Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Phát minh nào sau đây giúp cho các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện?

 

  • A

    máy kéo sợi bằng sức nước.

     

  • B

    máy dệt chạy bằng sức nước.

     

  • C

    máy hơi nước.

     

  • D

    máy kéo sợi Gien-ni.

Câu 2 :

Vì sao các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ lực lượng phát xít?

 

  • A

    Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít

     

  • B

    Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô

     

  • C

    Đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, đảm bảo lợi ích của nước mình.

     

  • D

    Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít

Câu 3 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bùng nổ phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc là

  • A

    Sự trưởng thành về ý thức dân tộc của các giai cấp tiên tiến trong xã hội Trung Quốc

  • B

    Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917

  • C

    Phản đối sự chuyển giao vùng Sơn Đông do Đức kiểm soát sang cho Nhật Bản của các nước đế quốc

  • D

    Chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của các nước đế quốc sau chiến tranh đối với Trung Quốc

Câu 4 :

Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?

 

  • A

    Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài

     

  • B

    Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân

     

  • C

    Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước

     

  • D

    Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước

Câu 5 :

Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Campuchia có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam?

 

  • A

    Khởi nghĩa Si-vô-tha

     

  • B

    Khởi nghĩa Xa-van-na-khét

     

  • C

    Khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-la-ven

     

  • D

    Khởi nghĩa A-cha-Xoa và Pu-côm-bô

Câu 6 :

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, vị trí kinh tế của Mĩ trong nền kinh tế thế giới có sự thay đổi như thế nào?

 

  • A

    Vươn lên đứng thứ 2 thế giới

     

  • B

    Vươn lên đứng thứ 1 thế giới

     

  • C

    Đứng hàng thứ 3 thế giới

     

  • D

    Đứng hàng thứ 4 thế giới

Câu 7 :

“Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”

Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói trên?

 

  • A

    Tính tốt xấu của những phát minh khoa học phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người

     

  • B

    Bản thân những phát minh khoa học luôn có tính hai mặt mà con người không thể chi phối

     

  • C

    Những phát minh khoa học được tạo ra chỉ có điểm tích cực

     

  • D

    Hạn chế của những phát minh khoa học là điều không tránh khỏi

Câu 8 :

Ai là người đề xướng Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện ở nước Nga Xô Viết trong những năm 1921-1925?

 

  • A

    Lê-nin

     

  • B

    Xta-lin

     

  • C

    Khơ-rút-sốp

     

  • D

    Brê-giơ-nhép

Câu 9 :

Phong trào giải phóng dân tộc đã giành thắng lợi ở những nước châu Á nào trong giai đoạn 1919-1939?

 

  • A

    Trung Quốc, Ấn Độ

     

  • B

    Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì

     

  • C

    Philippin, Mông Cổ

     

  • D

    Việt Nam, Thổ Nhĩ Kì

Câu 10 :

Liên Xô đề ra và thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

 

  • A

    Nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn

     

  • B

    Nước Nga Xô viết đã hoàn thành cải cách ruộng đất

     

  • C

    Nước Nga bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế

     

  • D

    Nước Nga Xô viết bước vào thời kì ổn định về kinh tế, chính trị

Câu 11 :

Sự ra đời và hoạt động của Công xã Pa-ri không để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?

 

  • A

    Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước "của dân, do dân, vì dân"

     

  • B

    Phải thực hiện liên minh công nông vững chắc

     

  • C

    Phải xây dựng một chính đảng chân chính của giai cấp vô sản

     

  • D

    Phải thực hiện liên minh với giai cấp vô sản quốc tế

Câu 12 :

Trong giai đoạn hai của chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng tham chiến của phe Hiệp ước có sự biến đổi như thế nào?

 

  • A

    Nga rút khỏi chiến tranh, Mĩ tham chiến

     

  • B

    Italia gia nhập phe Hiệp ước

     

  • C

    Áo- Hung gia nhập phe Hiệp ước

     

  • D

    Lực lượng phe hiệp ước suy yếu

Câu 13 :

Trong nửa đầu thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã thành lập tổ chức gì?

 

  • A

    Công đoàn

     

  • B

    Nghiệp đoàn

     

  • C

    Phường hội

     

  • D

    Đảng cộng sản

Câu 14 :

Đâu không phải là cơ sở thúc đẩy kinh tế Đức phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

 

  • A

    Áp dụng thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất

     

  • B

    Thị trường dân tộc được thống nhất

     

  • C

    Thu được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp- Phổ

     

  • D

    Thể chế liên bang thúc đẩy tính dân chủ trong xã hội

Câu 15 :

Thuyết tương đối là phát minh khoa học của nhà bác học nào?

