ + 1} \mathop {Mn}\limits^{ + 7} {\mathop O\limits^{ - 2} _4} + 4{\mathop H\limits^{ + 1} _2}\mathop O\limits^{ - 2}  \to 3{\mathop I\limits^0 _2} + 2\mathop {Mn}\limits^{ + 4} {\mathop O\limits^{ - 2} _2} + 8\mathop K\limits^{ + 1} \mathop O\limits^{ - 2} \mathop H\limits^{ + 1} \)

Chất bị oxi hóa là chất khử sẽ có số oxi hóa tăng sau khi phản ứng

Như vậy chất bị oxi trong phản ứng hóa học trên là KI

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho phản ứng \(F{e^{2 + }} + MnO_4^ -  + {H^ + } \to F{e^{3 + }} + M{n^{2 + }} + {H_2}O\)  sau khi cân bằng, tổng hệ số (có tỉ lệ nguyên và tối giản nhất) là:

  • A 22
  • B 24
  • C 18
  • D 16

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phương pháp cân bằng phương trình phản ứng bằng phương pháp thăng bằng e

Nguyên tắc: Dựa vào định luật bảo toàn e, số e mà chất khử nhường bằng số e chất oxi hóa nhận.

cân bằng theo 4 bước

- Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi

- Bước 2: Viết các quá trình oxi hóa, quá trình khử.

- Bước 3: Nhân các hệ số thích hợp để cân bằng số e cho – nhận

- Bước 4: Đặt hệ số chất oxi hóa, chất khử vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng các nguyên tố theo thứ tự:

Kim loại (cation) – gốc axit (anion) – môi trường (axit, bazơ) – cân bằng số nguyên từ H – cân bằng số nguyên tử hiđro.)

Lời giải chi tiết:

- Bước 1: Xác định số oxi hóa của các ion (nguyên tố thay đổi số oxi hóa trong pthh)

 \(F{e^{2 + }} + \mathop {Mn}\limits^{ + 7} O_4^ -  + {H^ + } \to F{e^{3 + }} + M{n^{2 + }} + {H_2}O\)

- Bước 2: Các quá trình cho – nhận e 

\(\left| \matrix{ F{e^{ + 2}} \to F{e^{ + 3}} + 1e \hfill \cr {M^{ + 7}} + 5e \to M{n^{ + 2}} \hfill \cr} \right.\)

- Bước 3: Nhân các hệ số thích hợp để cân bằng số e cho – nhận

 

- Bước 4: Đặt hệ số chất oxi hóa, chất khử vào sơ đồ phản ứng.

 \(5F{e^{2 + }} + MnO_4^ -  + 8{H^ + } \to 5F{e^{3 + }} + M{n^{2 + }} + 4{H_2}O\)

Tổng hệ số cân bằng là: 24

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Hệ số cân bằng của \(C{u_2}S\) và \(HN{O_3}\) trong phản ứng \(C{u_2}S + HN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + {H_2}S{O_4} + NO + {H_2}O\)  là:

  • A 3 và 22  
  • B 3 và 18    
  • C 3 và 10 
  • D 3 và 12

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp cân bằng phương trình phản ứng bằng phương pháp thăng bằng e

Nguyên tắc: Dựa vào định luật bảo toàn e, số e mà chất khử nhường bằng số e chất oxi hóa nhận.

cân bằng theo 4 bước

- Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi

- Bước 2: Viết các quá trình oxi hóa, quá trình khử.

- Bước 3: Nhân các hệ số thích hợp để cân bằng số e cho – nhận

- Bước 4: Đặt hệ số chất oxi hóa, chất khử vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng các nguyên tố theo thứ tự:

Kim loại (cation) – gốc axit (anion) – môi trường (axit, bazơ) – cân bằng số nguyên từ H – cân bằng số nguyên tử hiđro.)

