Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 chương 5: Đại cương về kim loại - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Kim loại vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH là

  • A

    Fe.      

  • B

    Cu.     

  • C

    Al.      

  • D

    Cr.

Câu 2 :

Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al trong dung dịch H2SO4 dư. Khối lượng muối sinh ra là

  • A

    24,32 gam.

  • B

    34,2 gam.

  • C

    32,00 gam.

  • D

    68,4 gam.

Câu 3 :

X, Y là kim loại không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3 còn X thì không. Hai kim loại X, Y có thể là

  • A

    Fe, Cu.

  • B

    Cu, Fe.

  • C

    Ag, Cu.

  • D

    Cu, Ag.

Câu 4 :

Cho 1 lượng Cu phản ứng hết với dung dịch H2SO4đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A

    12

  • B

    14

  • C

    16

  • D

    10

Câu 5 :

Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là

  • A

    Pb2+ > Sn2+> Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.

  • B

    Sn2+> Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.

  • C

    Zn2+ > Sn2+> Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.

  • D

    Pb2+ > Sn2+> Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.

Câu 6 :

Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là

  • A
    Cu2+, Mg2+, Fe2+              
  • B
    Mg2+, Fe2+, Cu2+              
  • C
    Mg2+, Cu2+, Fe2+                
  • D
    Cu2+, Fe2+Mg2+
Câu 7 :

Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

  • A

    bị khử.        

  • B

    nhận proton.           

  • C

    bị oxi hoá.    

  • D

    cho electron.

Câu 8 :

Dãy gồm các kim loại đều có thể điều chế  được bằng phương pháp nhiệt luyện là

  • A

    Fe, Cu, Pb.

  • B

    Fe, Cu, Ba.     

  • C

    Na, Fe, Cu.

  • D

    Ca, Al, Fe.

Câu 9 :

Ngâm một kim loại X vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch FeSO4 thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Kim loại X là

  • A

    Na.

  • B

    Ag.

  • C

    Zn.

  • D

    Cu.

Câu 10 :

m gam chất rắn. Giá trị của m là Cho 12 gam Fe vào 100 ml dung dịch chứa CuSO4 1M và Fe2(SO4)3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được

  • A
    12,8.
  • B
    9,2.
  • C
    7,2.
  • D
    6,4.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Kim loại vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH là

  • A

    Fe.      

  • B

    Cu.     

  • C

    Al.      

  • D

    Cr.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của các kim loại Al, Fe, Cr, Cu đã được học để chọn ra kim loại phù hợp với yêu cầu.

Lời giải chi tiết :

Al vừa phản ứng được với dd HCl và dd NaOH

3Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2

Câu 2 :

Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al trong dung dịch H2SO4 dư. Khối lượng muối sinh ra là

  • A

    24,32 gam.

  • B

    34,2 gam.

  • C

    32,00 gam.

  • D

    68,4 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố : \({n_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = {1 \over 2}{n_{Al}}\) 

Lời giải chi tiết :

nAl = 0,2 mol

Bảo toàn nguyên tố :\({n_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = {1 \over 2}{n_{Al}}\) = 0,1 mol

=>  \({m_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}}\)= 0,1.342 = 34,2 gam

Câu 3 :

X, Y là kim loại không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3 còn X thì không. Hai kim loại X, Y có thể là

  • A

    Fe, Cu.

  • B

    Cu, Fe.

  • C

    Ag, Cu.

  • D

    Cu, Ag.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

X, Y không phản ứng được với dung dịch H2SO4 → X, Y đứng sau H trong dãy điện hóa → Loại đáp án A, B vì có Fe đứng trước H.

Y tác dụng được với Fe3+ → Loại đáp án D

=> Chọn C

Câu 4 :

Cho 1 lượng Cu phản ứng hết với dung dịch H2SO4đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A

    12

  • B

    14

  • C

    16

  • D

    10

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+)  ne nhận = 2nSO2

+) nFe = necho / 3 = ne nhận / 3

+)\({n_{SO_4^{2 - }}} = {{{n_{e{\rm{ }}cho}}} \over 2}\)

+) mmuối = mFe + mSO4

Lời giải chi tiết :

nSO2 = 0,1 mol => ne nhận = 2nSO2 = 0,2 mol

=> nCu = necho / 2 = ne nhận / 2 = 0,1 mol

\({n_{SO_4^{2 - }}} = {{{n_{e{\rm{ }}cho}}} \over 2}\) = 0,1 mol

=> mmuối = mCu + mSO4 = 0,1.64 + 0,1.96 = 16 gam

Câu 5 :

Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là

  • A

    Pb2+ > Sn2+> Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.

