Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam không bao gồm thành phần nào dưới đây?

 

  • A

    Học sinh, sinh viên.

     

  • B

    Tiểu thương, địa chủ.

     

  • C

    Nhà báo, nhà giáo.

     

  • D

    Chủ các hãng buôn.

Câu 2 :

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

 

  • A

    Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân

     

  • B

    Phái chủ hòa chiếm ưu thế trong triều đình

     

  • C

    Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù

     

  • D

    Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài

Câu 3 :

Nội dung nào sau đây không thuộc hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục?

 

  • A

    Mở trường học

     

  • B

    Tổ chức các buổi bình văn

     

  • C

    Xuất bản xuất báo

     

  • D

    Mở rộng buôn bán để chuẩn bị thực lực

Câu 4 :

Đâu không phải là lý do khiến Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

  • A

    Do nhân dân Nam Kì không có tinh thần đấu tranh

  • B

    Do người Pháp đã bình định được Nam Kì từ rất sớm

  • C

    Do nhân dân Nam Kì không chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng trung quân ái quốc

  • D

    Tính cố kết cộng đồng ở Nam Kì không cao như những khu vực còn lại 

Câu 5 :

Đâu không phải lý do trong năm 1859 thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định?

 

  • A

    Cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn

     

  • B

    Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công

     

  • C

    Tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.

     

  • D

    Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng

Câu 6 :

Nét nổi bật của phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn 1884-1892 là

 

  • A

    Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm

     

  • B

    Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở

     

  • C

    Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp

     

  • D

    Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh

Câu 7 :

Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

 

  • A

    Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện

     

  • B

    Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển

     

  • C

    Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng

     

  • D

    Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

Câu 8 :

Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

 

  • A

    Pháp      

     

  • B

    Trung Quốc

     

  • C

    Nhật Bản       

     

  • D

    Liên Xô

Câu 9 :

Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?

 

  • A

    Là một nước phụ thuộc vào thực dân Pháp

     

  • B

    Là một nước thuộc địa

     

  • C

    Là một nước thuộc địa nửa phong kiến

     

  • D

    Là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến

Câu 10 :

Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là

 

  • A

    một quốc gia độc lập, có chủ quyền

     

  • B

    một vùng tự trị của Trung Hoa

     

  • C

    một quốc gia tự do

     

  • D

    một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa

Câu 11 :

Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

 

  • A

    Khởi nghĩa Hương Khê

     

  • B

    Khởi nghĩa Yên Thế

     

  • C

    Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà

     

  • D

    Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

Câu 12 :

Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

 

  • A

    Cuộc sống nhân dân đói khổ.

     

  • B

    Nền kinh tế đất nước kiệt quệ.

     

  • C

    Các đề nghị cải cách được triển khai.

     

  • D

    Giặc cướp nổi lên khắp nơi.

Câu 13 :

Hiệp ước nào đánh dấu triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp?

 

  • A

    Hiệp ước Nhâm Tuất.

     

  • B

    Hiệp ước Giáp Tuất.

     

  • C

    Hiệp ước Hác măng.

     

  • D

    Hiệp ước Patơnốt.

Câu 14 :

Ai đã lãnh đạo quân đội triều đình chống lại cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Hà Nội lần thứ nhất?

 

  • A

    Phan Thanh Giản

     

  • B

    Nguyễn Tri Phương.

     

  • C

    Hoàng Tá Viêm.

     

  • D

    Lưu Vĩnh Phúc.

Câu 15 :

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo?

 

  • A

    Cao Điền và Tống Duy Tân

     

  • B

    Tống Duy Tân và Cao Thắng

     

  • C

    Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám

     

  • D

    Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 16 :

Tầng lớp tư sản Việt Nam có nguồn gốc từ

 

  • A

    một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.

     

  • B

    một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.

     

  • C

    một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.

     

  • D

    từ Pháp du nhập vào Việt Nam.

