Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 6Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 6 Quảng cáo
Đề bài Câu 1. Hãy chọn những từ thích hợp trong các từ: Tế bào, hoại sinh, nhiều nhân, sợi, không diệp lục, tế bào chất, bào tử điền vào chỗ trống trong các câu sau. Mốc trắng có cấu tạo đa dạng............... phân nhánh rất nhiều, bên trong có.............. và............., nhưng không có vách ngăn giữa các............ Sợi mốc không màu,............... và cũng không có chất màu khác. Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức ............... mốc trắng sinh sản bằng hình thức................ Đó là sinh sản vô tính. Câu 2. Tại sao nói: “Rừng cây như một lá phổi xanh của con người”? Câu 3. Nêu đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây thuộc lớp Hai lá mầm và cây thuộc lớp Một lá mầm? Câu 4. Vi khuẩn có những hình dạng như thế nào? cấu tạo của chúng ra sao? Câu 5. - Nói: “Việt Nam có sự đa dạng về thực vật khá cao, trong đó nhiều loài có giá trị. Nhưng đang bị giảm sút do bị khai thác và môi trường của chúng bị tàn phá, nhiều loài trở nên hiếm” - Điều đó đúng hay sai ? - Hãy trình bày các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật ? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. 1. Sợi 2. Tế bào chất 3. Nhiều nhân 4. Tế bào 5. Không diệp lục 6. Hoại sinh 7. Bào tử Câu 2. Rừng được xem như một “lá phổi xanh” của con người do những lý do sau: - Rừng có tác dụng làm cân bằng khí cacbônic và ôxi trong không khí. - Rừng tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh. - Tán lá rừng che bớt ánh nắng... góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí. Câu 3. Đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây thuộc lớp Hai lá mầm và cây thuộc lớp Một lá mầm:______
- Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau: Hình que, hình cầu, hình phẩy, hình xoắn, hỉnh chuỗi. - Vi khuẩn có cấu tạo rất đơn giản. Cơ thể chúng chỉ gồm một tế bào nên được gọi là cơ thể đơn bào. Bên ngoài có một lớp màng bọc; ở trong có chất nguyên sinh và chưa có nhân. Câu 5. - Nói: “ Việt Nam có sự đa dạng về thực vật khá cao, trong đó nhiều loài có giá trị. Nhưng đang bị giảm sút do bị khai thác và môi trường của chúng bị tàn phá, nhiều loài trở nên hiếm”. Điều đó là đúng - Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật: + Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. + Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại quý hiếm để bảo vệ số lượng. + Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia..., để bảo vệ các loài thực vật. + Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài hiếm. + Giáo dục nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|