Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 7Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 7 Quảng cáo
Đề bài Câu 1. Nguyên nhân nào không gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta? A. Khai thác quá mức. B. Tích cực trồng rừng. C. Phá rừng làm nương D. Sự ô nhiễm. Câu 2. Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất để phân biệt bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt là A. đời sống B. tập tính C. bộ răng D. cấu tạo chân Câu 3. Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng? A. Chim, thú, bò sát. B. Thú, cá, lưỡng cư. C. Cá, lưỡng cư, bò sát. D. Lưỡng cư, cá, chim. Câu 4. Túi khí của chim bồ câu tham gia vào hoạt động của cơ quan nào? A. Tuần hoàn B. Tiêu hóa C. Hô hấp D. Bài tiết Câu 5. Cơ quan hô hấp của ếch là A. da và mang B. phổi C. phổi và mang D. phổi và da Câu 6. Ốc xà cừ được xếp vào cấp độ đe dọa tuyệt chủng nào của động vật quý hiếm? A. Rất nguy cấp B. Nguy cấp C. Ít nguy cấp D. Sẽ nguy cấp Câu 7. Hãy trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư. Câu 8. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên, nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học. Câu 9. Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển? Câu 10. Vì sao chim có tốc độ tiêu hóa cao hơn bò sát? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 Tích cực trồng rừng là biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học, không gây suy giảm đa dạng sinh học. Chọn B Câu 2 Dựa vào đặc điểm bộ răng ta phân biệt 3 bộ thú: bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt và bộ gặm nhấm: - Bộ ăn sâu bọ: các răng đều nhọn. - Bộ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa lớn, sắc; có khoảng trống hàm. - Bộ ăn thịt: răng cửa sắc để róc xương, răng nanh dài nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi. Chọn C Câu 3 Chim và thú là động vật hằng nhiệt. Cá, lưỡng cư, bò sát là động vật biến nhiệt, đẻ trứng. Chọn C Câu 4 Túi khí của chim bồ câu tham gia vào hoạt động của hô hấp. Chọn C Câu 5 Ếch có thể hô hấp qua phổi và da. Chọn D Câu 6 Ốc xà cừ được xếp vào cấp độ đe dọa tuyệt chủng : rất nguy cấp. Chọn A Câu 7 - Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: + Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi. + Hô hấp bằng da và phổi. + Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha. + Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái, là động vật biến nhiệt. Câu 8 - Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra. - Có 3 biện pháp: + Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. + Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. + Gây vô sinh diệt động vật gây hại. * Ưu điểm : - Tiêu diệt những loài sinh vật có hại. - Tránh gây ô nhiễm môi trường. * Hạn chế: - Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định. - Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại. - Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. - Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại. Câu 9 - Đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng. - Cấm săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã. - Xây dựng các khu bảo tồn, các khu dự trữ thiên nhiên. - Tổ chức chăn nuôi những loài thú có giá trị kinh tế. Câu 10 - Có sự biến đổi của ống tiêu hóa (thực quản có diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề). - Tôc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn thích nghi với đời sống bay. Nguồn: sưu tầm Loigiaihay.com
Quảng cáo
|