Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 :

Trận đánh nào đã tạo ra cơ hội để triều đình Huế phản công trong lần thứ nhất thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì?

 

  • A

    Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội

     

  • B

    Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội)

     

  • C

    Trận phục kích ở Cầu Giấy (Hà Nội)

     

  • D

    Trận phục kích của ở cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa)

Câu 2 :

Vị tướng chỉ huy quân Pháp tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai (1883) là ai?

  • A

    Gácniê

  • B

    Bôlaéc

  • C

    Rivie

  • D

    Rơve

Câu 3 :

Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong tình trạng như thế nào?

 

  • A

    hình thành và hoàn thiện mô hình bước đầu.

     

  • B

    đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.

     

  • C

    được củng cố vững chắc và phát triển hưng thịnh.

     

  • D

    một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình trong lòng xã hội phong kiến.

Câu 4 :

Theo sự phân chia của người Pháp, xứ Bắc Kì theo chế độ cai trị nào?

 

  • A

    Nửa bảo hộ

     

  • B

    Bảo hộ

     

  • C

    Thuộc địa

     

  • D

    Tự trị

Câu 5 :

“Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”

(SGK lịch sử 8, trang 121)

Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta sau khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

  • A

    Kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng.

     

  • B

    Kết hợp với triều đình chống đế quốc.

     

  • C

    Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua.

     

  • D

    Kết hợp chống đế quốc và thực dân.

Câu 6 :

Nét nổi bật của phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn 1884-1892 là

 

  • A

    Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm

     

  • B

    Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở

     

  • C

    Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp

     

  • D

    Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh

Câu 7 :

Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

 

  • A

    Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam

     

  • B

    Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ

     

  • C

    Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản

     

  • D

    Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc

Câu 8 :

Những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước không xuất phát từ lí do nào sau đây?

 

  • A

    Nhật Bản “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam

     

  • B

    Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh

     

  • C

    Ảnh hưởng của thuyết Đại Đông Á

     

  • D

    Thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)

Câu 9 :

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

 

  • A

    Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân

     

  • B

    Phái chủ hòa chiếm ưu thế trong triều đình

     

  • C

    Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù

     

  • D

    Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài

Câu 10 :

Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

 

  • A

    Quan lại, sĩ phu yêu nước

     

  • B

    Nông dân

     

  • C

    Bình dân thành thị

     

  • D

    Tư sản

Câu 11 :

Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

 

  • A

    Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

     

  • B

    Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

     

  • C

    Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam

     

  • D

    Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai

Câu 12 :

Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

  • A

    Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự

     

  • B

    Bóc lột để làm giàu cho chính quốc

     

  • C

    Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp

     

  • D

    Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 13 :

Nhân tố nào dẫn đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

 

  • A

    Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

     

  • B

    Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

     

  • C

    Thực dân Pháp hoàn thành quá trình bình định Việt Nam

     

  • D

    Tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam

Câu 14 :

Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

 

  • A

    Thời gian diễn ra dài nhất

     

  • B

    Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất

     

  • C

    Trình độ tổ chức tiến bộ nhất

     

  • D

    Lãnh đạo tiên tiến nhất

Câu 15 :

Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất là gì?

 

  • A

    để giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.

     

  • B

    giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.

     

  • C

    mượn đường để tấn công Trung Quốc.

     

  • D

    giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh.

Câu 16 :

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo?

 

  • A

    Cao Điền và Tống Duy Tân

     

  • B

    Tống Duy Tân và Cao Thắng

     

  • C

    Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám

     

  • D

    Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 17 :

Bộ phận nào của giai cấp địa chủ phong kiến có tinh thần yêu nước chống đế quốc?

 

  • A

    Đại địa chủ người Pháp

     

  • B

    Địa chủ người Việt

     

  • C

    Trung, tiểu địa chủ

     

  • D

    Không có bộ phận nào

Câu 18 :

Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng trước tiên không xuất phát từ lí do nào sau đây?