Câu 17 :

Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng các dựa vào

 

  • A

    Nga

     

  • B

    Nhật Bản

     

  • C

    Pháp

     

  • D

Câu 18 :

Vì sao thực dân Pháp lại mở rộng hệ thống giáo dục ở Việt Nam?

 

  • A

    Phục vụ nhu cầu học tập của con em quan chức và đào tạo công chức bản xứ

     

  • B

    Giúp Việt Nam khai hóa văn minh

     

  • C

    Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân Việt Nam

     

  • D

    Tạo ra lực lượng lao động lớn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại

Câu 19 :

“Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”

(SGK lịch sử 8, trang 121)

Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta sau khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

  • A

    Kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng.

     

  • B

    Kết hợp với triều đình chống đế quốc.

     

  • C

    Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua.

     

  • D

    Kết hợp chống đế quốc và thực dân.

Câu 20 :

Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?

 

  • A

    Đề Nắm     

     

  • B

    Đề Thám

     

  • C

    Đề Sặt       

     

  • D

    Đề Nguyên

Câu 21 :

Theo sự phân chia của người Pháp, xứ Bắc Kì theo chế độ cai trị nào?

 

  • A

    Nửa bảo hộ

     

  • B

    Bảo hộ

     

  • C

    Thuộc địa

     

  • D

    Tự trị

Câu 22 :

Theo anh (chị) có phải triều đình Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp ngay từ đầu hay không? Vì sao?

 

  • A

    Có. Vì triều đinh đã chủ động kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất

     

  • B

    Có. Vì triều đình đã thực hiện thủ hiểm, bỏ qua cơ hội kháng chiến chống Pháp

     

  • C

    Không. Vì triều đình đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược

     

  • D

    Không. Vì nhà Nguyễn chú ý phòng thủ đất nước khiến Pháp không dễ dàng chiếm được Nam Kì

Câu 23 :

Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là

 

  • A

    phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến

     

  • B

    phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

     

  • C

    phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

     

  • D

    phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân

Câu 24 :

Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế là

 

  • A

    Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản

     

  • B

    Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân

     

  • C

    Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến

     

  • D

    Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Câu 25 :

Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

 

  • A

    Kinh tế tư bản chủ nghĩa

     

  • B

    Kinh tế phong kiến

     

  • C

    Kinh tế nông nghiệp thuần túy

     

  • D

    Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân

Câu 26 :

Sự chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam thời kì này?

 

  • A

    Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

     

  • B

    Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển

     

  • C

    Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại

     

  • D

    Tạo cơ sở bên trong cho sự bùng nổ của một khuynh hướng đấu tranh mới

Câu 27 :

Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là

 

  • A

    đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

     

  • B

    đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.

     

  • C

    đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.

     

  • D

    đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Câu 28 :

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”.

(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)

Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

  • A

    Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

     

  • B

    Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời

     

  • C

    Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

     

  • D

    Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

Câu 29 :

Nội dung nào không phải nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

 

  • A

    Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương

     

  • B

    Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi

     

  • C

    Phương thức tác chiến linh hoạt

     

  • D

    Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp

Câu 30 :

Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?

 

  • A

    Phải tiến hành đoàn kết quốc tế

     

  • B

    Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước

     

  • C

    Phải dựa vào sức mình là chính; bản chất đế quốc là giống nhau.

     

  • D

    Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam không bao gồm thành phần nào dưới đây?

 

  • A

    Học sinh, sinh viên.

     

  • B

    Tiểu thương, địa chủ.

     

  • C

    Nhà báo, nhà giáo.

     

  • D

    Chủ các hãng buôn.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tầng lớp tiểu tư sản đã ra đời. Thành phần của họ khá phức tạp, gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công, các công chức như nhà báo, nhà giáo…, học sinh, sinh viên

Câu 2 :

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

 

  • A

    Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân

     

  • B

    Phái chủ hòa chiếm ưu thế trong triều đình

     

  • C

    Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù

     

  • D

    Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào thái độ của triều đình Nguyễn khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chủ yếu khiến Triều đình Nguyễn chấp nhận kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là do sai lầm trong nhận thức về kẻ thù. Ban đầu, triều đình Nguyễn đứng đầu là vua Tự Đức chỉ nghĩ rằng người Pháp đến Việt Nam chỉ để đòi những quyền lợi buôn bán nên chấp nhận đàm phán nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, chứ chưa nhận thức được dã tâm xâm lược của chúng.