 

  • A

    Anh- Xtanh

     

  • B

    Mari Quyri

     

  • C

    Men-đê-lê-ép

     

  • D

    Men- đen

Câu 16 :

Tại sao năm 1920 là thời điểm đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân In-đô-nê-xia?

 

  • A

    Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập.

     

  • B

    Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời.

     

  • C

    Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi a thành lập.

     

  • D

    Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời.

Câu 17 :

Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới có tác động tích cực gì đến đời sống nhân loại?

 

  • A

    Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân loại

     

  • B

    Trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại

     

  • C

    Thỏa mãn nhu cầu về vật chất cho con người

     

  • D

    Thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất, làm giàu cho các ông chủ tư bản

Câu 18 :

Sự kiện nào đánh dấu nước Nga rút ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

  • A

    Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ

     

  • B

    Hòa ước Brét-li-tốp

     

  • C

    Nước Nga Xô Viết được thành lập

     

  • D

    Liên minh 14 nước đế quốc bao vây, tấn công Nga

Câu 19 :

Khối Anh- Pháp- Mĩ và khối phát xít Đức- Italia- Nhật Bản mâu thuẫn với nhau về vấn đề gì?

 

  • A

    Thị trường và thuộc địa

     

  • B

    Nhân công, nguồn nguyên liệu

     

  • C

    Ý thức hệ

     

  • D

    Trình độ phát triển không đồng đều

Câu 20 :

Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đối với các nước châu Âu?

 

  • A

    Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản

     

  • B

    Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản

     

  • C

    Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn

     

  • D

    Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

Câu 21 :

Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

 

  • A

    Nước Pháp có ưu thế hơn hẳn so với Phổ

     

  • B

    Điều kiện không có lợi cho Pháp

     

  • C

    Đế chế thứ III đang ở Pháp đang ở giai đoạn cực thịnh

     

  • D

    Hoàng đế Pháp bị bắt làm tù bình

Câu 22 :

Đâu không phải là lý do khiến cách mạng công nghiêp Anh lại bắt đầu từ công nghiệp nhẹ?

 

  • A

    Là ngành truyền thống, phát triển mạnh ở Anh

     

  • B

    Lượng vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi nhanh

     

  • C

    Thị trường tiêu thụ rộng

     

  • D

    Nước Anh không có nguồn than đá để phát triển công nghiệp nặng

Câu 23 :

Bản chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là

 

  • A

    cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của quân Đức.

     

  • B

    cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp.

     

  • C

    cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

     

  • D

    cuộc chính biến lật đổ Đế chế III, thiết lập nền Cộng hoà III ở Pháp.

Câu 24 :

Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là gì?

 

  • A

    Hình thành các siêu đô thị

     

  • B

    Hình thành các trung tâm công nghiệp

     

  • C

    Hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia

     

  • D

    Hình thành các tổ chức độc quyền

Câu 25 :

Bản chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là

 

  • A

    Cuộc cách mạng tư sản không triệt để

     

  • B

    Cuộc cách mạng công nghiệp

     

  • C

    Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

     

  • D

    Cuộc cách mạng dân chủ

Câu 26 :

Trong “Chính sách kinh tế mới”, nhà nước có vai trò như thế nào đối với hoạt động kinh tế đất nước?         

 

  • A

    Nắm độc quyền về mọi mặt

     

  • B

    Kiểm soát, điều tiết ở các vị trí then chốt

     

  • C

    Không có vai trò gì

     

  • D

    Nắm các ngành công nghiệp nặng

Câu 27 :

Đâu không phải là lý do Đức chọn Ba Lan làm điểm tấn công mở màn trong Chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A

    Tạo ra thế dương đông kích tây với Anh, Pháp

     

  • B

    Ba Lan là vùng giàu khoáng sản phục vụ đắc lực cho chiến tranh

     

  • C

    Đức muốn nối liền Đông Phổ với lãnh thổ Đại Đức

     

  • D

    Do sự nhân nhượng của Anh, Pháp với Đức ở Ba Lan

Câu 28 :

Bài học kinh nghiệm quan trong nhất trong phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để lại cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau là?

