Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Sự kiện nào là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?

 

  • A

    Cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh

     

  • B

    Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông

     

  • C

    Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh

     

  • D

    Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Tân Sửu

Câu 2 :

Trước sự tấn công của thù trong giặc ngoài, phái Gi-rông-đanh đã có hành động gì?

 

  • A

    Tổ chức nhân dân chống ngoại xâm, nội phản.

     

  • B

    Nhanh chóng chuẩn bị lực lượng chống ngoại xâm.

     

  • C

    Ổn định cuộc sống của nhân dân.

     

  • D

    Lo củng cố quyền lực của mình.

Câu 3 :

Đâu không phải là thách thức Nhật Bản phải đối mặt từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX?

 

  • A

    Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế

     

  • B

    Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu

     

  • C

    Giải quyết tình trạng nhập cư

     

  • D

    Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa

Câu 4 :

Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước

 

  • A

    Quân chủ lập hiến

     

  • B

    Quân chủ chuyên chế

     

  • C

    Cộng hòa tổng thống

     

  • D

    Cộng hòa đại nghị

Câu 5 :

Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916), Đức đã sử dụng chiến lược gì?

 

  • A

    Đánh nhanh thắng nhanh/ đánh chớp nhoáng

     

  • B

    Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán

     

  • C

    Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước

     

  • D

    Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng

Câu 6 :

Nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển và thành công của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?

  • A

    sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.

     

  • B

    sự giúp đỡ của các quốc gia lân cận.

     

  • C

    vai trò to lớn của nhà vua và tư sản.

     

  • D

    sự lãnh đạo thống nhất của Quốc hội.

Câu 7 :

Sự phát triển của công nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX không xuất phát từ yếu tố nào sau đây?

 

  • A

    Thị trường trong nước không ngừng mở rộng.

     

  • B

    Ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

     

  • C

    Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Á.

     

  • D

    Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 8 :

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 của nhân dân Pa-ri là

 

  • A

    Mâu thuẫn giữa nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.

     

  • B

    Thái độ đầu hàng của chính phủ tư sản lâm thời.

     

  • C

    Chống lại cuộc tiến công của quân Phổ vào Pari.

     

  • D

    Chống lại cuộc đánh úp của Chi-e vào đồi Mông -mác.

Câu 9 :

Chính phủ tư sản lâm thời sau khi thành lập đã có thái độ như thế nào về cuộc chiến tranh đế quốc của nước Nga?

  • A

    Rút nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc

  • B

    Tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc

  • C

    Thờ ơ với vấn đề chiến tranh đế quốc

  • D

    Phản đối của cuộc chiến tranh đế quốc

Câu 10 :

Trào lưu triết học ánh sáng thế kỉ XVIII có tác động như thế nào đối với sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp?

 

  • A

    Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ

     

  • B

    Phác họa mô hình của một chế độ xã hội mới

     

  • C

    Chuẩn bị về cơ sở vật chất cho sự bùng nổ của cách mạng tư sản

     

  • D

    Là ngọn cờ tập hợp lực lượng quần chúng nổi dậy đấu tranh

Câu 11 :

Sự kiện nào đã mở đường cho các nước châu Âu xâm chiếm châu Mĩ?

  • A

    Các quốc gia ở châu Mĩ suy yếu.

  • B

    Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.

  • C

    Sau khi cuộc cách mạng tư sản Bắc Mĩ thành công.

  • D

    Sau khi Hiệp ước Véc-xai được kí kết.

Câu 12 :

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

 

  • A

    Lật đổ nền thống trị của phong kiến, tư sản, đưa người lao động lên nắm chính quyền

     

  • B

    Giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga

     

  • C

    Tạo ra sự đối lập giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa

     

  • D

    Chỉ ra cho giai cấp công nhân, dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản

Câu 13 :

Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược khu vực nào trước hết?