Câu 3 :

Nội dung nào sau đây không thuộc hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục?

 

  • A

    Mở trường học

     

  • B

    Tổ chức các buổi bình văn

     

  • C

    Xuất bản xuất báo

     

  • D

    Mở rộng buôn bán để chuẩn bị thực lực

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tháng 3-1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành mở một trường trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. Bên cạnh việc mở rộng hệ thống trường học, Đông Kinh nghĩa thục còn tổ chức các buổi bình văn, xuất bản sách báo. Các hoạt động này nhằm bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dụng học tập và nếp sống mới.

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 4 :

Đâu không phải là lý do khiến Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

  • A

    Do nhân dân Nam Kì không có tinh thần đấu tranh

  • B

    Do người Pháp đã bình định được Nam Kì từ rất sớm

  • C

    Do nhân dân Nam Kì không chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng trung quân ái quốc

  • D

    Tính cố kết cộng đồng ở Nam Kì không cao như những khu vực còn lại 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm kinh tế- chính trị- văn hóa ở Nam Kì để trả lời

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương là do:

- Đất Nam Kì từ năm 1862 đã bị người Pháp chiếm đóng, bình định.

- Người dân Nam Kì ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng trung quân ái quốc

- Dân Nam Kì chủ yếu là dân di cư, điều kiện sinh sống tương đối thuận lợi nên tính cố kết cộng đồng làng xã thấp hơn so với Bắc và Trung Kì

Câu 5 :

Đâu không phải lý do trong năm 1859 thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định?

 

  • A

    Cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn

     

  • B

    Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công

     

  • C

    Tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.

     

  • D

    Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào vị trí địa lý của Gia Định để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ thực dân Pháp lại chọn đánh vào Gia Định thay cho đánh ra Bắc Kì đầu năm 1859 là do:

- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.

- Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.

- Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.

- Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.

- “Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.

=> Loại trừ đáp án D: Nhân dân Việt Nam từ khi Pháp tiến vào xâm lược đều chiến tranh với tinh thần hi sinh quên mình để bảo vệ độc lập tự do cho tổ quốc. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên Pháp tấn công vào Gia Định nên cũng chưa thể hiểu khẳng định tinh thần đấu tranh của nhân dân Gia Định không mạnh hay yếu hơn so với Đà Nẵng.

Câu 6 :

Nét nổi bật của phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn 1884-1892 là

 

  • A

    Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm

     

  • B

    Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở

     

  • C

    Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp

     

  • D

    Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Từ năm 1884 đến 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm. Sau khi Đề Nắm mất, Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào (đáp án A)

- Từ năm 1893 đến 1908: thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở (Đáp án B, D)

- Từ năm 1909 đến 1913: Pháp tập trung lực lượng tổ chức tấn công lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân ngày càng hao mòn. Đầu năm 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã (Đáp án C)

Câu 7 :

Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

 

  • A

    Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện

     

  • B

    Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển

     

  • C

    Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng

     

  • D

    Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược Nam Kì thì nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Câu 8 :

Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

 

  • A

    Pháp      

     

  • B

    Trung Quốc

     

  • C

    Nhật Bản       

     

  • D

    Liên Xô

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành để trả lời

Lời giải chi tiết :

Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là Pháp.

Câu 9 :

Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?

 

  • A

    Là một nước phụ thuộc vào thực dân Pháp

     

  • B

    Là một nước thuộc địa

     

  • C

    Là một nước thuộc địa nửa phong kiến

     

  • D

    Là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm xã hội Việt Nam sau hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884) để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Mọi vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Việt Nam đều do Pháp nắm. Triều đình Huế vẫn còn tồn tại nhưng chỉ là bù nhìn.