 

  • A

    Gần Huế, dễ dàng thực hiện ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh”

     

  • B

    Có giáo dân và gián điệp hoạt động mạnh

     

  • C

    Có cảng nước sâu, tàu chiến dễ ra vào

     

  • D

    Cắt đứt đường tiếp tế lương thực cho triều đình

Câu 19 :

Người Pháp chấp nhận giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện

 

  • A

    Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét- nay

     

  • B

    Người Pháp được cai quản 4 tổng ở Yên Thế

     

  • C

    Đề Thám giao người thực hiện vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội

     

  • D

    Đề Thám trao trả trùm mộ phu Badanh

Câu 20 :

Giai cấp nông dân Việt Nam có thái độ như thế nào đối với thực dân Pháp và tay sai?

 

  • A

    Căm ghét chế độ thực dân phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh

     

  • B

    Trung lập, không có hành động nào chống đế quốc và tay sai

     

  • C

    Ủng hộ chế độ thực dân phong kiến

     

  • D

    Đấu tranh khi bị áp bức, thỏa hiệp khi được nhân nhượng về quyền lợi

Câu 21 :

Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì?

 

  • A

    văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.

     

  • B

    độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

     

  • C

    thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.

     

  • D

    văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.

Câu 22 :

So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

 

  • A

    mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia

     

  • B

    đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh

     

  • C

    hình thức, phương pháp đấu tranh

     

  • D

    đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào

Câu 23 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

 

  • A

    Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến

     

  • B

    Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng

     

  • C

    Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi

     

  • D

    Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng

Câu 24 :

Điểm tiến bộ nhất của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với các phong trào đấu tranh trước đó là gi?

 

  • A

    Do các sĩ phu tiến bộ lãnh đạo

     

  • B

    Gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội

     

  • C

    Chủ trương đoàn kết quốc tế

     

  • D

    Xác định công - nông là động lực của cách mạng

Câu 25 :

Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là

 

  • A

    đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

     

  • B

    đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.

     

  • C

    đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.

     

  • D

    đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Câu 26 :

Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cần Vương cuối thế kỉ XIX?

 

  • A

    Cuộc phản công ở kinh thành Huế

     

  • B

    Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp

     

  • C

    Sự ra đời của chiếu Cần Vương

     

  • D

    Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai

Câu 27 :

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”.

(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)

Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

  • A

    Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

     

  • B

    Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời

     

  • C

    Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

     

  • D

    Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

Câu 28 :

Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?

 

  • A

    Phải tiến hành đoàn kết quốc tế

     

  • B

    Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước

     

  • C

    Phải dựa vào sức mình là chính; bản chất đế quốc là giống nhau.

     

  • D

    Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn

Câu 29 :

Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?

 

  • A

    Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp

     

  • B

    Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập

     

  • C

    Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất

     

  • D

    Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp

Câu 30 :

Nội dung nào không phải nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

 

  • A

    Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương

     

  • B

    Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi

     

  • C

    Phương thức tác chiến linh hoạt

     

  • D

    Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trận đánh nào đã tạo ra cơ hội để triều đình Huế phản công trong lần thứ nhất thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì?

 

  • A

    Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội

     

  • B

    Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội)

     

  • C

    Trận phục kích ở Cầu Giấy (Hà Nội)

     

  • D

    Trận phục kích của ở cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trận đánh gây tiếng vang lớn nhất khi Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất là trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873). Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đã làm cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi. Ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. Đây là cơ hội thuận lợi để triều đình tổ chức phản công nhưng triều đình lại bỏ qua và đi vào con đường thương thuyết với người Pháp kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874).

Câu 2 :

Vị tướng chỉ huy quân Pháp tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai (1883) là ai?

  • A

    Gácniê

  • B

    Bôlaéc

  • C

    Rivie

  • D

    Rơve

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để chuẩn bị cho cuộc đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1883), thực dân Pháp ở Sài Gòn đã phái đại tá Rivie làm chỉ huy đưa quân ra Bắc.