Lời giải chi tiết:

Sơ đồ phản ứng \(\overbrace {C{u_2}S}^0 + H\mathop {{\text{ }}N}\limits^{ + 5} {O_3} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + {H_2}\mathop {{\text{ }}S}\limits^{ + 6} {O_4} + \mathop {{\text{ }}N}\limits^{ + 2} O + {H_2}O\)

Các quá trình oxi hóa – khử

 

\(3C{u_2}S + 22HN{O_3} \to 6Cu{(N{O_3})_2} + 3{H_2}S{O_4} + 10NO + 8{H_2}O\)

Hệ số cân bằng của  \(C{u_2}S\) và  \(HN{O_3}\)  lần lượt là 3 và 22

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho phương trình hoá học: FeSO4 + KMnO4 + KHSO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Khi cân bằng với hệ số nguyên tối giản thì hệ số của KHSO4

  • A 18
  • B 8
  • C 16
  • D 9

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương pháp cân bằng phương trình phản ứng bằng phương pháp thăng bằng e

Nguyên tắc: Dựa vào định luật bảo toàn e, số e mà chất khử nhường bằng số e chất oxi hóa nhận.

cân bằng theo 4 bước

- Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi

- Bước 2: Viết các quá trình oxi hóa, quá trình khử.

- Bước 3: Nhân các hệ số thích hợp để cân bằng số e cho – nhận

- Bước 4: Đặt hệ số chất oxi hóa, chất khử vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng các nguyên tố theo thứ tự:

Kim loại (cation) – gốc axit (anion) – môi trường (axit, bazơ) – cân bằng số nguyên từ H – cân bằng số nguyên tử hiđro.)

Lời giải chi tiết:

FeSO4 + KMnO4 + KHSO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

Các quá trình cho – nhận e

 

đặt hệ số của KHSO4 = a; K2SO4 = b => nH2O = a/2 (BTNT "H")
10FeSO4 + 2KMnO4 + aKHSO4  → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 +bK2SO4 + a/2H2O
Ta có:

=> 10FeSO4 + 2KMnO4 + 16KHSO4  → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 +9K2SO4 + 8H2O

=> hệ số tối giản của KHSO4 là 16

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cho phương trình phản ứng: \(Al + HN{O_3} \to Al{(N{O_3})_3} + {N_2} + {N_2}O + {H_2}O\) . Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O  và Nlà 3:2, hãy xác định tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 trong các kết quả sau

  • A 44 : 6 : 9         
  • B 46 : 9 : 6                              
  • C 46 : 6 : 9 
  • D 44 : 9 : 6    

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phương pháp cân bằng phương trình phản ứng bằng phương pháp thăng bằng e

Nguyên tắc: Dựa vào định luật bảo toàn e, số e mà chất khử nhường bằng số e chất oxi hóa nhận.

cân bằng theo 4 bước

- Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi

- Bước 2: Viết các quá trình oxi hóa, quá trình khử.

- Bước 3: Nhân các hệ số thích hợp để cân bằng số e cho – nhận

- Bước 4: Đặt hệ số chất oxi hóa, chất khử vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng các nguyên tố theo thứ tự:

Kim loại (cation) – gốc axit (anion) – môi trường (axit, bazơ) – cân bằng số nguyên từ H – cân bằng số nguyên tử hiđro.)

Lời giải chi tiết:

\(Al + HN{O_3} \to Al{(N{O_3})_3} + {N_2} + {N_2}O + {H_2}O\)

Các quá trình cho – nhận e

 

\(44Al + 162HN{O_3} \to 44Al{(N{O_3})_3} + 6{N_2} + 9{N_2}O + 81{H_2}O\)

\( \Rightarrow {n_{Al}}:{n_{{N_2}O}}:{n_{{N_2}}} = 44:9:6\)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng xảy ra theo chiều tạo thành

  • A Chất oxi hóa yếu hơn so với ban đầu    
  • B Chất khử yếu hơn so với chất đầu
  • C Chất oxi hóa (hoặc khử) mới yếu hơn        
  • D Chất oxi hóa (mới) và chất khử (mới) yếu hơn

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất (thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố); phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo chiều tạo ra chất oxi hóa (chất khử) mới hơn tính oxi hóa (tính khử) của chất ban đầu

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Nguyên tử sắt chuyển thành ion \(F{e^{3 + }}\)  bằng cách

  • A Nhận 3 electron  
  • B Nhận 3 proton     
  • C Nhường 3 electron 
  • D Nhường 3 proton

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Từ nguyên tử sắt (số oxi hóa là 0) chuyển thành ion  \(F{e^{3 + }}\) (có số oxi hóa là +3) số oxi hóa tăng