  • B

    Sn2+> Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.

  • C

    Zn2+ > Sn2+> Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.

  • D

    Pb2+ > Sn2+> Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

D đúng vì thứ tự cặp oxi hóa – khử là: $\dfrac{{Z{n^{2 + }}}}{{Zn}};\,\dfrac{{F{e^{2 + }}}}{{Fe}};\,\dfrac{{N{i^{2 + }}}}{{Ni}};\,\dfrac{{S{n^{2 + }}}}{{Sn}};\,\dfrac{{P{b^{2 + }}}}{{Pb}}$

→ Thứ tự tính oxi hóa giảm dần: Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+

Câu 6 :

Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là

  • A
    Cu2+, Mg2+, Fe2+              
  • B
    Mg2+, Fe2+, Cu2+              
  • C
    Mg2+, Cu2+, Fe2+                
  • D
    Cu2+, Fe2+Mg2+

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại dãy điện hóa kim loại hóa 12

 

Lời giải chi tiết :

Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là: Mg2+, Fe2+, Cu2+                

Câu 7 :

Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

  • A

    bị khử.        

  • B

    nhận proton.           

  • C

    bị oxi hoá.    

  • D

    cho electron.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ion kim loại bị khử : Mn+ + ne → M

Câu 8 :

Dãy gồm các kim loại đều có thể điều chế  được bằng phương pháp nhiệt luyện là

  • A

    Fe, Cu, Pb.

  • B

    Fe, Cu, Ba.     

  • C

    Na, Fe, Cu.

  • D

    Ca, Al, Fe.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phương pháp nhiệt luyện (dùng kim loại mạnh để đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối) => dùng để điều chế các kim loại từ Mg trở về sau trong dãy điện hóa

Lời giải chi tiết :

Phương pháp nhiệt luyện (dùng kim loại mạnh để đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối) => dùng để điều chế các kim loại từ Mg trở về sau trong dãy điện hóa

A. thỏa mãn

B. loại Ba

C. Loại Na.

D. Loại Ca

Câu 9 :

Ngâm một kim loại X vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch FeSO4 thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Kim loại X là

  • A

    Na.

  • B

    Ag.

  • C

    Zn.

  • D

    Cu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

X + HCl → H2

X+ FeSO4 → Fe (1) 

          Để bọt khí thoát ra nhiều và nhanh thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa

          → X là kim loại có tính khử mạnh hơn Fe

          → X là Zn

Câu 10 :

m gam chất rắn. Giá trị của m là Cho 12 gam Fe vào 100 ml dung dịch chứa CuSO4 1M và Fe2(SO4)3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được

  • A
    12,8.
  • B
    9,2.
  • C
    7,2.
  • D
    6,4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

bảo toàn điện tích: nFe2+ = nSO42-

bảo toàn khối lượng kim loại ta có: mFe + mCu2+ + mFe3+ = mFe2+ + m

Lời giải chi tiết :

nFe = 12: 56 ≈ 0,21 (mol)

nCuSO4 = nFe2(SO4)3 = 0,1.1 = 0,1 (mol)

Khi cho Fe vào hh 2 muối xảy ra phản ứng theo thứ tự là:

Fe + Fe3+ → Fe2+

Fe + Cu2+ → Cu↓ + Fe2+

Dung dịch sau phản ứng chứa Fe2+ và SO42-

Mà ∑ nSO42- = 0,1 + 0,1.3 = 0,4 (mol) → nFe2+ = nSO42- = 0,4 (mol)

BTKL kim loại ta có: 12 + 0,1.64 + 0,1.2.56 = 0,4.56 + m

→ m = 7,2 (g)

close