Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 11 - đề số 1 có lời giải chi tiếtĐáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 11 Quảng cáo
Đề bài A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1. Cho cấp số nhân (un) thỏa mãn u1=2 và công bội q=−3. Giá trị của u3 bằng: A. 27 B. −27 C. −9 D. 18 Câu 2. Cho cấp số cộng (un) thỏa mãn u1=−5 và công sai d=3. Tổng của 50 số hạng đầu tiên là: A. 2345 B. 6850 C. 3425 D. 3500 Câu 3. Cho cấp số nhân (vn) thỏa mãn {v2=2v5=16. Khi đó ta có: A. v1=−2 B. v4=12 C. v6=64 D. v7=64 Câu 4. Cho dãy số (un) với {u1=12un=12−un−1,∀n>1. Giá trị của u4 bằng: A. 34 B. 45 C. 56 D. 54 Câu 5. Cho dãy số (un) thỏa mãn un=2n+1n+1,∀n≥1. Khẳng định nào sau đây là sai? A. (un) là dãy số bị chặn dưới B. u5=116 C. (un) là dãy giảm D. (un) là dãy tăng và bị chặn Câu 6. Với số thực a cho trước, giá trị của lima.n+22n+1 là: A. a B. 2a C. a2 D. 1 Câu 7. Giá trị của lim(√n2−2n−2−n) là: A. −1 B. −23 C. −∞ D. +∞ Câu 8. Giá trị của lim4n+6n6n−1−5n là: A. 0 B. +∞ C. 6 D. 16 Câu 9. Cho tứ diện ABCD có M là trung điểm AB,N là trung điểm AC. Mệnh đề nào sau đây đúng? A. Ba vectơ →AB,→AC,→AD đồng phẳng B. Ba vectơ →BA,→CB,→BD đồng phẳng C. Ba vectơ →BD,→CD,→MN đồng phẳng D. Ba vectơ →AD,→CD,→MN đồng phẳng Câu 10. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông tâm O. Biết rằng SA=SB=SC=SD. Khẳng định nào sau đây là sai? A. AB//(SCD) B. AC⊥(SBD) C. SO⊥(ABCD) D. AD⊥(SAB) Câu 11. Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Đường thẳng SA vuông góc với mặt phẳng (ABC), SA=a. Khi đó góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng (ABC) có số đo là: A. 300 B. 450 C. 1350 D. 600 Câu 12. Cho hình chóp S.ABC. Đáy ABC là tam giác vuông cân tại B,AC=2a. Đường thẳng SA vuông góc với mặt phẳng (ABC), SA=a. Khi đó, cosin của góc tạo bởi SC và mặt phẳng (SAB) có giá trị là: A. √155 B. √25 C. √23 D. 1√3 B – TỰ LUẬN (6 điểm) Bài 1 (3 điểm): a) Cho cấp số cộng (un) với công sai d. Biết rằng {u3+u5=2d−2u22+u24=20. Tìm số hạng đầu và công sai của cấp số cộng. b) Tính giới hạn lim(2n−3√8n3+5n2). Bài 2 (3 điểm) Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B. Biết AB=BC=a và AD=2a. Đường thẳng SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD), SA=a. Kẻ AH⊥SB và AK⊥SC (H∈SB,K∈SC). a) Chứng minh AH⊥(SBC). b) Chứng minh SC⊥HK và DC⊥(SAC). c) Tính góc giữa hai đường thẳng HK và CD. Lời giải chi tiết
