Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Sinh học 7

Quảng cáo

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1. Nối tên các phần phụ của tôm ở cột A tương ứng với chức năng của chúng ở cột B rồi điền vào phần trả lời ở cột C sao cho phù hợp:

 

Tên các phần phụ

(A)

Chức năng (B)

Trả lời (C)

1. Mắt kép

a. Bắt mồi và bò

1...........

2. Hai đôi râu

b. Giữ, xử lí mồi

2.........

3. Các chân hàm

c. Bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng

3.........

4. Các chân ngực

d. Lái, giúp tôm nhảy

4.........

5. Các chân bụng

e. Định hướng, phát hiện mồi

5.........

6. Tâm lái

g. Bắt mồi và tự vệ

6...........

 

Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Trong cơ thể muỗi Anôphen trùng sốt rét sinh sản hữu tỉnh có tác hại gì đến

con người?

A. Để tăng số lượng trùng sốt rét

B. Làm tăng sức sống trùng sốt rét

C. Trở thành tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho người

D. Cả A, B và C đều đúng.

2. Đặc điểm cấu tạo của hải quỳ?

1. Cơ thể hình trụ

2. Kích thước từ 2-5 cm

3. Có nhiều tua miệng xếp đối xứng

4. Sống bám ở bờ đá, ăn động vật nhỏ

5. Di chuyển bằng cách co bóp dù.

A. 1, 2, 3.                B. 1, 3, 4

C.  2, 3, 4                D. 3, 4, 5.

3. Đặc điểm giống nhau giữa giun tròn và giun dẹp là:

A. Cơ thể có đối xứng 2 bên

B. Đều có ruột khoang

C. Sống cố định

D. Cả A, B và C đều đúng.

4. Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào ?

A. Áo nằm dưới vỏ, mặt ngoài áo tiết vỏ đá vôi

B. Mặt trong áo tạo thành khoang áo.

C. Phía trong là thân trai, phía ngoài là chân trai đây là trung tâm cơ thể.

D. Cả A, B và C đều đúng.

4. Tập tính của mực là gì ?

1. Mực săn mồi bằng cách rình bắt hay tung “hoả mù” để bắt mồi.

2. Mực đẻ trứng thành chùm bám vào rong rêu, đẻ xong mực canh và chăm sóc trứng.

3. Con đực có một tua miệng đảm nhiệm chức năng giao phối

4. Tay giao phối có thể đứt ra mang tinh trùng đến thụ tinh cho con cái.

A. 1, 2, 3.                B. 2, 3, 4

C. 1, 3, 4.                D. 1, 2, 4

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Dựa vào đặc điểm nào đ nhận biết đi diện ngành Giun đốt? Hãy nêu thêm tên một số giun đốt khác mà em biết ? Vai trò thực tin của giun đốt gặp địa phương em ?

Câu 2. Hô hấp châu chấu và tôm khác nhau như thế nào ?

Câu 3. Cơ  thể nhện chia làm mấy phần ? Hãy kể tên các phần phụ và chức năng của nó.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1.
1. e 2. e 3. b 4. a 5. c 6. d.
Câu 2.

1 2 3 4 5
D A A D A

II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. * Đặc điểm để nhận biết đại diện ngành Giun đốt:
- Cơ thể hình giun và phân đốt, đối xứng hai bên
- Giác quan phát triển
- Cơ thể xoang (khoang cơ thể chính thức)
- Di chuyển bằng cách trốn mình nhờ các chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể.
* Tên một số giun đốt khác:
- Giun biển,giun cát (sống trong hang), đỉa. vắt, rươi…
* Vai trò giun đốt gặp ở địa phương em:
- Làm thức ăn cho người: rươi...
- Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ, rươi,...
- Làm cho đất trồng xốp, thoáng: giun đất....
- Làm màu mỡ đất trồng: Giun đất,…
- Một số có hại cho động vật và người: đỉa, vắt....
Câu 2. Hô hấp ở châu chấu và tôm:

Tôm Châu chấu
Hô hấp bằng lá mang Hô hấp bằng ống khí
Nước qua lá mang lọc giữ lại oxi đến tế bào Khí vào lỗ thở theo ống khí phân nhánh
Câu 3. * Cơ thể nhện chia 2 phần: Phần đầu - ngực và phần bụng.
- Phần đầu - ngực:
+ Đôi kìm có tuyến độc: bắt mồi và tự vệ
+ Đôi chân xúc giác phủ đầy lông: cảm giác về khứu giác và xúc giác.
+ 4 đôi chân bò: di chuyển và chăng lưới.
- Phần bụng:
+ Phía trước là đôi khe thở: hô hấp
+ Ở giữa là một lỗ sinh dục: sinh sản
+ Phía sau là các núm tuyến tơ: sinh ra tơ nhện.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close