=> đã xảy ra quá trình oxi hóa: \(Fe \to F{e^{3 + }} + 3e\)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cho phản ứng sau:

 \(KMn{O_4} + FeS{O_4} + {H_2}S{O_4} \to {K_2}S{O_4} + MnS{O_4} + F{e_2}{(S{O_4})_3} + {H_2}O\)

Trong phản ứng trên, số nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa là:

  • A 2
  • B 3
  • C 1
  • D Không có nguyên tố nào

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng => nguyên tố nào có sự thay đổi

Lời giải chi tiết:

 \(\mathop K\limits^{ + 1} \mathop {Mn}\limits^{ + 7} {\mathop O\limits^{ - 2} _4} + \mathop {Fe}\limits^{ + 2} \mathop S\limits^{ + 6} {\mathop O\limits^{ - 2} _4} + {\mathop H\limits^{ + 1} _2}\mathop S\limits^{ + 6} {\mathop O\limits^{ - 2} _4} \to {\mathop K\limits^{ + 1} _2}\mathop S\limits^{ + 6} {\mathop O\limits^{ - 2} _4} + \mathop {Mn}\limits^{ + 2} \mathop S\limits^{ + 6} {\mathop O\limits^{ - 2} _4} + {\mathop {Fe}\limits^{ + 3} _2}{(\mathop S\limits^{ + 6} {\mathop O\limits^{ - 2} _4})_3} + {\mathop H\limits^{ + 1} _2}\mathop O\limits^{ - 2} \)

Nhận thấy các nguyên tố thay đổi số oxi hóa là Mn và Fe

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Cho phản ứng sau:\(Zn + {H_2}S{O_4} \to ZnS{O_4} + {H_2}\) . Trong phản ứng trên kẽm đã:

  • A bị oxi hóa   
  • B bị oxi hóa và bị khử      
  • C bị khử 
  • D không bị oxi hóa và không bị khử

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xác định số oxi hóa của Zn trước và sau phản ứng

Nếu tăng sau phản ứng thì Zn là chất khử và Zn bị oxi hóa

Nếu giảm sau phản ứng thì Zn là chất oxi hóa và Zn bị khử

Lời giải chi tiết:

Trước phản ứng Zn có số oxi hóa là 0, sau phản ứng Zn có số oxi hóa là +2

\(Z{n^0} \to Z{n^{ + 2}} + 2e\) (quá trình oxi hóa hay là bị oxi hóa)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cho phản ứng:\(N{O_2} + NaOH \to NaN{O_3} + NaN{O_2} + {H_2}O\) . Trong phản ứng trên, nhận xét nào sau đây đúng?

  • A \(N{O_2}\) là chất oxi hóa
  • B \(N{O_2}\) vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
  • C NaOH là chất oxi hóa
  • D NaOH là chất khử.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xác định số oxi hóa của NO2; NaOH  trước và sau phản ứng

Chất khử là chất nhường e, có số oxi hóa tăng sau phản ứng

Chất oxi hóa là chất nhận e, có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

Lời giải chi tiết:

\(\eqalign{ & \mathop N\limits^{ + 4} {O_2} + NaOH \to Na\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} + Na\mathop N\limits^{ + 3} {O_2} + {H_2}O \cr & \mathop N\limits^{ + 4} + 1e \to \mathop N\limits^{ + 3} \cr & \mathop N\limits^{ + 4} \to \mathop N\limits^{ + 5} + 1e \cr} \) 

\(N{O_2}\)  vừa có nhường 1e và vừa nhận 1 e

=>  \(N{O_2}\)  vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Dãy chất nào sau đây gồm các chất chỉ có tính oxi hóa?

  • A \(C{l_2},{H_2}{O_2},HN{O_3},{H_2}S{O_4}\)
  • B \(S{O_2},S{O_3},B{r_2},{H_2}S{O_4}\)
  • C \(Fe{(N{O_3})_3},CuO,HCl,HN{O_3}\)
  • D \({O_3},F{e_2}{O_3},{H_2}S{O_4},{F_2}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Chất chỉ có tính oxi hóa (khả năng nhận e) là chất mà ở đó có các nguyên tố có oxi hóa ở mức cao nhất mà nguyên tố đó có thể có

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Trong phản ứng: \(3Cu + 8HN{O_3} \to 3Cu{(N{O_3})_2} + 2NO + 4{H_2}O\). Số phân tử đóng vai trò là chất oxi hóa là:

  • A 8
  • B 6
  • C 4
  • D 2

Đáp án: D

Phương pháp giải:

HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa trong quá trình tạo ra NO.