 

  • A

    Hàn Quốc      

     

  • B

    Trung Quốc

     

  • C

    Triều Tiên   

  • D

        

    Đài Loan

Câu 14 :

Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ?

 

  • A

    Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương (10-10-1911)

     

  • B

    Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912)

     

  • C

    Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh (29-12-1911)

     

  • D

    Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911)

Câu 15 :

Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đối với các nước châu Âu?

 

  • A

    Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản

     

  • B

    Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản

     

  • C

    Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn

     

  • D

    Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

Câu 16 :

Nhân tố nào đã khiến cho nhịp độ phát triển của nền kinh tế Pháp chậm lại từ cuối thế kỉ XIX?

 

 

  • A

    Hậu quả của chiến tranh Pháp- Phổ.

  • B

    Pháp chỉ lo đầu tư khai thác thuộc địa.

     

     

  • C

    Pháp tập trung cho vay lấy lãi.

  • D

    Kinh tế Pháp phát triển không đều.

Câu 17 :

Nét nổi bật của tình hình châu Âu trong những năm 1918-1923 là

 

  • A

    Lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị

     

  • B

    Kinh tế phát triển nhanh, chính trị bất ổn

     

  • C

    Kinh tế suy sụp, chính trị ổn định

     

  • D

    Đạt được sự phát triển về mọi mặt

Câu 18 :

“Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”

Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói trên?

 

  • A

    Tính tốt xấu của những phát minh khoa học phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người

     

  • B

    Bản thân những phát minh khoa học luôn có tính hai mặt mà con người không thể chi phối

     

  • C

    Những phát minh khoa học được tạo ra chỉ có điểm tích cực

     

  • D

    Hạn chế của những phát minh khoa học là điều không tránh khỏi

Câu 19 :

Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

  • A

    Thái tử Áo – Hung bị ám sát.

  • B

    Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

     

  • C

    Tình hình căng thẳng ở bán đảo Bancăng.

     

  • D

    Anh tuyên chiến với Đức (4-8-1914).

Câu 20 :

Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã buộc phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện?

 

  • A

    Chiến dịch công phá Béclin

     

  • B

    Chiến thắng Xtalingrat

     

  • C

    Chiến dịch Cuốc-xơ

     

  • D

    Chiến dịch Bê-lô-rút-xia

Câu 21 :

Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã có sự phân hóa như thế nào?

 

  • A

    Phái cấp tiến và phái ôn hòa

     

  • B

    Phái cấp tiến và phái bạo lực

     

  • C

    Phái dân chủ và phái bạo lực

     

  • D

    Phái ôn hòa và phái bạo lực

Câu 22 :

Yếu tố nào đã tạo điều kiện cho nền khoa học Xô Viết phát triển, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học thế giới?

 

  • A

    Cơ sở nghiên cứu khoa học lớn, đội ngũ các nhà khoa học đông đảo

     

  • B

    Tiềm lực kinh tế hùng mạnh

     

  • C

    Cơ sở khoa học từ thời đế quốc Nga

     

  • D

    Mua các phát minh khoa học từ nước ngoài

Câu 23 :

Vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản

 

  • A

    Giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.

     

  • B

    Giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của thực dân Anh.

     

  • C

    Nhân dân lao động hoàn toàn được hưởng thành quả của cách mạng.

     

  • D

    Thiết lập quyền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới.

Câu 24 :

Thực dân Anh cai trị Ấn Độ dưới hình thức nào?