Câu 3 :

Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong tình trạng như thế nào?

 

  • A

    hình thành và hoàn thiện mô hình bước đầu.

     

  • B

    đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.

     

  • C

    được củng cố vững chắc và phát triển hưng thịnh.

     

  • D

    một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình trong lòng xã hội phong kiến.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng. Biểu hiện là:  

- Nông nghiệp: sa sút.

- Công thương nghiệp: đình đốn.

- Khởi nghĩa nông dân chống triều đình: nổ ra ở khắp nơi

Câu 4 :

Theo sự phân chia của người Pháp, xứ Bắc Kì theo chế độ cai trị nào?

 

  • A

    Nửa bảo hộ

     

  • B

    Bảo hộ

     

  • C

    Thuộc địa

     

  • D

    Tự trị

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau:

- Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ

- Trung Kì theo chế độ bảo hộ

- Nam Kì theo chế độ thuộc địa

Câu 5 :

“Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”

(SGK lịch sử 8, trang 121)

Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta sau khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

  • A

    Kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng.

     

  • B

    Kết hợp với triều đình chống đế quốc.

     

  • C

    Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua.

     

  • D

    Kết hợp chống đế quốc và thực dân.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc đấu tranh nhân dân sau hiệp ước 1874 để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Từ năm 1867, nhân dân ta đã “quyết đánh cả triều lẫn Tây” – bắt đầu kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng. Đến sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), nhiệm vụ này vẫn được tiếp tục thực hiện, tiêu biểu là trong khẩu hiệu đấu tranh của Trần Tấn, Đặng Như Mai.

Câu 6 :

Nét nổi bật của phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn 1884-1892 là

 

  • A

    Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm

     

  • B

    Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở

     

  • C

    Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp

     

  • D

    Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Từ năm 1884 đến 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm. Sau khi Đề Nắm mất, Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào (đáp án A)

- Từ năm 1893 đến 1908: thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở (Đáp án B, D)

- Từ năm 1909 đến 1913: Pháp tập trung lực lượng tổ chức tấn công lên Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân ngày càng hao mòn. Đầu năm 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã (Đáp án C)

Câu 7 :

Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

 

  • A

    Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam

     

  • B

    Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ

     

  • C

    Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản

     

  • D

    Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh:

- Phong trào Cần Vương thất bại cũng đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến.

- Sự thất bại của phong trào đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đánh dấu khuynh hướng dân chủ tư sản chưa thực sự xâm nhập sâu vào nước ta và chưa thể hiện được điểm ưu thế hay phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.

=> Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát. Yêu cầu đặt ra phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới

Câu 8 :

Những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước không xuất phát từ lí do nào sau đây?

 

  • A

    Nhật Bản “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam

     

  • B

    Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh

     

  • C

    Ảnh hưởng của thuyết Đại Đông Á

     

  • D

    Thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của nước Nhật đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam. Hơn nữa, sau cuộc cải cách Minh Trị, Nhật Bản là nước duy nhất không bị biến thành thuộc địa và đã trở thành một nước tư bản hùng mạnh, đánh thắng đế quốc Nga năm 1905. Chính vì thế, các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX muốn lấy Nhật Bản làm tấm gương để học tập

=> Đáp án C: là âm mưu của Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Nó được đề ra ở giai đoạn sau.

Câu 9 :

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

 

  • A

    Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân

     

  • B

    Phái chủ hòa chiếm ưu thế trong triều đình

     

  • C

    Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù

     

  • D

    Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào thái độ của triều đình Nguyễn khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chủ yếu khiến Triều đình Nguyễn chấp nhận kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là do sai lầm trong nhận thức về kẻ thù. Ban đầu, triều đình Nguyễn đứng đầu là vua Tự Đức chỉ nghĩ rằng người Pháp đến Việt Nam chỉ để đòi những quyền lợi buôn bán nên chấp nhận đàm phán nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, chứ chưa nhận thức được dã tâm xâm lược của chúng.

