Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương II - Phần 2 - Lịch sử 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương 2 - Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - Lịch sử 10 Quảng cáo
Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Chiến lược: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” được Lý Thường Kiệt thực hiện ở giai đoạn nào của cuộc kháng chiến chống Tống? A. giai đoạn một. B. giai đoạn hai. C. giai đoạn ba. D. giai đoạn bốn. Câu 2. Chiến thắng nào của quân dân nhà Trần đánh dấu thất bại đau đớn nhất của quân Mông – Nguyên trong lần thứ ba xâm lược? A. Đông Bộ Đầu. B. Hàm Tử. C. Bạch Đằng. D. Chương Dương. Câu 3. Chiến thắng nào đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý? A. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang. B. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt. C. Chiến thắng Chương Dương. D. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Câu 4. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăn thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thay ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm” (theo Thơ văn Lý – Trần). Lời hịch trên của Trần Hưng Đạo không mang ý nghĩa nào sau đây? A. Quyết tâm đánh bại quân Mông - Nguyên, giành độc lập. B. Thể hiện lòng yêu nước tha thiết của tướng sĩ. C. Căm thù quân giặc và quyết tâm xả thân vĩ nước. D. Động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Câu 5. Câu thơ: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi) thể hiện điều gì? A. Hành động tàn bạo của quân Minh. B. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta. C. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta. D. Sự phản bội của một số binh lính. Câu 6. Một trong những đặc điểm quan trọng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là A. Từ một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển và mở rộng ra ba nước Đông Dương. B. Căn cứ kháng chiến rộng lớn, kéo dài suốt 4 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An. C. Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. D. Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao và mở rộng ở giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa. II. TỰ LUẬN (4 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: Nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 97. Cách giải: - Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến. Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”. + Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc. - Năm 1075, Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ. + Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc. - Năm 1077, ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt, cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh. Chọn: A Câu 2. Phương pháp: sgk trang 98. Cách giải: Chiến thắng Bạch Đằng (1288) đã đánh dấu thất bại đau đớn nhất của quân Mông – Nguyên, mãi mãi ghi sâu vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam. Chọn: C Câu 3. Phương pháp: sgk trang 97. Cách giải: Dưới sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt, quân dân ta đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi. Chọn: B Câu 4. Phương pháp: sgk trang 98, suy luận. Cách giải: Lời hịch của Trần Hưng Đạo có ý nghĩa: - Động viên tinh thần quân sĩ tham gia chiến đấu, đoàn kết dân tộc. - Thể hiện lòng yêu nước thiết tha. - Sự căm thù quân xâm lược, quyết tâm xả thân vì nước. => Đáp án A: cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên diễn ra khi Đại Việt vẫn còn nhà nước, còn chính quyền dưới sự lãnh đạo của vua và tướng nhà Trần => không thể nói ta giành độc lập mà chính xác phải là bảo vệ độc lập. Cũng giống như khi phân biệt hai khái niệm kháng chiến và khởi nghĩa. Chọn: A Câu 5. Phương pháp: sgk trang 99, suy luận. Cách giải: Câu nói trên nhân hóa thể hiện hành động tàn bạo của kẻ thù. Cũng chính những hành động này càng khơi sâu nên mối thù dân tộc, củng cố quyết tâm chiến đấu chống quân Minh xâm lược của nhân dân ta, là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ khởi nghĩa Lam Sơn. Chọn: A Câu 6. Phương pháp: Đánh giá, nhận xét. Cách giải: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo có những đặc điểm sau: * Đặc điểm: - Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương (nổ ra tại Lam Sơn - Thanh Hóa) phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao. + Tư tưởng của “Bình Ngô đại cáo” là tư tưởng xuyên suốt phong trào đấu tranh. “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo” + Khi giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thể đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước. - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến tại Lam Sơn (Thanh Hóa) => có đại bản doanh, căn cứ địa. Chọn: C II. TỰ LUẬN Phương pháp: hệ thống, khái quát kiến thức đã học. Cách giải: - Các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc: + Nhà Ngô: kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán. + Nhà Tiền Lê: kháng chiến chống quân xâm lược Tống. + Nhà Lý: kháng chiến chống quân xâm lược Tống. + Nhà Trần: kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. + Nhà Hồ: kháng chiến chống quân xâm lược Minh. + Phong trào Tây Sơn: kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh. - Có thể nói trên thế giới, không có một dân tộc nào có bề dày chống ngoại xâm như nước Việt Nam. Nó đã xây dựng truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|