  • A

    Trực trị

  • B

    Tự trị

  • C

    Gián trị

  • D

    Phụ thuộc

Câu 25 :

Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

 

  • A

    Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc đàn áp phong trào

     

  • B

    Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

     

  • C

    Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

     

  • D

    Thiếu sự liên kết với quốc tế

Câu 26 :

Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng Nga 1905-1907 với cách mạng tháng Hai 1917 là

 

  • A

    Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa

     

  • B

    Do công- nông- binh lãnh đạo

     

  • C

    Đều đòi Nga hoàng thực hiện khẩu hiệu hòa bình- ruộng đất- bánh mì

     

  • D

    Đều là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Câu 27 :

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn từ ngày 1-9-1939 đến trước ngày 22-6-1941 mang tính chất

 

  • A

    xâm lược, phi nghĩa

     

     

  • B

    đế quốc, phi nghĩa

  • C

    phi nghĩa đối với các nước phát xít và chính nghĩa với các nước tư bản dân chủ

     

  • D

    đế quốc, xâm lược, phi nghĩa

Câu 28 :

Trên cơ sở phân tích những nét cơ bản của chiến tranh thế giới thứ hai, theo anh(chị) bài học quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới là gì?

 

  • A

    Phải giải hài hòa lợi ích giữa các quốc gia dân tộc

     

  • B

    Các nước trên thế giới phải có sự thống nhất về đường lối và kiên quyết đấu tranh để chống lại các thế lực hiếu chiến

     

  • C

    Phải có sự nhân nhượng phù hợp với các thế lực hiếu chiến

     

  • D

    Chấp nhận hi sinh lợi ích của dân tộc để đổi lấy hòa bình

Câu 29 :

Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là

 

  • A

    Các-ten và tơ-rớt

     

  • B

    Các-ten và Xanh-đi-ca

     

  • C

    Xanh-đi-ca và Tơ-rớt

     

  • D

    Công-xoóc-xi-om và Công-lô-mê-rat

Câu 30 :

Sự kiện nào diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động tích cực đến cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam?

 

  • A

    Cách mạng tháng Mười Nga thành công

     

  • B

    Mĩ chính thức tham chiến

     

  • C

    Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện

     

  • D

    Nước Pháp tham chiến

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Sự kiện nào là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?

 

  • A

    Cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh

     

  • B

    Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông

     

  • C

    Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh

     

  • D

    Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Tân Sửu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong những năm 1840-1842, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc của chủ nghĩa thực dân phương Tây

Câu 2 :

Trước sự tấn công của thù trong giặc ngoài, phái Gi-rông-đanh đã có hành động gì?

 

  • A

    Tổ chức nhân dân chống ngoại xâm, nội phản.

     

  • B

    Nhanh chóng chuẩn bị lực lượng chống ngoại xâm.

     

  • C

    Ổn định cuộc sống của nhân dân.

     

  • D

    Lo củng cố quyền lực của mình.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào những hoạt động của phái Gi-rông-đanh để trả lời

Lời giải chi tiết :

Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp cách mạng. Trong nước, bọn phản dồng lại nổi loạn ở vùng Văng – đê và cả miền Tây Bắc. Nạn đầu cơ tích trữ hoành hành. Giá cả tăng vọt. Đời sống nhân dân rất khốn khổ. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo tổ chức chống ngoại xâm, nội phản và ổn định cuộc sống của nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực.

Câu 3 :

Đâu không phải là thách thức Nhật Bản phải đối mặt từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX?

 

  • A

    Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế

     

  • B

    Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu

     

  • C

    Giải quyết tình trạng nhập cư

     

  • D

    Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử của Nhật Bản từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề như khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu, đặc biệt là tình trạng nông nghiệp giảm sút trầm trọng do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa do đang trong cuộc khủng hoảng thừa.

Đáp án C: tình trạng nhập cư không phải khó khăn đối với Nhật Bản từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX.

Câu 4 :

Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước

 

  • A

    Quân chủ lập hiến

     

  • B

    Quân chủ chuyên chế

     

  • C

    Cộng hòa tổng thống

     

  • D

    Cộng hòa đại nghị

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II

Câu 5 :

Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916), Đức đã sử dụng chiến lược gì?