Lời giải chi tiết:

HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa trong quá trình tạo ra NO.

Trong phản ứng hóa học trên ta có: 8 phân tử HNO3 thì có 6 phân tử tham gia tạo muối Cu(NO3)2 và 2 phân tử tham gia vào quá trình khử tạo thành NO

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cho phản ứng hóa học sau:\(X + HN{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} + NO + {H_2}O\)  . Số chất X thỏa mãn sơ đồ trên là:

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Chọn Fe và các hợp chất của sắt có số oxi hóa trung gian

Lời giải chi tiết:

Phương trình hóa học: \(X + HN{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} + NO + {H_2}O\)

Dựa vào phương trình hóa học trên

-Sản phẩm có muối sắt (III) X phải là hợp chất chứa Fe   

- Sản phẩm chỉ gồm muối nitrat và NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3 nên X chỉ có thể là sắt, oxit sắt hoặc muối nitrat của sắt và có thể tham gia vào quá trình oxi hóa (do N+5 tham gia quá trình khử

N+5 + 3e → N+2 (NO) để khử N+5  thành NO

X có thể là: \(Fe,FeO,F{e_3}{O_4},Fe{(N{O_3})_2}\)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cho các phản ứng sau:

a)  FeO + HNO3 đặc, nóng →                                             b) FeS + H2SO4 đặc, nóng →

c) Al2O3 + HNO3 đặc, nóng →                                           d) Cu + dung dịch FeCl3

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là:

  • A a, b, c
  • B a, d   
  • C a, c, d 
  • D a, b, d

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng ở đó có sự thay đổi số oxi hóa của một hoặc một số nguyên tố

Phương trình phản ứng của  các phản ứng trên:

\(a)\mathop {Fe}\limits^{ + 2} \mathop O\limits^{ - 2}  + \mathop H\limits^{ + 1} \mathop N\limits^{ + 5} {\mathop O\limits^{ - 2} _3} \to \mathop {Fe}\limits^{ + 3} {(\mathop N\limits^{ + 5} {\mathop O\limits^{ - 2} _3})_3} + \mathop N\limits^{ + 2} \mathop O\limits^{ - 2}  + {\mathop H\limits^{ + 1} _2}\mathop O\limits^{ - 2} \):  Có Fe và N thay đổi số oxi hóa

\(b)\mathop {Fe}\limits^{ + 2} \mathop S\limits^{ - 2}  + {\mathop H\limits^{ + 1} _2}\mathop S\limits^{ + 6} {\mathop O\limits^{ - 2} _4} \to {\mathop {Fe}\limits^{ + 3} _2}{(\mathop S\limits^{ + 6} {\mathop O\limits^{ - 2} _4})_3} + \mathop S\limits^{ + 4} {\mathop O\limits^{ - 2} _2} + {\mathop H\limits^{ + 1} _2}\mathop O\limits^{ - 2} \): Có Fe, S thay đổi số oxi hóa

\(c){\mathop {Al}\limits^{ + 3} _2}{\mathop O\limits^{ - 2} _3} + \mathop H\limits^{ + 1} \mathop N\limits^{ + 5} {\mathop O\limits^{ - 2} _3} \to \mathop {Al}\limits^{ + 3} {(\mathop N\limits^{ + 5} {\mathop O\limits^{ - 2} _3})_3} + {\mathop H\limits^{ + 1} _2}\mathop O\limits^{ - 2} \): không có sự thay đổi số oxi hóa

d) \(\mathop {Cu}\limits^0  + \mathop {Fe}\limits^{ + 3} {\mathop {Cl}\limits^{ - 1} _3} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {\mathop {Cl}\limits^{ - 1} _2} + \mathop {Fe}\limits^{ + 2} {\mathop {Cl}\limits^{ - 1} _2}\):Có sự thay đổi số oxi hóa của Fe, Cu

Có 3 phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử: a, b, d

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Tổng hệ số của các chất ( là những số nguyên, tối giản ) trong phương trình phản ứng là:

N{a_2}S{O_3}\, + \,KMn{O_4}\, + \,NaHS{O_4}\,\,\overset{t^{o}C}{\rightarrow}N{a_2}S{O_4}\, + MnS{O_4}\, + {K_2}S{O_4} + {H_2}O

  • A 23
  • B 27
  • C 47
  • D 31

Đáp án: B

Phương pháp giải:

cân bằng theo thăng bằng e 

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Tỉ lệ số phân tử HNO3 là chất oxi hóa và số phân tử HNO3 là môi trường trong phản ứng :Mg\, + \,HN{O_3}\,\rightarrow Mg{(N{O_3})_2}\, + \,N{H_4}N{O_3}\, + \,NO\, + {H_2}O

  ( tỉ lệ NH4NO3 : NO = 1: 1)

  • A 1: 6
  • B 6:1
  • C 1:8
  • D 8:1

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp ; thăng bằng e

Lời giải chi tiết:

 

Lời giải :

 

\begin{array}{l} Mg \to M{g^{ + 2}} + 2{\rm{e}}\\ 2{N^{ + 5}} \to {N^{ - 3}} + {N^{ + 2}} + 11{\rm{e}} \end{array}

Ta có

11Mg\, + \,28HN{O_3}\,\rightarrow 11Mg{(N{O_3})_2}\, + \,2N{H_4}N{O_3}\, + \,2NO\, + 10{H_2}O

Tỉ lệ số phân tử HNO3 là chất oxi hóa và số phân tử HNO3 là môi trường là 4:24=1:6

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Trong phản ứng : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

1 mol ion Cu2+ đã

                      

  • A  nhường 1 mol electron.
  • B nhận 1 mol electron

                               

  • C nhận 2 mol electron  
  • D  nhường 2 mol electron

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cu+2 + 2e →Cu

Vậy  1 mol Cu+2 nhận 2 mol e

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Cho các chất và ion sau: Mg, Cl2, Fe2O3, Fe3O4, NO2, H2S, Fe2+, Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là: 

  • A 3
  • B 6
  • C 5
  • D 4

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa có số oxh không phải là số thấp nhất hoặc lớn nhất

Chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là: Cl2, Fe3O4, NO2, Fe2+

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Trong các ion (phân tử) cho dưới đây, ion (phân tử) có tính oxi hóa là:

  • A Mg
  • B  Cl-
  • C Cu2+
  • D S2-

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chất và ion đóng vai trò chất oxi hóa có số oxh không phải là số thấp nhất

Mg, Cl, S2−  có số oxh thấp nhất                                        

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không là phản ứng oxi hóa – khử

  • A N{a_2}O\, + \,{H_2}O\,\rightarrow \,2NaOH
  • B 2S{O_2}\, + \,{O_2} \xrightarrow[V_{2}O_{5}]{t^{o}C},\,2S{O_3}
  • C 4P\,\, + \,\,5{O_2}\overset{t^{o}C}{\rightarrow}2{P_2}{O_5}
  • D 2Fe +3Cl _{2}\overset{t^{o}C}{\rightarrow}2FeCl_{3}

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các pư thay đổi số oxh cũng là  phản ứng oxh là B, C, D

Pư không thay đỏi số oxh là A

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Trong phản ứng : Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O

HNO3 đóng vai trò là:

                                           

  • A Chất oxi hóa 
  • B Chất khử                     

                                                                    

  • C Môi trường 
  • D chất oxi hóa đồng thời đóng vai trò môi trường tạo muối

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa đồng thời đóng vai trò môi trường tạo muối

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Trong phản ứng : Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 +  NO2 + H2O

1 mol HNO3 đã:

  • A nhường 1 mol electron.   
  • B nhận 1 mol electron

                            

  • C nhận 3 mol electron 
  • D  nhường 3 mol electron

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

N+5 + 1e → N+4nên 1 mol HNO3 đã nhận 1 mol electron

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Cho các chất và ion sau: Zn, HCl, FeO, Fe3O4, NO2, H2S, Fe2+, Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là: 

  • A 3
  • B 6
  • C 5
  • D 4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa có số oxh không phải là số thấp nhất hoặc lớn nhất

Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là  HCl, FeO, Fe3O4, NO2, Fe2+

