Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 chương 3: Amin - Amino axit - Protein - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Thủy phân hoàn toàn peptit sau :

Số ∝-amino axit khác nhau thu được là

  • A

    5.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Câu 2 :

Những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit được gọi là

  • A

    peptit.

  • B

    protein.

  • C

    polime.

  • D

    aminno axit.

Câu 3 :

Khi đốt cháy a mol amin X no, mạch hở ta thu được x mol CO2; y mol H2O; z mol N2. Biểu thức đúng là

  • A

    a = y – x – z.

  • B

    a = y – x + z.

  • C

    a = y – x.

  • D

    a = x + z – y.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 4 :

Trạng thái và tính tan của các amino axit là

  • A

    chất lỏng dễ tan trong nước.

  • B

    chất rắn dễ tan trong nước.

  • C

    chất rắn không tan trong nước.

  • D

    chất lỏng không tan trong nước.

Câu 5 :

Cho 0,1 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 200 ml dung dịch HCl 1,5M, thu đượcdung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOHđã phản ứng là

  • A

    0,50.

  • B

    0,65.

  • C

    0,55.

  • D

    0,70.

Câu 6 :

Amin là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3

  • A

    bằng một hay nhiều gốc NH2

  • B

    bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

  • C

    bằng một hay nhiều gốc Cl.

  • D

    bằng một hay nhiều gốc ankyl.

Câu 7 :

Dung dịch Ala-Val phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

  • A

    KCl.

  • B

    NaNO3.

  • C

    KNO3.

  • D

    H2SO4.

Câu 8 :

Trong các chất sau, chất nào tan được trong nước ?

  • A

    keratin.

  • B

    miozin

  • C

    fibroin.

  • D

    anbumin.

Câu 9 :

Cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với HCl dư thu được 13,95 gam muối. Mặt khác, cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được 12,5 gam muối. Vậy công thức của amino axit là:

  • A

    H2N-C3H6-COOH.                

  • B

    H2N-[CH2]4CH(NH2)-COOH.

  • C

    H2N-C2H4-COOH.                

  • D

    HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH.

Câu 10 :

Số đồng phân amino axit có CTPT C3H7O2N là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Thủy phân hoàn toàn peptit sau :

Số ∝-amino axit khác nhau thu được là

  • A

    5.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thủy phân peptit này thu được 4 ∝-amino axit là         

H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH2COOH)-COOH, H2N-CH(CH2-C6H5)-COOH, H2N-CH(CH3)COOH

Câu 2 :

Những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit được gọi là

  • A

    peptit.

  • B

    protein.

  • C

    polime.

  • D

    aminno axit.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit.

Câu 3 :

Khi đốt cháy a mol amin X no, mạch hở ta thu được x mol CO2; y mol H2O; z mol N2. Biểu thức đúng là

  • A

    a = y – x – z.

  • B

    a = y – x + z.

  • C

    a = y – x.

  • D

    a = x + z – y.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố : ${{n}_{C}}=\text{ }{{n}_{C{{O}_{2}}}};~~{{n}_{H}}=\text{ }2{{n}_{{{H}_{2}}O}};~~{{n}_{N}}=\text{ }2{{n}_{{{N}_{2}}}}$

Lời giải chi tiết :

Amin X no, mạch hở có CTPT dạng CnH2n+2+kNk (k là số chức amin)

Bảo toàn nguyên tố ta có :

\({n_{C{O_2}}} = {n_C}\,\, \to \,\,x = \,na (mol)\)

\({n_{{H_2}O}} = \dfrac{{{n_H}}}{2}\,\, \to \,\,y = \,na + a + a. \dfrac{k}{2}\,\,\,mol;\,\)

\({n_{{N_2}}} = \dfrac{{{n_N}}}{2} \to \,\,\,z = a. \dfrac{k}{2}\,\,mol\)

→ y = x + a + z hay a = y – x – z

Câu 4 :

Trạng thái và tính tan của các amino axit là

  • A

    chất lỏng dễ tan trong nước.

  • B

    chất rắn dễ tan trong nước.

  • C

    chất rắn không tan trong nước.

  • D

    chất lỏng không tan trong nước.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí của amino axit là những chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy cao

Câu 5 :

Cho 0,1 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 200 ml dung dịch HCl 1,5M, thu đượcdung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOHđã phản ứng là

  • A

    0,50.

  • B

    0,65.

  • C

    0,55.

  • D

    0,70.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Coi hh X gồm H2NC3H5(COOH)2và HCl không phản ứng với nhau và đều phản ứng với NaOH

→ nNaOH phản ứng = ngốc COOH + nHCl

Lời giải chi tiết :

Coi hh X gồm H2NC3H5(COOH)2và HCl không phản ứng với nhau và đều phản ứng với NaOH

→ nNaOH phản ứng = ngốc COOH + nHCl = 0,1.2 + 0,3 = 0,5 mol

Câu 6 :

Amin là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3

  • A

    bằng một hay nhiều gốc NH2

  • B

    bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

  • C

    bằng một hay nhiều gốc Cl.

  • D

    bằng một hay nhiều gốc ankyl.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xem lại phần khái niệm amin : Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.

Câu 7 :

Dung dịch Ala-Val phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

  • A

    KCl.

  • B

    NaNO3.

  • C

    KNO3.

  • D

    H2SO4.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

dd Ala - Val phản ứng được với dd H2SO4

Câu 8 :

Trong các chất sau, chất nào tan được trong nước ?

  • A

    keratin.

  • B

    miozin

  • C

    fibroin.

  • D

    anbumin.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Protein tan được trong nước, tạo thành dung dịch keo là anbumin

Câu 9 :

Cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với HCl dư thu được 13,95 gam muối. Mặt khác, cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được 12,5 gam muối. Vậy công thức của amino axit là:

  • A

    H2N-C3H6-COOH.                

  • B

    H2N-[CH2]4CH(NH2)-COOH.

  • C

    H2N-C2H4-COOH.                

  • D

    HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

\({n_{HCl}} = {n_{N{H_2}}} = \dfrac{{{m_{m'}} - {m_X}}}{{36,5}}\)

\({n_{NaOH}} = {n_{COOH}} = \dfrac{{{m_{m'}} - {m_X}}}{{23 - 1}}\)

X tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều theo tỉ lệ mol 1: 1

→X có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2→ nX = nHCl = nNaOH

Lời giải chi tiết :

\({n_{HCl}} = {n_{N{H_2}}} = \dfrac{{{m_{m'}} - {m_X}}}{{36,5}}\)= 0,1 mol

\({n_{NaOH}} = {n_{COOH}} = \dfrac{{{m_{m'}} - {m_X}}}{{23 - 1}} = 0,1\,\,mol\)

→ số nhóm COOH bằng số nhóm NH2 trong X

Dựa vào 4 đáp án → X có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2

→ nX = nHCl = nNaOH = 0,1 mol

→ MX = 103 (H2N-C3H6-COOH)

Câu 10 :

Số đồng phân amino axit có CTPT C3H7O2N là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

C3H7NO2 có CTTQ là CnH2n+1NO2 → là amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH là

NH2 – CH2 – CH2 – COOH

CH3 – CH(NH2) - COOH

close