 

  • A

    Đánh nhanh thắng nhanh/ đánh chớp nhoáng

     

  • B

    Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán

     

  • C

    Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước

     

  • D

    Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức sử dụng chiến lược chiến tranh chớp nhoáng để đánh Pháp, sau đó quay sang tấn công Nga. Ở mặt trận phía Đông, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” đã bị thất bai do thắng lợi của quân Pháp trên sông Mác-nơ và quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu.

Câu 6 :

Nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển và thành công của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?

  • A

    sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.

     

  • B

    sự giúp đỡ của các quốc gia lân cận.

     

  • C

    vai trò to lớn của nhà vua và tư sản.

     

  • D

    sự lãnh đạo thống nhất của Quốc hội.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cách mạng tư sản Anh thành công chủ yếu vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh. Tuy nhiên khi cách mạng thành công thì quyền lợi của nhân dân lao động lại không được đáp ứng

Câu 7 :

Sự phát triển của công nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX không xuất phát từ yếu tố nào sau đây?

 

  • A

    Thị trường trong nước không ngừng mở rộng.

     

  • B

    Ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

     

  • C

    Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Á.

     

  • D

    Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh phát triển của nước Mĩ để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Công nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX phát triển trong điều kiện thuận lợi như:

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

- Thị trường trong nước không ngừng mở rộng, thu hút hàng triệu nhân lực nhập cư của thế giới (nhất là từ châu Âu).

- Ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.

- Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu và hoàn cảnh hòa bình lâu dài để phát triển.

Câu 8 :

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 của nhân dân Pa-ri là

 

  • A

    Mâu thuẫn giữa nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.

     

  • B

    Thái độ đầu hàng của chính phủ tư sản lâm thời.

     

  • C

    Chống lại cuộc tiến công của quân Phổ vào Pari.

     

  • D

    Chống lại cuộc đánh úp của Chi-e vào đồi Mông -mác.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

 Ngày 18 - 3 - 1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri) - là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng gặp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân Pari. Âm mưu chiếm đồi Mông- mác thất bại. Chi-e phải cho quân chạy về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.

=> Cuộc tấn công đánh úp đồi Mông-mác của Chi-e là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871

Câu 9 :

Chính phủ tư sản lâm thời sau khi thành lập đã có thái độ như thế nào về cuộc chiến tranh đế quốc của nước Nga?

  • A

    Rút nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc

  • B

    Tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc

  • C

    Thờ ơ với vấn đề chiến tranh đế quốc

  • D

    Phản đối của cuộc chiến tranh đế quốc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Hai để trả lời

Lời giải chi tiết :

Sau khi được thành lập, chính phủ tư sản lâm thời vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc bất chấp sự phản đối của quần chúng

Câu 10 :

Trào lưu triết học ánh sáng thế kỉ XVIII có tác động như thế nào đối với sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp?

 

  • A

    Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ

     

  • B

    Phác họa mô hình của một chế độ xã hội mới

     

  • C

    Chuẩn bị về cơ sở vật chất cho sự bùng nổ của cách mạng tư sản

     

  • D

    Là ngọn cờ tập hợp lực lượng quần chúng nổi dậy đấu tranh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của trào lưu triết học ánh sáng để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Những tư tưởng của trào lưu triết học ánh sáng đã lên án mạnh mẽ sự áp bức, bóc lột của chế độ quân chủ chuyên chế, đả kích giáo hội Kitô, muốn dùng "ánh sáng" quét sách bóng tối phong kiến và "khai sáng" cho nhân dân

=> Trào lưu triết học ánh sáng thế kỉ XVIII đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ

Câu 11 :

Sự kiện nào đã mở đường cho các nước châu Âu xâm chiếm châu Mĩ?

  • A

    Các quốc gia ở châu Mĩ suy yếu.

  • B

    Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.

  • C

    Sau khi cuộc cách mạng tư sản Bắc Mĩ thành công.

