Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Sinh học 7

Quảng cáo

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Khi nuôi tôm người ta thường cho ăn vào lúc nào?

A. Khuya                   B. Trưa

C. Chạng vạng tối      D. Sáng sớm

2. Cấu tạo vỏ trai gồm:

A. Lớp sừng và lớp đá vôi

B. Lớp đá vôi và lớp xà cừ.

C. Lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ.

D. Lớp xà cừ và lớp sừng

3. Ở ven biển nước ta thường gặp loài ruột khoang cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2cm đến 5cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa. Đó là:

A. Thuỷ tức             B. Sứa

C. Hải quỳ               D. San hô

4. Hình thức dinh dưỡng của trai :

A. Thụ động

B. Chủ động

C. Vừa chủ động vừa thụ động

D. Cả A, B và C đều sai

5. Trong các nhóm động vật sau, nhóm nào toàn động vật thân mềm ?

A. Mực, ốc, trai, sứa.

B. Ốc, bạch tuộc, bào ngư, sò huyết

C. Sò, thuỷ tức, ốc sên, bạch tuộc.

D. Sứa, sò, mực, ốc sên.

6. Đặc điểm chung của dộng vật nguyên sinh?

1. Cơ thể động vật nguyên sinh chỉ có một tế bào, thực hiện đầy đủ các chức năng sống như di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản.

2. Động vật nguyên sinh có các bào quan khác nhau: không bào tiêu hoá, không bào co bóp, điểm mắt...

 

3. Phân lớn sống ở nước, một số

4. Di chuyển bằng chân giả.

5. Phần lớn sinh sản vô tính.

A. 1, 2, 3, 5.       B. 2, 3, 4, 5.

     C. 1, 3, 4, 5.        D. 1, 2, 4, 5.

7. So với các sâu bọ khác, khả năng di chuyển của châu chấu hơn vì:

A. Có thêm đôi cánh

B. Có đôi càng to, khoẻ

C. Có nhiều đôi chân ngực hơn

D. Cả A và C đúng.

8. Cơ thể châu chấu gồm :

A. Ba phần: đầu, lưng, bụng

B. Hai phần: đầu - ngực, bụng

C. Ba phần: đầu, ngực, bụng

D. Hai phần: đầu, ngực - bụng

Câu 2. Hãy xác định những câu sau là đúng (Đ) hay sai (S) điền vào ô trống:

 

Câu dẫn

Đ/S

1. Tôm là động vật chuyên ăn thực vật và hoạt động vào buổi trưa

2. Xà cừ do lớp ngoài của áo trai tiết ra tạo thành

3. Mưa nhiều, giun đất chui lên mặt đất để lấy không khí, giun đào đất suốt đời sống của mình

4. Trùng sốt rét do muỗi A-nô-phen truyền vào máu người

 

 

II. T LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. Để nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung cần dựa vào những đặc điểm nào?

Câu 2. Nêu đặc điểm chung của Thân mềm ?

Câu 3. Giun đũa gây ra tác hại rất lớn đối với sức khoẻ con người như thế nào ?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1:

 

Câu

1

1

3

4

5

6

7

8

A

 

 

 

X

 

X

 

 

B

 

 

 

 

X

 

X

 

C

 

X

X

 

 

 

 

X

D

X

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2.             

   1S,            2Đ,               3Đ,               4Đ.

II. T LUẬN (5 điểm)

Câu 1. Để nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu họ nói chung cần dựa vào các đặc điểm sau:

- Cơ thể gồm 3 phần : đầu, ngực, bụng

- Phân đầu có 1 đôi râu.

- Phần ngực có ba đôi chân và hai đôi cánh

- Hô hấp bằng không khí

Câu 2. Đặc điểm chung cua ngành Thân mềm:

- Cơ thể mềm không phân đốt

- Cơ thể có lớp vỏ đá vôi

- Phần lớn có khoang áo phát triển

- Hệ tiêu hoá phân hoá

- Cơ quan di chuyển thường đơn giản

- Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển

Câu 3. Giun đũa gây ra tác hại rất lớn đối với sức khoẻ con người:

- Giun đũa hút chất dinh dưỡng trong cơ thể, giun còn sinh ra độc tố làm hại cho việc tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng.

- Giun còn gây tắc ruột, tắc ống mật. Giun nhiều, khi di chuyển trong vòng đời có thể lên não gây tổn hại nghiêm trọng cho người.

Một người mắc bệnh giun đũa sẽ trở thành một “ổ” để phát tán bệnh này cho cộng đồng. Vì thế ở nhiều nước phát triển, trước khi cho người ở nơi khác đến nhập cư, người ta yêu cầu họ phải tẩy rửa giun sán trước.

 Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close