Câu 10 :

Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

 

  • A

    Quan lại, sĩ phu yêu nước

     

  • B

    Nông dân

     

  • C

    Bình dân thành thị

     

  • D

    Tư sản

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách

Câu 11 :

Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

 

  • A

    Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

     

  • B

    Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

     

  • C

    Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam

     

  • D

    Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 12 :

Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

  • A

    Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự

     

  • B

    Bóc lột để làm giàu cho chính quốc

     

  • C

    Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp

     

  • D

    Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương nhằm mục tiêu bù đắp những thiệt hại của Pháp trong quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự; bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, đồng thời cũng để khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp ở thuộc địa

=> Đáp án D: là mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương. Khi thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ nhất chưa diễn ra.

Câu 13 :

Nhân tố nào dẫn đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

 

  • A

    Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

     

  • B

    Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

     

  • C

    Thực dân Pháp hoàn thành quá trình bình định Việt Nam

     

  • D

    Tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX để trả lời

Lời giải chi tiết :

Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự, thực dân Pháp đã triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập đã dẫn tới những chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX

Câu 14 :

Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

 

  • A

    Thời gian diễn ra dài nhất

     

  • B

    Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất

     

  • C

    Trình độ tổ chức tiến bộ nhất

     

  • D

    Lãnh đạo tiên tiến nhất

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:

- Thời gian diễn ra dài nhất trong 10 năm (1885-1895)

- Địa bàn hoạt động rộng lớn: khắp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

- Trình độ tổ chức tiến bộ nhất

+ Có hẳn 1 giai đoạn 3 năm chuẩn bị lực lượng

+ Nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi thứ quân có từ 100 đến 500 người, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh. Họ được trang bị súng trường theo kiểu Pháp tự chế tạo

Đáp án D: lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê cũng giống như các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương đều là các văn thân, sĩ phu yêu nước

Câu 15 :

Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất là gì?

 

  • A

    để giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.

     

  • B

    giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.

     

  • C

    mượn đường để tấn công Trung Quốc.

     

  • D

    giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, hơn 200 quân Pháp do Gacniê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.

Câu 16 :

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo?

 

  • A

    Cao Điền và Tống Duy Tân

     

  • B

    Tống Duy Tân và Cao Thắng

     

  • C

    Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám

     

  • D

    Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 17 :

Bộ phận nào của giai cấp địa chủ phong kiến có tinh thần yêu nước chống đế quốc?

 

  • A

    Đại địa chủ người Pháp

     

  • B

    Địa chủ người Việt

     

  • C

    Trung, tiểu địa chủ

     

  • D

    Không có bộ phận nào

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mặc dù bộ phận đại địa chủ đã đầu hàng làm tay sai cho đế quốc nhưng một bộ phần trung tiểu địa chủ vẫn có tinh thần yêu nước, có ý thức tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc

Câu 18 :

Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng trước tiên không xuất phát từ lí do nào sau đây?

 

  • A

    Gần Huế, dễ dàng thực hiện ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh”

     

  • B

    Có giáo dân và gián điệp hoạt động mạnh

     

  • C

    Có cảng nước sâu, tàu chiến dễ ra vào

     

  • D

    Cắt đứt đường tiếp tế lương thực cho triều đình

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm vị trí địa lí và dân cư của Đà Nẵng để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng. Hơn nữa Đà Nẵng chỉ cách Huế khoảng 100 km, phù hợp với ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. Tại đây có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu đã dọn đường cho cuộc chiến tranh của quân Pháp…=> Pháp quyết định chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 19 :

Người Pháp chấp nhận giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện

 

  • A

    Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét- nay

     

  • B

    Người Pháp được cai quản 4 tổng ở Yên Thế

     

  • C

    Đề Thám giao người thực hiện vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội

     