  • D

    Sau khi Hiệp ước Véc-xai được kí kết.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình châu Mĩ thế kỉ XV- XVI để trả lời

Lời giải chi tiết :

Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, nhiều nước châu Âu lần lượt chiếm và chia nhau châu lục mới này làm thuộc địa

Câu 12 :

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

 

  • A

    Lật đổ nền thống trị của phong kiến, tư sản, đưa người lao động lên nắm chính quyền

     

  • B

    Giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga

     

  • C

    Tạo ra sự đối lập giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa

     

  • D

    Chỉ ra cho giai cấp công nhân, dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 1917:

-  Đối với nước Nga:

+ Lật đổ được phong kiến, tư sản. đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

+ Mở ra một trang mới trong lịch sử Nga. Một chế độ mới được thiết lập mà không còn người bóc lột người ở đó- chế độ xã hội chủ nghĩa

+ Giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, mang lại cho họ quyền tự quyết

- Đối với thế giới:

+ Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản, làm cho nó không còn là hệ thống hoàn chỉnh. Sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên đã tạo ra sự đối lập giữa 1 chế độ xã hội với 1 hệ thống xã hội

- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc. 

=> Loại trừ đáp án: C

Câu 13 :

Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược khu vực nào trước hết?

 

  • A

    Hàn Quốc      

     

  • B

    Trung Quốc

     

  • C

    Triều Tiên   

  • D

        

    Đài Loan

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Năm 1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa

Câu 14 :

Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ?

 

  • A

    Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương (10-10-1911)

     

  • B

    Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912)

     

  • C

    Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh (29-12-1911)

     

  • D

    Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, châm ngòi cho một cuộc cách mạng – Cách mạng Tân Hợi (1911)

Câu 15 :

Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đối với các nước châu Âu?

 

  • A

    Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản

     

  • B

    Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản

     

  • C

    Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn

     

  • D

    Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bao gồm:

- Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

- Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội.

- Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.

- Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn rã ở khắp các nước.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 không đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản.

=> Loại trừ đáp án: B

Câu 16 :

Nhân tố nào đã khiến cho nhịp độ phát triển của nền kinh tế Pháp chậm lại từ cuối thế kỉ XIX?

 

 

  • A

    Hậu quả của chiến tranh Pháp- Phổ.

  • B

    Pháp chỉ lo đầu tư khai thác thuộc địa.

     

     

  • C

    Pháp tập trung cho vay lấy lãi.

  • D

    Kinh tế Pháp phát triển không đều.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh Pháp cuối thế kỉ XIX để trả lời

Lời giải chi tiết :

Do hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ  (1870-1871), nhịp độ phát triển công nghiệp Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ 2 thế giới đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống hàng thứ 4

Câu 17 :

Nét nổi bật của tình hình châu Âu trong những năm 1918-1923 là

 

  • A

    Lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị

     

  • B

    Kinh tế phát triển nhanh, chính trị bất ổn

     

  • C

    Kinh tế suy sụp, chính trị ổn định

     

  • D

    Đạt được sự phát triển về mọi mặt

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong những năm 1918-1923, các nước châu Âu đều lâm vào rơi vào tình trạng suy sụp về kinh tế, chính trị bất ổn do phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động dâng cao

Câu 18 :

“Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”

Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói trên?

 

  • A

    Tính tốt xấu của những phát minh khoa học phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người

     

  • B

    Bản thân những phát minh khoa học luôn có tính hai mặt mà con người không thể chi phối

     

  • C

    Những phát minh khoa học được tạo ra chỉ có điểm tích cực

     

  • D

    Hạn chế của những phát minh khoa học là điều không tránh khỏi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân tích câu nói và những thành tựu khoa học đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Bản thân những phát minh khoa học luôn có tính hai mặt tốt- xấu. Tuy nhiên tính tốt- xấu đó phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người. Nếu con người sử dụng nó vào những mục đích tốt sẽ mang lại kết quả tốt và ngược lại.

Câu 19 :

Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

  • A

    Thái tử Áo – Hung bị ám sát.

  • B

    Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

     

  • C

    Tình hình căng thẳng ở bán đảo Bancăng.

