Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 chương 4: Polime - Vật liệu polime - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là

  • A

    CH2=C(CH3)–CH=CH

  • B

    CH3–C(CH3)=C=CH2

  • C

    $C{H_3}-C{H_2}-C \equiv CH$

  • D

    CH2=CH–CH2–CH2–CH3

Câu 2 :

Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là :

  • A

    PE

  • B

    Amilopectin

  • C

    PVC

  • D

    Nhựa bakelit

Câu 3 :

Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime) có khối lượng bằng tổng khối lượng của các monme hợp thành được gọi là :

  • A

    Sự peptit hoá

  • B

    Sự trùng hợp

  • C

    Sự tổng hợp

  • D

    Sự trùng ngưng

Câu 4 :

Cho các polime : PS, cao su isopren, rezit, xenlulozơ, tinh bột, glicogen, PVC, cao su lưu hóa. Có bao nhiêu polime có cấu trúc mạng không gian ?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 5 :

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là :

  • A

    Policaproamit

  • B

    Poliacrilonitrin

  • C

    Polistiren

  • D

    Poli(metyl metacrrylat)

Câu 6 :

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

  • A
    Xenlulozơ.
  • B
    Polietilen.
  • C
    Amilopectin.
  • D
    Amilozơ.
Câu 7 :

Tơ lapsan thuộc loại

  • A

    tơ axetat

  • B

    tơ visco

  • C

    tơ polieste

  • D

    tơ poliamit

Câu 8 :

Polime được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng là :

  • A

    Cao su buna-S

  • B

    Thuỷ tinh hữu cơ

  • C

    Polistiren

  • D

    Nilon-6,6

Câu 9 :

Polime X có công thức (–NH–[CH2]5–CO–)n. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A

    X chỉ được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng

  • B

    X có thể kéo sợi

  • C

    X thuộc loại poliamit

  • D

    % khối lượng C trong X không thay đổi với mọi giá trị của n

Câu 10 :

Trùng hợp 5,6 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là

  • A

    4,3 gam

  • B

    7,3 gam

  • C

    5,3 gam

  • D

    6,3 gam

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là

  • A

    CH2=C(CH3)–CH=CH

  • B

    CH3–C(CH3)=C=CH2

  • C

    $C{H_3}-C{H_2}-C \equiv CH$

  • D

    CH2=CH–CH2–CH2–CH3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là CH2=C(CH3)–CH=CH.

nCH2=C(CH3)–CH=CH →  (CH2 –C(CH3) = CH – CH2)n   (cao su isopren)

Câu 2 :

Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là :

  • A

    PE

  • B

    Amilopectin

  • C

    PVC

  • D

    Nhựa bakelit

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Polime có cấu trúc mạng không gian là nhựa bakelit (xem lại lí thuyết đại cương polime)

Câu 3 :

Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime) có khối lượng bằng tổng khối lượng của các monme hợp thành được gọi là :

  • A

    Sự peptit hoá

  • B

    Sự trùng hợp

  • C

    Sự tổng hợp

  • D

    Sự trùng ngưng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime) có khối lượng bằng tổng khối lượng của các monme hợp thành được gọi là sự trùng hợp (xem lại lí thuyết đai cương về polime)

Câu 4 :

Cho các polime : PS, cao su isopren, rezit, xenlulozơ, tinh bột, glicogen, PVC, cao su lưu hóa. Có bao nhiêu polime có cấu trúc mạng không gian ?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các polime có cấu trúc mạng không gian là rezit, cao su lưu hóa

Câu 5 :

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là :

  • A

    Policaproamit

  • B

    Poliacrilonitrin

  • C

    Polistiren

  • D

    Poli(metyl metacrrylat)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là policaproamit (tơ nilon-6)

Câu 6 :

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

  • A
    Xenlulozơ.
  • B
    Polietilen.
  • C
    Amilopectin.
  • D
    Amilozơ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh

Câu 7 :

Tơ lapsan thuộc loại

  • A

    tơ axetat

  • B

    tơ visco

  • C

    tơ polieste

  • D

    tơ poliamit

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tơ lapsan được tổng hợp từ axit và ancol => là tơ poliesste

Câu 8 :

Polime được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng là :

  • A

    Cao su buna-S

  • B

    Thuỷ tinh hữu cơ

  • C

    Polistiren

  • D

    Nilon-6,6

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Polime được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng là nilon-6,6

Phương trình hóa học điều chế:

$nN{H_2}{\left[ {C{H_2}} \right]_6}N{H_2}\;\; + \;\;nHOOC{\left[ {C{H_2}} \right]_4}COOH\xrightarrow{{xt,{t^o},p}}\,\,{\rlap{--} (NH{{\text{[}}C{H_2}{\text{]}}_6}NH - CO{[C{H_2}{\text{]}}_4}CO\rlap{--} )_n} + 2n{H_2}O$

Câu 9 :

Polime X có công thức (–NH–[CH2]5–CO–)n. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A

    X chỉ được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng

  • B

    X có thể kéo sợi

  • C

    X thuộc loại poliamit

  • D

    % khối lượng C trong X không thay đổi với mọi giá trị của n

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A sai vì X là tơ nilon-6 có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp caprolactam

B đúng vì X là tơ nilon-6

C đúng vì có liên kết CO-NH

D đúng vì công thức tính % khối lượng C là $\% {m_C} = \dfrac{{12.5n}}{{113n}}.100\% = 53,1\% $  

Câu 10 :

Trùng hợp 5,6 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là

  • A

    4,3 gam

  • B

    7,3 gam

  • C

    5,3 gam

  • D

    6,3 gam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Số mol C2H4 0,25 mol → khối lượng  C2H4 

H = 90% => khối lượng polime

Lời giải chi tiết :

Số mol C2H4 0,25 mol → khối lượng = 0,25.28 = 7 gam

H = 90% => khối lượng polime là 7.0,9 = 6,3 gam

close