 

  • A

    Phải đoàn kết với giai cấp vô sản quốc tế

     

  • B

    Phải khởi nghĩa vũ trang chống lại giới chủ

     

  • C

    Phải đoàn kết với giai cấp nông dân và các dân tộc thuộc địa

     

  • D

    Phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối chính trị đúng đắn

Câu 29 :

Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

 

  • A

    Khuynh hướng vô sản ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng

     

  • B

    Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng tư sản và vô sản

     

  • C

    Khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối

     

  • D

    Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản

Câu 30 :

Vì sao đế quốc Nhật mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

 

  • A

    Do Nhật Bản không xóa bỏ mà chỉ cải cách chế độ phong kiến cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước

     

  • B

    Do tầng lớp võ sĩ Samurai vẫn là lực lượng chính trị có ưu thế lớn và ảnh hưởng đến con đường phát triển ở Nhật Bản

     

  • C

    Do những tàn tích phong kiến vẫn được bảo lưu ở Nhật và chủ trương xây dựng đất nước bằng quân sự

     

  • D

    Do Nhật Bản xác định vươn lên trong thế giới tư bản bằng con đường tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phát minh nào sau đây giúp cho các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện?

 

  • A

    máy kéo sợi bằng sức nước.

     

  • B

    máy dệt chạy bằng sức nước.

     

  • C

    máy hơi nước.

     

  • D

    máy kéo sợi Gien-ni.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào thành tựu của cách mạng Anh để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Năm 1784, Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước. Phát minh này đã giúp cho các nhà máy trước hết là các nhà máy dệt của Anh có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện mà không cần phải đặt gần những khúc sông chảy xiết và ngừng hoạt động vào mùa đông.

Máy hơi nước của Giêm Oát

Câu 2 :

Vì sao các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ lực lượng phát xít?

 

  • A

    Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít

     

  • B

    Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô

     

  • C

    Đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, đảm bảo lợi ích của nước mình.

     

  • D

    Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các chính phủ Anh, Pháp, Mĩ đều có chung một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ các lực lượng phát xít nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô

Câu 3 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bùng nổ phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc là

  • A

    Sự trưởng thành về ý thức dân tộc của các giai cấp tiên tiến trong xã hội Trung Quốc

  • B

    Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917

  • C

    Phản đối sự chuyển giao vùng Sơn Đông do Đức kiểm soát sang cho Nhật Bản của các nước đế quốc

  • D

    Chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của các nước đế quốc sau chiến tranh đối với Trung Quốc

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận đã kí Hiệp ước Vécxai - Oasinhton, trong đó có điều khoản chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) từ tay Đức sang cho Nhật.

=> Ngày 4-5-1919, nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc, phong trào Ngũ Tứ bùng nổ.

Câu 4 :

Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?

 

  • A

    Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài

     

  • B

    Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân

     

  • C

    Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước

     

  • D

    Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức lại sản xuất để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và vực dậy nền sản xuất

Câu 5 :

Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Campuchia có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam?

 

  • A

    Khởi nghĩa Si-vô-tha

     

  • B

    Khởi nghĩa Xa-van-na-khét

     

  • C

    Khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-la-ven

     

  • D

    Khởi nghĩa A-cha-Xoa và Pu-côm-bô

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuộc khởi nghĩa của A-cha-Xoa và Pu-côm-bô là hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Campuchia có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam

- A-cha-Xoa lập căn cứ chống Pháp ở vùng Châu Đốc, liên minh với nghĩa quân Thiên hộ Dương

- Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền, Thiên hộ Dương

Câu 6 :

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, vị trí kinh tế của Mĩ trong nền kinh tế thế giới có sự thay đổi như thế nào?

 

  • A

    Vươn lên đứng thứ 2 thế giới

     

  • B

    Vươn lên đứng thứ 1 thế giới

     

  • C

    Đứng hàng thứ 3 thế giới

     

  • D

    Đứng hàng thứ 4 thế giới

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ có sự phát triển nhanh chóng. Từ vị trí thứ 4 Mĩ đã vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp

Câu 7 :

“Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”

Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói trên?

 

  • A

    Tính tốt xấu của những phát minh khoa học phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người

     

  • B

    Bản thân những phát minh khoa học luôn có tính hai mặt mà con người không thể chi phối

     

  • C

    Những phát minh khoa học được tạo ra chỉ có điểm tích cực

     

  • D

    Hạn chế của những phát minh khoa học là điều không tránh khỏi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân tích câu nói và những thành tựu khoa học đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Bản thân những phát minh khoa học luôn có tính hai mặt tốt- xấu. Tuy nhiên tính tốt- xấu đó phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người. Nếu con người sử dụng nó vào những mục đích tốt sẽ mang lại kết quả tốt và ngược lại.