Câu 1 (NB) – Cấp số nhân Phương pháp: Sử dụng công thức SHTQ của cấp số nhân có số hạng đầu u1, công bội q là un=u1qn−1. Cách giải: Ta có: u3=u1.q2=2.(−3)2=18. Chọn D. Câu 2 (NB) – Cấp số cộng Phương pháp: Sử dụng công thức tính tổng n số hạng đầu tiên của CSC có số hạng đầu u1, công sai d là Sn=[2u1+(n−1)d]n2. Cách giải: Ta có: S50=[2.(−5)+(50−1).3].502=3425. Chọn C. Câu 3 (TH) – Cấp số nhân Phương pháp: Sử dụng công thức SHTQ của cấp số nhân có số hạng đầu u1, công bội q là un=u1qn−1. Cách giải: Gọi số hạng đầu là v1 và công bội là q, ta có: {v2=2v5=16⇔{v1q=2v1q4=16. Chia vế theo vế 2 phương trình trên ta có q3=8⇔q=2. ⇒2v1=2⇔v1=1. Khi đó ta có {v4=v1q3=1.23=8v6=v1q5=1.25=32v7=v1q6=1.26=64. Vậy đáp án đúng là D. Chọn D. Câu 4 (NB) – Dãy số Phương pháp: Tính lần lượt u2,u3,u4 nhờ công thức truy hồi của dãy số. Cách giải: Ta có: u2=12−u1=12−12=23u3=12−u2=12−23=34u4=12−u3=22−34=45 Chọn B. Câu 5 (TH) – Dãy số Phương pháp: Xét hiệu H=un+1−un. + Nếu H>0∀n≥1 thì dãy (un) là dãy số tăng. + Nếu H<0∀n≥1 thì dãy (un) là dãy số giảm. Cách giải: Xét hiệu H=un+1−un,∀n≥1=2(n+1)+1n+1+1−2n+1n+1=2n+3n+2−2n+1n+1=(2n+3)(n+1)−(2n+1)(n+2)(n+2)(n+1)=2n2+5n+3−2n2−5n−2(n+2)(n+1)=1(n+2)(n+1)>0∀n≥1 Do đó dãy số (un) là dãy số tăng. Vậy đáp án sai là C. Chọn C. Câu 6 (NB) – Giới hạn của dãy số Phương pháp: Chia cả tử và mẫu cho n. Cách giải: Ta có: lima.n+22n+1=lima+2n2+1n=a2. Chọn C. Câu 7 (TH) – Giới hạn của dãy số Phương pháp: - Nhân liên hợp. - Chia cả tử và mẫu cho n. Cách giải: Ta có: lim(√n2−2n−2−n)=limn2−2n−2−n2√n2−2n−2+n=lim−2n−2√n2−2n−2+n=lim−2−2n√1−2n−2n2+1=−1. Chọn A. Câu 8 (TH) – Giới hạn của dãy số Phương pháp: Chia cả tử và mẫu cho 6n. Cách giải: Ta có: lim4n+6n6n−1−5n=lim(23)n+116−(56)n=6. Chọn C. Câu 9 (TH) – Vectơ trong không gian Phương pháp: - Sử dụng tính chất đường phân giác của tam giác. - Sử dụng định lí: Trong không gian cho hai vectơ →a,→b không cùng phương và vectơ →c. Khi đó ba vectơ →a,→b,→c đồng phẳng khi và chỉ khi tồn tại cặp số m,n sao cho →c=m→a+n→b. Cặp số m,n là duy nhất. Cách giải: Ta có: MN là đường trung bình của ΔABC nên →MN=12→BC=12(→BD−→CD). Do đó ba vectơ →BD,→CD,→MN đồng phẳng. Chọn C. Câu 10 (NB) – Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Phương pháp: Sử dụng định lí {d⊥ad⊥ba∩b⊂(P)⇒d⊥(P). Cách giải: Vì SA=SC⇒ΔSAC cân tại S⇒SO⊥AC. Vì SB=SD⇒ΔSBD cân tại S⇒SO⊥BD. ⇒SO⊥(ABCD). Chọn C. Câu 11 (TH) – Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Phương pháp: - Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng là góc giữa đường thẳng và hình chiếu của nó trên mặt phẳng. - Sử dụng tỉ số lượng giác để tính góc. Cách giải: Ta có: SA⊥(ABC)⇒AB là hình chiếu của SB lên (ABC). ⇒∠(SB;(ABC))=∠(SB;AB)=∠SBA. Xét tam giác vuông SAB ta có: SA=AB=a⇒ΔSAB vuông cân tại A. Vậy ∠(SB;(ABC))=∠SBA=450. Chọn B. Câu 12 (VD) – Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Phương pháp: - Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng là góc giữa đường thẳng và hình chiếu của nó trên mặt phẳng. - Sử dụng định lí Pytago và tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông để tính góc. Cách giải: Ta có: {BC⊥AB(gt)BC⊥SA(SA⊥(ABC))⇒BC⊥(SAB). ⇒SB là hình chiếu vuông góc của SC lên (SAB). ⇒∠(SC;(SAB))=∠(SC;SB)=∠BSC. Vì BC⊥(SAB)(cmt)⇒BC⊥SB ⇒ΔSBC vuông tại B Tam giác ABC vuông cân tại B ⇒AB=BC=AC√2=2a√2=a√2. Xét tam giác vuông SAB có: SB=√SA2+AB2=√a2+2a2=a√3. ⇒SC=√SB2+CB2=a√5 Xét tam giác vuông SBC có: cos∠BSC=SBSC=a√3a√5=√35=√155. Chọn A. B – TỰ LUẬN (6 điểm) Bài 1 (VD) – Cấp số cộng – Giới hạn của dãy số Phương pháp: a) Sử dụng công thức số hạng tổng quát un=u1+(n−1)d và tính chất cấp số cộng un−1+un+1=2un. Đưa hệ phương trình đã cho về hệ 2 ẩn u4,d. Giải hệ tìm u4,d. Sau đó tìm u1=u4−3d. b) Nhân liên hợp, sử dụng hằng đẳng thức a3−b3=(a−b)(a2+ab+b2). Sau đó chia cả tử và mẫu cho n với số mũ cao nhất. Cách giải: a) Theo bài ra ta có: {u3+u5=2d−2u22+u24=20⇔{2u4=2d−2u22+u24=20⇔{u4=d−1(u4−2d)2+u24=20⇔{u4=d−1(d−1−2d)2+(d−1)2=20⇔{u4=d−1d2+2d+1+d2−2d+1=20⇔{u4=d−12d2=18⇔{u4=d−1d=±3⇔[{u4=2d=3{u4=−4d=−3⇒[{u1=u4−3d=−7d=3{u1=u4−3d=5d=−3 Vậy u1=−7;d=3 hoặc u1=5;d=−3. b) Ta có: lim(2n−3√8n3+5n2)=lim8n3−8n3−5n24n2+2n3√8n3+5n2+(3√8n3+5n2)2=lim−5n24n2+2n3√8n3+5n2+(3√8n3+5n2)2=lim−54+23√8+5n+(3√8+5n)2=−54+2.2+22=−512 Bài 2 (VDC) – Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Phương pháp: a) Sử dụng định lí: {d⊥ad⊥ba∩b⊂(P)⇒d⊥(P). b) Sử dụng định lí: {d⊥(P)a⊂(P)⇒d⊥a để chứng minh SC⊥HK. Gọi E là trung điểm của AD, chứng minh DC⊥AC, từ đó chứng minh DC⊥(SAC). c) Trong (SCD) kẻ KI//CD(I∈SD), khi đó ta có ∠(HK;CD)=∠(HK;KI). Tính ∠HKI=∠AKH+∠AKI. Sử dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông và tính chất 2 đường thẳng vuông góc để tính góc. Cách giải: a) Ta có: {BC⊥AB(gt)BC⊥SA(SA⊥(ABCD)) ⇒BC⊥(SAB)⇒BC⊥AH {AH⊥SB(gt)AH⊥BC(cmt)⇒AH⊥(SBC). b) Vì AH⊥(SBC)(cmt)⇒AH⊥SC. Ta có: {AH⊥SC(cmt)AK⊥SC(gt) ⇒SC⊥(AHK)⇒SC⊥HK. Gọi E là trung điểm của AD, khi đó ABCE là hình vuông cạnh a. ⇒CE=a=12AD⇒ΔACD vuông tại C ⇒AC⊥CD. Ta có: {DC⊥AC(cmt)DC⊥SA(SA⊥(ABCD))⇒DC⊥(SAC). c) Trong (SCD) kẻ KI//CD(I∈SD), khi đó ta có ∠(HK;CD)=∠(HK;KI). Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông SAB ta có: AH=SA.AB√SA2+AB2=a.a√a2+a2=a√22. Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông SAC ta có: AK=SA.AC√SA2+AC2=a.a√2√a2+2a2=a√63. Vì AH⊥(SBC)(cmt) ⇒AH⊥HK⇒ΔAHK vuông tại H ⇒sin∠AKH=AHAK=a√22:a√63=√32⇒∠AKH=600 Ta có: {KI//CDCD⊥(SAC)(cmt)⇒KI⊥(SAC)⇒KI⊥AK ⇒∠AKI=900. ⇒∠HKI=∠AKH+∠AKI=600+900=1500>900. Vậy ∠(HK;CD)=∠(HK;KI)=1800−∠HKI=1800−1500=300. Loigiaihay.com
Quảng cáo
>> 2K8! chú ý! Mở đặt chỗ Lộ trình Sun 2026: Luyện thi chuyên sâu TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy tại Tuyensinh247.com (Xem ngay lộ trình). Ưu đãi -70% (chỉ trong tháng 3/2025) - Tặng miễn phí khoá học tổng ôn lớp 11, 2K8 xuất phát sớm, X2 cơ hội đỗ đại học. Học thử miễn phí ngay.
|