Câu 10 :

Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là

 

  • A

    một quốc gia độc lập, có chủ quyền

     

  • B

    một vùng tự trị của Trung Hoa

     

  • C

    một quốc gia tự do

     

  • D

    một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX để trả lời

Lời giải chi tiết :

Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là môt quốc gia độc lập, có chủ quyền

Câu 11 :

Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

 

  • A

    Khởi nghĩa Hương Khê

     

  • B

    Khởi nghĩa Yên Thế

     

  • C

    Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà

     

  • D

    Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa vũ trang kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX từ năm 1884 đến năm 1913.

Câu 12 :

Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

 

  • A

    Cuộc sống nhân dân đói khổ.

     

  • B

    Nền kinh tế đất nước kiệt quệ.

     

  • C

    Các đề nghị cải cách được triển khai.

     

  • D

    Giặc cướp nổi lên khắp nơi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874) mang những nét nổi bật sau đây:

- Kinh tế: ngày càng kiệt quệ.

- Xã hội: nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi

- Chính trị: các đều nghị cải cách duy tân bị khước từ, có lúc phải triều đình phải cầu cứu cả quân Pháp và quân Thanh.

=> Tình hình rối loạn cực độ.

=> Loại trừ đáp án: C

Câu 13 :

Hiệp ước nào đánh dấu triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp?

 

  • A

    Hiệp ước Nhâm Tuất.

     

  • B

    Hiệp ước Giáp Tuất.

     

  • C

    Hiệp ước Hác măng.

     

  • D

    Hiệp ước Patơnốt.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngày 15-3-1874, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất. Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Câu 14 :

Ai đã lãnh đạo quân đội triều đình chống lại cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Hà Nội lần thứ nhất?

 

  • A

    Phan Thanh Giản

     

  • B

    Nguyễn Tri Phương.

     

  • C

    Hoàng Tá Viêm.

     

  • D

    Lưu Vĩnh Phúc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc chiến đấu chống của quân triều đình trong cuộc tấn công Bắc Kì lần thứ nhất của Pháp để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Khi quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại.

Câu 15 :

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo?

 

  • A

    Cao Điền và Tống Duy Tân

     

  • B

    Tống Duy Tân và Cao Thắng

     

  • C

    Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám

     

  • D

    Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 16 :

Tầng lớp tư sản Việt Nam có nguồn gốc từ

 

  • A

    một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.

     

  • B

    một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.

     

  • C

    một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.

     

  • D

    từ Pháp du nhập vào Việt Nam.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản Việt Nam xuất phát từ một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp. Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cần có những người làm trung gian, đại lý tiêu thụ hoặc thu mua hàng hóa, cung ứng nguyên vật liệu. Nhờ buôn bán họ trở tên giàu có. Đó chính là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam

Câu 17 :

Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng các dựa vào

 

  • A

    Nga

     

  • B

    Nhật Bản

     

  • C

    Pháp

     

  • D

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhật Bản được xem là nước cùng màu da, cùng văn hóa Hán học, lại đi theo con đường tư bản châu Âu, đã giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga nên Phan Bội Châu tin tưởng có thể nhờ cậy được.

Câu 18 :

Vì sao thực dân Pháp lại mở rộng hệ thống giáo dục ở Việt Nam?

 

  • A

    Phục vụ nhu cầu học tập của con em quan chức và đào tạo công chức bản xứ

     

  • B

    Giúp Việt Nam khai hóa văn minh

     

  • C

    Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân Việt Nam

     

  • D

    Tạo ra lực lượng lao động lớn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào chính sách văn hóa - giáo dục để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Do nhu cầu học tập của con em các quan chức thực dân và cũng để tạo ra một lớp người bản xứ phục vụ công việc cai trị, chính quyền Pháp ở Đông Dương bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế

Câu 19 :

“Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”

(SGK lịch sử 8, trang 121)

Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta sau khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

  • A

    Kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng.

     

  • B

    Kết hợp với triều đình chống đế quốc.