Câu 8 :

Ai là người đề xướng Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện ở nước Nga Xô Viết trong những năm 1921-1925?

 

  • A

    Lê-nin

     

  • B

    Xta-lin

     

  • C

    Khơ-rút-sốp

     

  • D

    Brê-giơ-nhép

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng đã được Đảng Bôn-sê-vích thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ X nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế.

Câu 9 :

Phong trào giải phóng dân tộc đã giành thắng lợi ở những nước châu Á nào trong giai đoạn 1919-1939?

 

  • A

    Trung Quốc, Ấn Độ

     

  • B

    Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì

     

  • C

    Philippin, Mông Cổ

     

  • D

    Việt Nam, Thổ Nhĩ Kì

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong giai đoạn 1919-1939, phong trào giải phóng dân tộc của châu Á đã giành thắng lợi ở Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kì.

- Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921-1924) giành thắng lợi đã đưa đến sự thành lập của nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ

- Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì giành thắng lợi (1919-1922) kết thúc thắng lợi với sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì

Câu 10 :

Liên Xô đề ra và thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

 

  • A

    Nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn

     

  • B

    Nước Nga Xô viết đã hoàn thành cải cách ruộng đất

     

  • C

    Nước Nga bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế

     

  • D

    Nước Nga Xô viết bước vào thời kì ổn định về kinh tế, chính trị

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi. Trong bối cảnh đó, tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga đã quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP).

Câu 11 :

Sự ra đời và hoạt động của Công xã Pa-ri không để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?

 

  • A

    Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước "của dân, do dân, vì dân"

     

  • B

    Phải thực hiện liên minh công nông vững chắc

     

  • C

    Phải xây dựng một chính đảng chân chính của giai cấp vô sản

     

  • D

    Phải thực hiện liên minh với giai cấp vô sản quốc tế

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự ra đời và hoạt động của Công xã Pa-ri đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu như:

- Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng chân chính lãnh đạo.

- Phải thực hiện liên minh công nông.

- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.

- Phải xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Câu 12 :

Trong giai đoạn hai của chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng tham chiến của phe Hiệp ước có sự biến đổi như thế nào?

 

  • A

    Nga rút khỏi chiến tranh, Mĩ tham chiến

     

  • B

    Italia gia nhập phe Hiệp ước

     

  • C

    Áo- Hung gia nhập phe Hiệp ước

     

  • D

    Lực lượng phe hiệp ước suy yếu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong giai đoạn hai của chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng tham chiến của phe Hiệp ước có sự biến đổi:

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917), nhà nước Xô viết rút nước Nga ra khỏi chiến tranh với hòa ước Brét-li-tốp

- Mĩ tham chiến, trở thành lực lượng lãnh đạo của phe Hiệp ước khi Anh, Pháp suy yếu

Câu 13 :

Trong nửa đầu thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã thành lập tổ chức gì?

 

  • A

    Công đoàn

     

  • B

    Nghiệp đoàn

     

  • C

    Phường hội

     

  • D

    Đảng cộng sản

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn. Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi của mình như tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn

Câu 14 :

Đâu không phải là cơ sở thúc đẩy kinh tế Đức phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

 

  • A

    Áp dụng thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất

     

  • B

    Thị trường dân tộc được thống nhất

     

  • C

    Thu được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp- Phổ

     

  • D

    Thể chế liên bang thúc đẩy tính dân chủ trong xã hội

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình nước Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Thành công từ công cuộc thống nhất đất nước đã tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển của kinh tế Đức. Hơn nữa do giành được những quyền lợi từ Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp- Phổ và ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học- kĩ thuật vào sản xuất => kinh tế Đức phát triển nhanh chóng, vượt Anh, Pháp, vươn lên đứng đầu châu Âu

Câu 15 :

Thuyết tương đối là phát minh khoa học của nhà bác học nào?

 

  • A

    Anh- Xtanh

     

  • B

    Mari Quyri

     

  • C

    Men-đê-lê-ép

     

  • D

    Men- đen

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lý thuyết tương đối của nhà bác học An- be Anh- Xtanh đã mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lý về không gian và thời gian

Câu 16 :

Tại sao năm 1920 là thời điểm đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân In-đô-nê-xia?

 

  • A

    Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập.

     

  • B

    Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời.

     

  • C

    Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi a thành lập.