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

CuFe{S_2}\, + \,HN{O_3}\overset{t^{o}C}{\rightarrow}Cu{(N{O_3})_2}\, + \,Fe{(N{O_3})_3}\, + \,{H_2}S{O_4}\, + N{O_2}\, + \,{H_2}O

Tổng hệ số của các chất ( là những số nguyên, tối giản ) bên sản phẩm tạo thành  là:

  • A 23
  • B 53
  • C 32
  • D 30

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phương pháp : thăng bằng e

Lời giải chi tiết:

 

Lời giải

 \left\{ \begin{array}{l} CuFeS \to C{u^{ + 2}} + F{e^{ + 3}} + 2{S^{ + 6}} + 17e\\ {N^{ + 5}} + 1e \to {N^{ + 4}} \end{array} \right.

CuFe{S_2}\, + 22\,HN{O_3}\overset{t^{o}C}{\rightarrow}Cu{(N{O_3})_2}\, + \,Fe{(N{O_3})_3}\, + \,2{H_2}S{O_4}\, + 17N{O_2}\, + 9\,{H_2}O

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa-khử?

  • A 2HgO → 2Hg + O2.    
  • B CaCO3 → CaO + CO2.
  • C 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O.  
  • D 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phản ứng oxi hóa khử là  phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa

Lời giải chi tiết:

Phản ứng oxi hóa khử là  phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa

Chỉ có phản ứng 2HgO → 2Hg + O2 có sự thay đổi số oxi hóa

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cân bằng các phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất khử, chất oxi hóa.

a. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O                             

b. NH3 + O2 → N+ H2O

Phương pháp giải:

*Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

*Cách xác định chất khử, chất oxi hóa:

- Chất nhường e là chất khử (chất bị oxi hóa)

- Chất nhận e là chất oxi  hóa (chất bị khử)

Lời giải chi tiết:

a.

\(\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop {8{\rm{x}}}\limits^{} }\\{\mathop {3{\rm{x}}}\limits^{} }\end{array}\left| \begin{array}{l}\mathop {Al}\limits^0  - 3e \to \;\mathop {Al}\limits^{ + 3} \\2\mathop N\limits^{ + 5}  + 8e \to {\mathop N\limits^{ + 1} _2}O\end{array} \right.\)

→ PTHH: 8Al + 30 HNO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

Chất khử: Al

Chất oxi hóa: HNO3

b.

\(\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop {2{\rm{x}}}\limits^{} }\\{\mathop {3{\rm{x}}}\limits^{} }\end{array}\left| \begin{array}{l}2\mathop N\limits^{ - 3} -6e \to {\mathop N\limits^0 _2}\\{\mathop O\limits^0 _2} + 4e \to 2\mathop O\limits^{ - 2} \end{array} \right.\)

→ PTHH: 4NH3 + 3O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2N2 + 6H2O

Chất khử: NH3

Chất oxi hóa: O2

Câu hỏi 29 :

Trong phản ứng: 4NH3 + 3O2 -> 2N2 + 6H2O. Vai trò của NH3

  • A chất khử         
  • B chất khử, đồng thời là chất oxi hóa          
  • C chất oxi hóa  
  • D chất cho và nhận electron.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xác định số oxi hóa của N trước và sau phản ứng từ đó suy ra vai trò của NH3 trong phản ứng.

Lời giải chi tiết:

 \(4\mathop N\limits^{ - 3} {H_3} + {\rm{ }}3{O_2} \to 2{\mathop N\limits^0 _2} + {\rm{ }}6{H_2}O\)

=>\(2\mathop N\limits^{ - 3}  - 6e \to {\mathop N\limits^0 _2}\)

NH3 nhường e => NH3 là chất khử

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Quá trình nào sau đây là đúng

  • A \(\;\mathop {Al}\limits^0  + 3e\; \to \mathop {Al}\limits^{ + 3} \)
  • B \(\;\mathop {Mn}\limits^{ + 7}  + 4e\; \to \mathop {Mn}\limits^{ + 4} \)
  • C \(\;\mathop S\limits^{ - 2} \; \to \mathop S\limits^0  + 2e\)
  • D \(\;\mathop {Mn}\limits^{ + 4}  + 3e\; \to \mathop {Mn}\limits^{ + 7} \)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Quá trình đúng là: \(\;\mathop S\limits^{ - 2} \; \to \mathop S\limits^0  + 2e\)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close