Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 6 - Học kì I - Sinh 6Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 6 - Học kì I - Sinh 6 Quảng cáo
Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu l. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: 1. Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia ? a. Tế bào mô mềm b. Tế bào mô nâng đỡ c. Tế bào mô phân sinh d. Cả a, b và c. 2. Làm cho tế bào có hình dạng nhất định. Đây là chức năng của: a. Vách tế bào b. Chất tế bào c. Nhân tế bào d. Màng sinh chất. 3. Loại rễ nào sau đây có chúc năng chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả ? a. Rễ củ b. Rễ móc c. Rễ thở d. Rễ giác mút 4. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây có thân rễ ? a. Cây cỏ tranh, cây nghệ, cây dong ta. b. Cây dong, cây riềng, câv cải, cây gừng. c. Cây khoai tây, cây cà chua, cây cải củ. d. Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt. Câu 2. Hãy tìm các cụm từ thích hợp, rồi điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2,3... để hoàn chỉnh các câu sau đây: Tế bào được sinh ra rồi lớn lên tới một............ (1).......... nhất định sẽ phân chia thành hai........ (2)............ , đó là sự phân bào Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành hai nhân, sau đó.... (3)......... phân chia, vách tế bào....... (4).......... ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không ? Vì sao ? Hãy nêu chức năng của miền hút ? Câu 2. Kể một số loại rễ biến dạng và chức năng của chúng. Câu 3. Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì ? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa cành ? Cho ví dụ. Lời giải chi tiết I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1.
Câu 2. ( 1 )-kích thước, (2)-tế bào con, (3)-chất tế bào, (4)-hình thành. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. - Không phải tất cả các rễ cây đều có lông hút. Vì những cây mà rễ ngập trong nước thì nước và muối khoáng hoà tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì cùa rễ (không cần lông hút). - Chức năng của miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng. Câu 2. Kể một số loại rễ biến dạng và chức năng của chúng. - Rễ củ: Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang,... phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, tạo quả. - Rễ móc: Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh… Đó là những rễ phụ mọc ra từ đốt thân giúp cây bám vào trụ để leo lên. -Rễ thở: Có nhiều ở loại cây sống ở đầm lầy ngập nước như vẹt, sú, mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp. - Rễ giác mút: Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn. Câu 3. Bấm ngọn, tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng. *Bấm ngọn. - Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách. - Ví dụ: bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu, cà chua, bông… được bấm ngọn sẽ cho nhiều quả hơn. - Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa, ngô, đay, xoan... thì không bấm ngọn. *Tỉa cành. - Trong trồng trọt, người ta áp dụng biện pháp tỉa cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triền tốt hơn. - Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng, thân to, gỗ tốt hơn. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|