     

  • D

    Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tháng 5-1920 Đảng Cộng sản In-đô-nê-xia được thành lập. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân In-đô-nê-xia. Vì đây là tổ chức cao nhất lãnh đạo phong trào công nhân ở một nước đấu tranh, chứng tỏ công nhân In-đô-nê-xia đã giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình

Câu 17 :

Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới có tác động tích cực gì đến đời sống nhân loại?

 

  • A

    Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân loại

     

  • B

    Trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại

     

  • C

    Thỏa mãn nhu cầu về vật chất cho con người

     

  • D

    Thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất, làm giàu cho các ông chủ tư bản

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người

Câu 18 :

Sự kiện nào đánh dấu nước Nga rút ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất?

 

  • A

    Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ

     

  • B

    Hòa ước Brét-li-tốp

     

  • C

    Nước Nga Xô Viết được thành lập

     

  • D

    Liên minh 14 nước đế quốc bao vây, tấn công Nga

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến giai đoạn thứ hai để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Để bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, đáp ứng nguyện vọng hòa bình của quần chúng, nhà nước Xô viết kí riêng với Đức Hòa ước Bret litốp (3-3-1918) nhượng cho Đức một phần lãnh thổ của đế quốc Nga để rút Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc.

Câu 19 :

Khối Anh- Pháp- Mĩ và khối phát xít Đức- Italia- Nhật Bản mâu thuẫn với nhau về vấn đề gì?

 

  • A

    Thị trường và thuộc địa

     

  • B

    Nhân công, nguồn nguyên liệu

     

  • C

    Ý thức hệ

     

  • D

    Trình độ phát triển không đồng đều

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khối Anh- Pháp- Mĩ và khối phát xít Đức- Italia- Nhật Bản mâu thuẫn gay gắt với nhau về vấn đề thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt

Câu 20 :

Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đối với các nước châu Âu?

 

  • A

    Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản

     

  • B

    Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản

     

  • C

    Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn

     

  • D

    Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bao gồm:

- Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

- Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội.

- Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.

- Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn rã ở khắp các nước.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 không đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản.

=> Loại trừ đáp án: B

Câu 21 :

Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

 

  • A

    Nước Pháp có ưu thế hơn hẳn so với Phổ

     

  • B

    Điều kiện không có lợi cho Pháp

     

  • C

    Đế chế thứ III đang ở Pháp đang ở giai đoạn cực thịnh

     

  • D

    Hoàng đế Pháp bị bắt làm tù bình

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh ra đời của công xã để trả lời

Lời giải chi tiết :

Năm 1870, chiến tranh Pháp- Phổ nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp. Nước Pháp chưa chuẩn bị chu đáo để tham gia chiến tranh: quân đội chưa được huấn luyện kĩ càng, thiếu sự chỉ huy thống nhất, thiếu vũ khí, trang thiết bị, ngay cả kế hoạch tác chiến cũng không có

Câu 22 :

Đâu không phải là lý do khiến cách mạng công nghiêp Anh lại bắt đầu từ công nghiệp nhẹ?

 

  • A

    Là ngành truyền thống, phát triển mạnh ở Anh

     

  • B

    Lượng vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi nhanh

     

  • C

    Thị trường tiêu thụ rộng

     

  • D

    Nước Anh không có nguồn than đá để phát triển công nghiệp nặng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của công nghiệp nhẹ ở Anh để nhận xét

Lời giải chi tiết :

Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ (dệt, len dạ) vì đây là ngành truyền thống và phát triển mạnh ở Anh; thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng.

Câu 23 :

Bản chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là

 

  • A

    cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của quân Đức.

     

  • B

    cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp.

     

  • C

    cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

     

  • D

    cuộc chính biến lật đổ Đế chế III, thiết lập nền Cộng hoà III ở Pháp.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 để đánh giá, nhận xét. 

Lời giải chi tiết :

Cuộc khởi nghĩa 18-3-1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vì

- Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản. Thành lập chính quyền của giai cấp vô sản.

- Do giai cấp vô sản lãnh đạo.

- Lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân lao động Pa-ri.

Câu 24 :

Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là gì?