     

  • D

    Anh tuyên chiến với Đức (4-8-1914).

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngày 28-6-1914, thái tử Áo- Hung bị một phần tử Xéc-bi (đồng minh của Anh) ám sát tại Bô-xni-a. Sự kiện này chính là duyên cớ trực tiếp châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 20 :

Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã buộc phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện?

 

  • A

    Chiến dịch công phá Béclin

     

  • B

    Chiến thắng Xtalingrat

     

  • C

    Chiến dịch Cuốc-xơ

     

  • D

    Chiến dịch Bê-lô-rút-xia

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin, đêm mồng 8 rạng sáng 9-5-1945 phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn toàn của phát xít Italia và Đức

Câu 21 :

Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã có sự phân hóa như thế nào?

 

  • A

    Phái cấp tiến và phái ôn hòa

     

  • B

    Phái cấp tiến và phái bạo lực

     

  • C

    Phái dân chủ và phái bạo lực

     

  • D

    Phái ôn hòa và phái bạo lực

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã phân hóa thành 2 phái: phái Cấp tiến (kiên quyết chống Anh) và phái Ôn hòa (chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách)

Câu 22 :

Yếu tố nào đã tạo điều kiện cho nền khoa học Xô Viết phát triển, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học thế giới?

 

  • A

    Cơ sở nghiên cứu khoa học lớn, đội ngũ các nhà khoa học đông đảo

     

  • B

    Tiềm lực kinh tế hùng mạnh

     

  • C

    Cơ sở khoa học từ thời đế quốc Nga

     

  • D

    Mua các phát minh khoa học từ nước ngoài

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình nước Liên Xô từ những năm 20 của thế kỉ XX để trả lời

Lời giải chi tiết :

Với những cơ sở nghiên cứu khoa học rộng lớn được trang bị đầy đủ, đội ngũ các nhà khoa học đông đảo đã tạo điều kiện để nền khoa học Xô viết đạt được những thành tựu rực rỡ và chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học thế giới

Câu 23 :

Vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản

 

  • A

    Giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.

     

  • B

    Giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của thực dân Anh.

     

  • C

    Nhân dân lao động hoàn toàn được hưởng thành quả của cách mạng.

     

  • D

    Thiết lập quyền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kết quả, ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã lật đổ được nền thống trị của thực dân Anh, thiết lập nền cộng hòa tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ. 

=> Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản. 

Câu 24 :

Thực dân Anh cai trị Ấn Độ dưới hình thức nào?

  • A

    Trực trị

  • B

    Tự trị

  • C

    Gián trị

  • D

    Phụ thuộc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào chính sách cai trị của thực dân Anh để nhận xét

Lời giải chi tiết :

Sau cuộc khởi nghĩa 1857, toàn bộ quyền kiểm soát Ấn Độ đã chuyển từ tay công ty Đông Ấn Anh sang Chính phủ Anh. Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ, đứng đầu là phó vương. Đó là chế độ cai trị trực trị

Câu 25 :

Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

 

  • A

    Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc đàn áp phong trào

     

  • B

    Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

     

  • C

    Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

     

  • D

    Thiếu sự liên kết với quốc tế

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân chung dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:

- Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc để đàn áp phong trào

- Vũ khí thô sơ trong khi các nước đế quốc lại được trang bị các loại vũ khí hiện đại, quân đội thiện chiến

- Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu

- Các phong trào chỉ phát triển trong một lực lượng xã hội nhất định mà không trở thành một phong trào dân tộc rộng lớn, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia

Câu 26 :

Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng Nga 1905-1907 với cách mạng tháng Hai 1917 là

 

  • A

    Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa

     

  • B

    Do công- nông- binh lãnh đạo

     

  • C

    Đều đòi Nga hoàng thực hiện khẩu hiệu hòa bình- ruộng đất- bánh mì

     