     

  • C

    Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua.

     

  • D

    Kết hợp chống đế quốc và thực dân.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc đấu tranh nhân dân sau hiệp ước 1874 để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Từ năm 1867, nhân dân ta đã “quyết đánh cả triều lẫn Tây” – bắt đầu kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng. Đến sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), nhiệm vụ này vẫn được tiếp tục thực hiện, tiêu biểu là trong khẩu hiệu đấu tranh của Trần Tấn, Đặng Như Mai.

Câu 20 :

Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?

 

  • A

    Đề Nắm     

     

  • B

    Đề Thám

     

  • C

    Đề Sặt       

     

  • D

    Đề Nguyên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau khi Đề Nắm bị sát hại, từ năm 1893 đến năm 1913, Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) đã lên thay thế và trở thành lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế

Câu 21 :

Theo sự phân chia của người Pháp, xứ Bắc Kì theo chế độ cai trị nào?

 

  • A

    Nửa bảo hộ

     

  • B

    Bảo hộ

     

  • C

    Thuộc địa

     

  • D

    Tự trị

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau:

- Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ

- Trung Kì theo chế độ bảo hộ

- Nam Kì theo chế độ thuộc địa

Câu 22 :

Theo anh (chị) có phải triều đình Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp ngay từ đầu hay không? Vì sao?

 

  • A

    Có. Vì triều đinh đã chủ động kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất

     

  • B

    Có. Vì triều đình đã thực hiện thủ hiểm, bỏ qua cơ hội kháng chiến chống Pháp

     

  • C

    Không. Vì triều đình đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược

     

  • D

    Không. Vì nhà Nguyễn chú ý phòng thủ đất nước khiến Pháp không dễ dàng chiếm được Nam Kì

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến từ 1858- 1873 để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, triều đình Nguyễn đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chứ không hề đầu hàng giặc:

- Ở mặt trận Đà Nẵng, triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy đã bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp

- Ở mặt trận Gia Định, khi quân Pháp tấn công, quân triều đình vẫn kiên quyết tổ chức tấn công. Kể cả hành động thủ hiểm ở đại đồn Chí Hòa cũng không phải là hành động đầu hàng. Vì đại đồn Chí Hòa được xây dựng theo tư duy quân sự phong kiến để phòng thủ trước cuộc tấn công của kẻ thù

- Phải đến hiệp ước Nhâm Tuất (1862) mới bắt đầu đánh dấu quá trình đầu hàng từng bước của nhà Nguyễn trước thực dân Pháp

Câu 23 :

Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là

 

  • A

    phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến

     

  • B

    phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

     

  • C

    phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

     

  • D

    phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của phong trào Cần Vương để phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Xét tính chất của phong trào Cần Vương dựa trên các tiêu chí sau:

- Nguyên nhân bùng nổ: nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương là do mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt

- Mục tiêu: hướng tới xây dựng một nhà nước phong kiến với vua hiền tôi giỏi

- Lãnh đạo: trong giai đoạn thứ nhất, phong trào đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Tuy nhiên sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào không những không bị dập tắt mà còn phát triển, quy tụ lại thành các cuộc khởi nghĩa lớn, trình độ tổ chức cao. Như vậy Cần Vương chỉ là cái cớ, ngọn cờ để tập hợp lực lượng đấu tranh

- Lực lượng tham gia: các văn thân, sĩ phu phong kiến và đông đảo quần chúng nhân dân.

=> Phong trào Cần Vương là một phong trào yêu nước đứng trên lập phong kiến.