 

  • A

    Hình thành các siêu đô thị

     

  • B

    Hình thành các trung tâm công nghiệp

     

  • C

    Hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia

     

  • D

    Hình thành các tổ chức độc quyền

Đáp án : D

Phương pháp giải :

So sánh tình hình kinh tế của các nước đế quốc để trả lời

Lời giải chi tiết :

Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là hình thành các công ty độc quyền khống chế, chi phối toàn bộ nền kinh tế- chính trị- xã hội của quốc gia đó

Câu 25 :

Bản chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là

 

  • A

    Cuộc cách mạng tư sản không triệt để

     

  • B

    Cuộc cách mạng công nghiệp

     

  • C

    Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

     

  • D

    Cuộc cách mạng dân chủ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung cuộc Duy tân Minh Trị để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt. Cụ thể

- Nó đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của một cuộc cách mạng tư sản là xóa bỏ những rào cản phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

- Tuy nhiên chế độ phong kiến vẫn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn (quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng; chế độ sở hữu phong kiến vấn dược duy trì)

Câu 26 :

Trong “Chính sách kinh tế mới”, nhà nước có vai trò như thế nào đối với hoạt động kinh tế đất nước?         

 

  • A

    Nắm độc quyền về mọi mặt

     

  • B

    Kiểm soát, điều tiết ở các vị trí then chốt

     

  • C

    Không có vai trò gì

     

  • D

    Nắm các ngành công nghiệp nặng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung Chính sách kinh tế mới để nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Trong Chính sách kinh tế mới, nhà nước giữ vai trò kiểm soát, điều tiết nền kinh tế nhưng vẫn để nó vận hành theo cơ chế thị trường thay vì việc nắm độc quyền về mọi mặt và quản lý theo cơ chế mệnh lệnh như trong chính sách cộng sản thời chiến.

Câu 27 :

Đâu không phải là lý do Đức chọn Ba Lan làm điểm tấn công mở màn trong Chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A

    Tạo ra thế dương đông kích tây với Anh, Pháp

     

  • B

    Ba Lan là vùng giàu khoáng sản phục vụ đắc lực cho chiến tranh

     

  • C

    Đức muốn nối liền Đông Phổ với lãnh thổ Đại Đức

     

  • D

    Do sự nhân nhượng của Anh, Pháp với Đức ở Ba Lan

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào vị trí địa lý của Ba Lan để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ Hít-le chọn Ba Lan làm điểm tấn công mở đầu cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là do:

- Hít-le muốn chiếm thành phố cảng Đăng-rích và dải đất hành lang Ba Lan để nối liền vùng Đông Phổ với lãnh thổ Đại Đức

- Ba Lan là vùng giàu khoáng sản có thể phục vụ đắc lực cho cuộc chiến tranh của Đức

- Tấn công Ba Lan Hít-le đã sử dụng thế giương đông kích tây vờ như sẽ tấn công Liên Xô sau khi chiếm được Ba Lan. Từ đó tạo ra tâm lý chủ quan cho Anh, Pháp.

=> Đáp án D: Sự nhân nhượng của Anh, Pháp với Đức ở Ba Lan không phải là nguyên nhân phát xít Đức chọn Ba Lan làm điểm tấn công mở đầu trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 28 :

Bài học kinh nghiệm quan trong nhất trong phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để lại cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau là?

 

  • A

    Phải đoàn kết với giai cấp vô sản quốc tế

     

  • B

    Phải khởi nghĩa vũ trang chống lại giới chủ

     

  • C

    Phải đoàn kết với giai cấp nông dân và các dân tộc thuộc địa

     

  • D

    Phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối chính trị đúng đắn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hạn chế của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để đánh giá

Lời giải chi tiết :

Hạn chế lớn nhất của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là chưa có một tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn. Điều này đã để lại bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở giai đoạn sau là phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

Câu 29 :

Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

 

  • A

    Khuynh hướng vô sản ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng

     

  • B

    Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng tư sản và vô sản

     

  • C

    Khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối

     

  • D

    Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của phong trào cách mạng ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á để so sánh, liên hệ. 

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là sự tồn tại song song của hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản. Đây thực chất cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo tuyệt đối phong trào đấu tranh giữa khuynh hướng tư sản và vô sản

Câu 30 :

Vì sao đế quốc Nhật mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

 

  • A

    Do Nhật Bản không xóa bỏ mà chỉ cải cách chế độ phong kiến cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước

     

  • B

    Do tầng lớp võ sĩ Samurai vẫn là lực lượng chính trị có ưu thế lớn và ảnh hưởng đến con đường phát triển ở Nhật Bản

     

  • C

    Do những tàn tích phong kiến vẫn được bảo lưu ở Nhật và chủ trương xây dựng đất nước bằng quân sự

     

  • D

    Do Nhật Bản xác định vươn lên trong thế giới tư bản bằng con đường tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phần Nhật Bản Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa để phân tích, liên hệ. 

Lời giải chi tiết :

Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt

close