Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương II - Phần 2 - Lịch sử 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương 2 - Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - Lịch sử 10 Quảng cáo
Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Nhân dân ta đã bao nhiêu lần phải đối mặt với quân xâm lược Tống sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938? A. ba lần B. bốn lần. C. một lần. D. hai lần. Câu 2. Tể tướng Vương An Thạch khuyên vua Tống sai quân sang xâm lược nước ta trong khi nhà Tống đang ở giai đoạn A. khủng hoảng. B. phát triển mạnh mẽ. C. mới hình thành. D. khôi phục kinh tế. Câu 3. Nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Năm 980, triều đình nhà Đinh gặp nhiều khó khăn. B. Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. C. Cuối năm 1427, 15 vạn quân Minh tiến vào Đại Việt. D. Năm 981, nhà Tổng thất bại và bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Câu 4. Cuộc kháng chiến/khởi nghĩa nào đã mở đầu cho truyền thống mềm dẻo (giảng hòa) để giữ vững hòa hiếu với nước láng giềng khi kết thúc cuộc chiến tranh của dân tộc ta? A. Chống Tống thời Tiền Lê. B. Chống Mông - Nguyên thời Trần. C. Khởi nghĩa Lam Sơn chống Minh. D. Chống Tống thời Lý. Câu 5. Tinh thần nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn đối với giặc Minh xâm lược được thể hiện qua hành động nào? A. Chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Minh. B. Giảng hòa với quân Minh. C. Cấp ngựa, thuyền cho quân Minh rút về nước. D. Kí hiệp ước cắt đất cho quân Minh. Câu 6. Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần có điểm gì khác so với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý? A. Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”. B. Thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”. C. Sử dụng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”. D. Thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”. II. TỰ LUẬN (4 điểm) Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 96-97. Cách giải: Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta phải đương đầu với hai lần xâm lược của nhà Tống: - Cuộc xâm lược của quân Tống thời Lý. - Cuộc xâm lược của quân Tống thời Tiền Lê. Chọn: D Câu 2. Phương pháp: sgk trang 97. Cách giải: Vào những năm 70 của thế kỉ XI, trong lúc Đại Việt đang phát triển thì nhà Tống bước vào giai đoạn khủng hoảng, phía Bắc bị người Liêu, Hạ xâm lấn, trong nước nông dân nổi dậy nhiều nơi => Tể tướng Vương An Thạch đã khuyên vua Tống sai quân xâm lược nước ta: “Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiêng nể”. Chọn: A Câu 3. Phương pháp: sgk trang 99. Cách giải: Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh. Từ đó, nhiều cuộc khởi nghĩa bùng lên ở khắp nơi trong cả nước nhưng đều bị trấn áp. Chọn: B Câu 4. Phương pháp: sgk trang 97, suy luận. Cách giải: Sau khi cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý giành thắng lợi, nhiều tướng giặc bị bắt. Nhà Tống buộc phải rút quân, bỏ mộng xâm lược nước ta. Quan hệ Việt – Tống sau đó lại trở về bình thường. Cho đến sau đó, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, giặc Minh rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thế đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho chúng về nước. => Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý đã mở đầu cho truyền thống kết thúc cuộc chiến tranh một cách mềm dẻo (giảng hòa) để giữ vững hòa hiếu với nước láng giềng của dân tộc ta. Chọn: D Câu 5. Phương pháp: sgk trang 99, suy luận. Cách giải: Cuối năm 1427, 15 vạn quân cứu viện của giặc Minh ồ ạt tiến vào nước ta đã bị nghĩa quân đánh tan tành ở trận Chi Lăng – Xương Giang lừng lẫy. Giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thế đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho chúng về nước. Đây là hành động thể hiện tính nhân văn, tinh thần nhân đạo của quân ta. Chọn: C Câu 6. Phương pháp: Phân tích, so sánh. Cách giải: * Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý: - Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh bất ngờ sang đất Tống. - Sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định: sử dụng “bài thơ Thần” “Nam quốc sơn hà” trên sông Như Nguyệt. * Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần: - Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”. - Nhà Trần phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định. Chọn: D II. TỰ LUẬN Phương pháp: Dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 96 - 99 để lập bảng theo các tiêu chí chính: tên cuộc kháng chiến/ khởi nghĩa; thời gian/ triều đại; kẻ thù; người lãnh đạo; chiến thắng tiêu biểu; kết quả. Cách giải: Loigiaihay.com
Quảng cáo
|