  • D

    Đều là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Đáp án : D

Phương pháp giải :

So sánh hai cuộc cách mạng để trả lời

Lời giải chi tiết :

Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là một cuộc cách mạng thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản nhưng do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng Nga 1905-1907 và cách mạng tháng Hai đều là những cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì: đều do giai cấp vô sản - đại diện là Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo nhằm lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hòa và có xu hướng phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 27 :

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn từ ngày 1-9-1939 đến trước ngày 22-6-1941 mang tính chất

 

  • A

    xâm lược, phi nghĩa

     

     

  • B

    đế quốc, phi nghĩa

  • C

    phi nghĩa đối với các nước phát xít và chính nghĩa với các nước tư bản dân chủ

     

  • D

    đế quốc, xâm lược, phi nghĩa

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào mục đích chiến tranh và lực lượng tham chiến để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Trong giai đoạn từ ngày 1-9-1939 đến trước ngày 22-6-1941, chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa. Vì nó có sự tham gia của các nước đế quốc với mục đích tranh giành, cướp đoạt hệ thống thuộc địa của nhau

Câu 28 :

Trên cơ sở phân tích những nét cơ bản của chiến tranh thế giới thứ hai, theo anh(chị) bài học quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới là gì?

 

  • A

    Phải giải hài hòa lợi ích giữa các quốc gia dân tộc

     

  • B

    Các nước trên thế giới phải có sự thống nhất về đường lối và kiên quyết đấu tranh để chống lại các thế lực hiếu chiến

     

  • C

    Phải có sự nhân nhượng phù hợp với các thế lực hiếu chiến

     

  • D

    Chấp nhận hi sinh lợi ích của dân tộc để đổi lấy hòa bình

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào con đường dẫn đến chiến tranh để rút ra bài học

Lời giải chi tiết :

- Chiến tranh thế giới thứ hai không thể ngăn chặn được do sự thiếu thống nhất trong đường lối đấu tranh chống phát xít của Liên Xô và các nước tư bản dân chủ (Anh, Pháp, Mĩ)

- Mặt trận đồng minh chống phát xít ra đời đã tập hợp, đoàn kết các lực lượng hòa bình, dân chủ trên toàn thế giới chống phát xít, làm nên thắng lợi của cuộc chiến tranh

=> Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra cho nhân loại trong công cuộc bảo vệ hòa bình an ninh thế giới là các nước trên thế giới phải có sự thống nhất về đường lối và kiên quyết đấu tranh để chống lại các thế lực hiếu chiến

Câu 29 :

Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là

 

  • A

    Các-ten và tơ-rớt

     

  • B

    Các-ten và Xanh-đi-ca

     

  • C

    Xanh-đi-ca và Tơ-rớt

     

  • D

    Công-xoóc-xi-om và Công-lô-mê-rat

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là Xanh-đi-ca và Tơ-rớt-

- Xanh-đi-ca: tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản độc lập về pháp lí nhưng không độc lập về thương mại mà có một ban quản trị chung quản lý việc tiêu thụ sản phẩm.

- Tơ-rớt là hình thức liên kết trong đó các thành viên tham gia hoàn toàn mất tính độc lập, họ chỉ là những công ty cổ phần. Quá trình sản xuất và lưu thông tập trung vào ban điều hành chung. Tơ-rớt có quy môn lớn hơn Các-ten và Xanh-đi-ca.

Câu 30 :

Sự kiện nào diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động tích cực đến cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam?

 

  • A

    Cách mạng tháng Mười Nga thành công

     

  • B

    Mĩ chính thức tham chiến

     

  • C

    Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện

     

  • D

    Nước Pháp tham chiến

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến chiến tranh thế giới thứ nhất để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nó mở ra một con đường cứu nước mới cho Việt Nam. Vì cách mạng tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản mà còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vì nó đã giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi ách thống trị của đế quốc Nga

close