  • D

    Đề Thám trao trả trùm mộ phu Badanh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến phong trào nông dân Yên Thế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Nhận thấy tương quan lực lượng quá chênh lệch, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với quân Pháp. Năm 1894, sau khi phục kích bắt được chủ đồn điền người Pháp là Sét-nay, Đề Thám đồng ý thả tên này với điều kiện Pháp phải rút quân khỏi Yên Thế. Đề Thám được cai quản 4 tổng trong khu vực là Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng

Câu 20 :

Giai cấp nông dân Việt Nam có thái độ như thế nào đối với thực dân Pháp và tay sai?

 

  • A

    Căm ghét chế độ thực dân phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh

     

  • B

    Trung lập, không có hành động nào chống đế quốc và tay sai

     

  • C

    Ủng hộ chế độ thực dân phong kiến

     

  • D

    Đấu tranh khi bị áp bức, thỏa hiệp khi được nhân nhượng về quyền lợi

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cuộc sống người nông dân Việt Nam cực khổ trăm bề do bị thực dân phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Do đó họ đều căm ghét chế độ bóc lột của chúng, cộng với ý thức dân tộc sâu sắc, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh do bất cứ cá nhân, tổ chức, giai cấp nào đề xướng để giành được tự do và no ấm.

Câu 21 :

Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì?

 

  • A

    văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.

     

  • B

    độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

     

  • C

    thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.

     

  • D

    văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phong trào Cần Vương là phong trào theo khuynh hướng cứu nước phong kiến, mục tiêu đấu tranh của phong trào này là đánh Pháp giành lại độc lập, xây dựng chế độ phong kiến với vua hiền tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào Cần Vương cũng đồng nghĩa với sự sự thất bại của khuynh hướng cứu nước phong kiến - Độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

Câu 22 :

So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

 

  • A

    mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia

     

  • B

    đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh

     

  • C

    hình thức, phương pháp đấu tranh

     

  • D

    đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896) và khởi nghĩa Yên Thế có sự khác nhau về mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia phong trào. Cụ thể là:

*Mục tiêu đấu tranh:

- Phong trào Cần Vương: đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng.

=> Mục tiêu đấu tranh cũng quy định tính chất:

- Phong trào Cần Vương mang tính chất là phong trào theo khunh hướng phong kiến mang tính dân tộc sâu sắc.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế mang tính tự vệ.

*Lực lượng tham gia:

- Phong trào Cần Vương: văn thân, sĩ phu, nông dân.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: chỉ có nông dân.

Câu 23 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

 

  • A

    Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến

     

  • B

    Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng

     

  • C

    Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi

     

  • D

    Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung các cải cách để nhân xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

- Các đề nghị cải cách duy tân đều xuất phất từ yêu cầu sống còn của đất nước nhằm cải thiện tình hình để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp => đều chú trọng học tập làm theo cái mới, đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu.

- Tuy nhiên những đề nghị cải cách này vẫn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến; rời rạc, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống và chỉ dừng lại ở các bản điều trần chứ không có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng như phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX

 

Câu 24 :

Điểm tiến bộ nhất của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với các phong trào đấu tranh trước đó là gi?

 

  • A

    Do các sĩ phu tiến bộ lãnh đạo

     

  • B

    Gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội

     

  • C

    Chủ trương đoàn kết quốc tế

     

  • D

    Xác định công - nông là động lực của cách mạng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì tiến bộ là: từ bỏ con đường đấu tranh theo ngọn cờ phong kiến, gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội theo hướng tiến độ - chế độ dân chủ tư sản

Câu 25 :

Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là

 

  • A

    đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

     

  • B

    đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.

     

  • C

    đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.

     

  • D

    đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX để so sánh

Lời giải chi tiết :

- Nguyễn Ái Quốc đã hướng sang phương Tây để tìm kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Phan Bội Châu lại hướng sang phương Đông với tấm gương Nhật Bản - một nước đồng chủ, đồng văn với Việt Nam để cầu viện.