Câu 24 :

Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế là

 

  • A

    Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản

     

  • B

    Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân

     

  • C

    Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến

     

  • D

    Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào mục tiêu đấu tranh của phong trào để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế nổ ra với nhiệm vụ mục tiêu là: đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng do những người nông dân tiến hành

=> Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh mang tính tự phát của nông dân

Câu 25 :

Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

 

  • A

    Kinh tế tư bản chủ nghĩa

     

  • B

    Kinh tế phong kiến

     

  • C

    Kinh tế nông nghiệp thuần túy

     

  • D

    Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm kinh tế Việt Nam sau cuộc Khai thác thuộc địa lần thứ nhất để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã du nhập không hoàn toàn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (tiếp tục duy trì phương thức sản xuất phong kiến, hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng) làm cho tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi từ nền kinh tế phong kiến sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân.

Câu 26 :

Sự chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam thời kì này?

 

  • A

    Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

     

  • B

    Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển

     

  • C

    Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại

     

  • D

    Tạo cơ sở bên trong cho sự bùng nổ của một khuynh hướng đấu tranh mới

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tác động của sự chuyển biến kinh tế - xã hội đầu thế kỉ XX để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản được du nhập làm cho cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Đặc biệt nhất là sự ra đời của các giai cấp tầng lớp mới. Đây chính là cơ sở bên trong, mảnh đất màu mỡ để tư tưởng dân chủ tư sản có thể du nhập vào và làm bùng lên một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng này ở Việt Nam

Câu 27 :

Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là

 

  • A

    đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

     

  • B

    đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.

     

  • C

    đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.

     

  • D

    đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX để so sánh

Lời giải chi tiết :

- Nguyễn Ái Quốc đã hướng sang phương Tây để tìm kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Phan Bội Châu lại hướng sang phương Đông với tấm gương Nhật Bản - một nước đồng chủ, đồng văn với Việt Nam để cầu viện.

Câu 28 :

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”.

(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)

Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

  • A

    Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

     

  • B

    Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời

     

  • C

    Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

     

  • D

    Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ những hiểu biết của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết :

Những câu thơ trên nằm trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên, nhắc đến sự kiện ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

Câu 29 :

Nội dung nào không phải nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

 

  • A

    Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương

     

  • B

    Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi

     

  • C

    Phương thức tác chiến linh hoạt

     

  • D

    Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh lịch sử và đặc điểm của phong trào để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ phong trào nông dân Yên Thế có thể diễn ra trong hơn 30 năm, dài hơn hẳn các cuộc khởi nghĩa cùng thời là do:

- Cùng thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn có các cuộc đấu tranh chống Pháp khác như phong trào Cần Vương, hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nên thực dân Pháp khó có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp

- Phong trào diễn ra trên một địa bàn có vị trí địa lý thuận lợi- vùng trung du, miền núi phía BắC. Nơi đây có những cánh rừng rậm rạp có thể che chở cho nghĩa quân và cơ động di chuyển sang các vùng khác một cách dễ dàng

- Phương thức tác chiến linh hoạt, sử dụng lối đánh du kích, đặc biệt là biết khai thác thời gian hòa hoãn để củng cố phát triển lực lượng

- Ngoài ra còn có vai trò của giai cấp lãnh đạo - tiêu biểu là Đề Thám, sự đoàn kết giữa những người nông dân ở các vùng…

=> Đáp án D: là đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê, thuộc phong trào Cần Vương.

Câu 30 :

Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?

 

  • A

    Phải tiến hành đoàn kết quốc tế

     

  • B

    Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước

     

  • C

    Phải dựa vào sức mình là chính; bản chất đế quốc là giống nhau.

     

  • D

    Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến, kết quả của phong trào Đông Du để phân tích đánh giá

Lời giải chi tiết :

Với phong trào Đông Du (1905-1908), Phan Bội Châu hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ của Nhật Bản trong vấn đề đào tạo nhân lực chuẩn bị cho cuộc bạo động vũ trang. Tuy nhiên thực dân Pháp đã câu kết với Nhật trục xuất những người yêu nước Việt Nam. Phong trào Đông Du kết thúc

=> Bài học kinh nghiệm:

- Muốn giải phóng các dân tộc phải dựa vào sức mình là chính

- Các nước đế quốc luôn có xu hướng bắt tay, thỏa hiệp với nhau vì họ có chung bản chất và mục đích

close