Câu 26 :

Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cần Vương cuối thế kỉ XIX?

 

  • A

    Cuộc phản công ở kinh thành Huế

     

  • B

    Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp

     

  • C

    Sự ra đời của chiếu Cần Vương

     

  • D

    Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang ở Việt Nam (1858- 1884), thực dân Pháp bắt tay vào thời kì bình định, tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt. Đây chính là động lực, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương.

Xuất phát từ nguyên nhân này, sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888), nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp.

Câu 27 :

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”.

(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)

Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

  • A

    Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

     

  • B

    Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời

     

  • C

    Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

     

  • D

    Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ những hiểu biết của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết :

Những câu thơ trên nằm trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên, nhắc đến sự kiện ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

Câu 28 :

Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?

 

  • A

    Phải tiến hành đoàn kết quốc tế

     

  • B

    Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước

     

  • C

    Phải dựa vào sức mình là chính; bản chất đế quốc là giống nhau.

     

  • D

    Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến, kết quả của phong trào Đông Du để phân tích đánh giá

Lời giải chi tiết :

Với phong trào Đông Du (1905-1908), Phan Bội Châu hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ của Nhật Bản trong vấn đề đào tạo nhân lực chuẩn bị cho cuộc bạo động vũ trang. Tuy nhiên thực dân Pháp đã câu kết với Nhật trục xuất những người yêu nước Việt Nam. Phong trào Đông Du kết thúc

=> Bài học kinh nghiệm:

- Muốn giải phóng các dân tộc phải dựa vào sức mình là chính

- Các nước đế quốc luôn có xu hướng bắt tay, thỏa hiệp với nhau vì họ có chung bản chất và mục đích

Câu 29 :

Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?

 

  • A

    Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp

     

  • B

    Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập

     

  • C

    Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất

     

  • D

    Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của phong trào Cần Vương để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Xuất phát từ nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương là:

- Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, tự phát

- Thiếu sự lãnh đạo và đường lối cách mạng đúng đắn

- Phương tiện, vũ khí còn thô sơ, lạc hậu

- Hạn chế của ý thức hệ phong kiến, Khẩu hiệu Cần Vương- Giúp vua cứu nước, khôi phục lại vương triều phong kiến, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ lợi ích trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực chất không đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và nguyện vọng của nhân dân là xóa bỏ giai cấp phong kiến, chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.

Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn. Điều này cho thấy xã hội Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo

=> Yêu cầu cấp thiết đối với cuộc đấu tranh của giải phóng dân tộc của nhân dân ta là cần có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp.

Câu 30 :

Nội dung nào không phải nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

 

  • A

    Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương

     

  • B

    Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi

     

  • C

    Phương thức tác chiến linh hoạt

     

  • D

    Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh lịch sử và đặc điểm của phong trào để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Sở dĩ phong trào nông dân Yên Thế có thể diễn ra trong hơn 30 năm, dài hơn hẳn các cuộc khởi nghĩa cùng thời là do:

- Cùng thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn có các cuộc đấu tranh chống Pháp khác như phong trào Cần Vương, hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nên thực dân Pháp khó có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp

- Phong trào diễn ra trên một địa bàn có vị trí địa lý thuận lợi- vùng trung du, miền núi phía BắC. Nơi đây có những cánh rừng rậm rạp có thể che chở cho nghĩa quân và cơ động di chuyển sang các vùng khác một cách dễ dàng

- Phương thức tác chiến linh hoạt, sử dụng lối đánh du kích, đặc biệt là biết khai thác thời gian hòa hoãn để củng cố phát triển lực lượng

- Ngoài ra còn có vai trò của giai cấp lãnh đạo - tiêu biểu là Đề Thám, sự đoàn kết giữa những người nông dân ở các vùng…

=> Đáp án D: là đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê, thuộc phong trào Cần Vương.

close