Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương I - Phần 3 - Lịch sử 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 1 - Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII) - Lịch sử 10 Quảng cáo
Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Nền độc tài quân sự được thiết lập ở Anh gắn liền với sự kiện nào? A. Crôm-oen được trao trọng trách với tước Bảo hộ công. B. Vua Sác-lơ I bị xử tử. C. Cuộc nội chiến giữa Quốc hội và nhà vua kết thúc. D. Crôm-oen đem quân chinh phục Ai-len. Câu 2. Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động được thể hiện qua A. những cuộc xung đột của tư sản với Quốc hội. B. những cuộc xung đột của quý tộc mới với Quốc hội. C. sự liên minh giữa tư sản với quý tộc mới. D. những cuộc xung đột của Quốc hội với nhà vua. Câu 3. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau: “Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ (1)…, mở đường cho chủ nghĩa tư bản (2)… hơn. Đây là cuộc (3)… có ý nghĩa trọng đại trong quá trình quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản”. (sgk Lịch sử 10, trang 145) A. (1) chế độ phong kiến, (2) phát triển mạnh mẽ, (3) cách mạng tư sản. B. (1) chế độ tư bản, (2) ngày càng khủng hoảng, (3) cách mạng tư sản. C. (1) chế độ phong kiến, (2) suy yếu trầm trọng, (3) cách mạng tư bản. D. (1) chế độ tư bản, (2) phát triển mạnh mẽ, (3) cách mạng tư sản. Câu 4. Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là A. tầng lớp có nguồn gốc quý tộc phong kiến, cấu kết với tăng lữ bóc lột nhân dân. B. tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc phong kiến, nhưng lại có quyền lợi kinh tế gắn liền với giai cấp tư sản. C. tầng lớp có quan hệ gần gũi với các công nhân và nông dân Anh. D. tầng lớp tiến bộ, thực hiện nhiều chính sách nâng cao đời sống nhân dân. Câu 5. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII? A. Mâu thuẫn giữa những người theo Anh giáo và Thanh giáo. B. Chính sách tăng thuế của vua Sác-lơ I. C. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với phương thức sản xuất phong kiến. D. Mâu thuẫn giữa tư sản với chế độ quân chủ chuyên chế. Câu 6. Vì sao những người lãnh đạo cách mạng tư sản Anh lại thiết lập chế độ quân chủ lập hiến sau khi cách mạng giành thắng lợi? A. Do sức ép từ quần chúng nhân dân đấu tranh. B. Do quy định bởi nhân tố giai cấp lãnh đạo. C. Do giai cấp tư sản chưa muốn lật đổ chế độ quân chủ. D. Do quý tộc mới đã chi phối toàn bộ hàng ngũ lãnh đạo. II. TỰ LUẬN (4 điểm) Hãy nêu đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 145. Cách giải: Để bảo vệ quyền lợi của mình, tư sản và quý tộc mới đã trao trọng trách cho Crôm-oen với tước Bảo hộ công. Nền độc tài quân sự được thiết lập (1653). Chọn: A Câu 2. Phương pháp: sgk trang 144. Cách giải: Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến được thể hiện qua những cuộc xung đột giữa Quốc hội với nhà vua. Chọn: D Câu 3. Phương pháp: sgk trang 145. Cách giải: “Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn. Đây là cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa trọng đại trong quá trình quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản”. Chọn: A Câu 4. Phương pháp: sgk trang 44, suy luận. Cách giải: Quý tộc mới ở Anh bao gồm một số quý tộc cũ, vẫn duy trì những đặc quyền phong kiến nhưng đã chuyển hướng trong canh tác như trồng cỏ nuôi cừu để bán lông cho các công trường thủ công. Trong số quý tộc mới này còn có thương nhân, người cho vay lãi, họ đã sở hữu ruộng đất và có tước vị quý tộc do nhà vua ban cho. => Quý tộc mới là tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc phong kiến, nhưng lại có quyền lợi kinh tế gắn liền với giai cấp tư sản. Chọn: B Câu 5. Phương pháp: sgk trang 144, suy luận. Cách giải: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với phương thức sản xuất phong kiến. Lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến kìm hãm (chế độ thuế khóa, độc quyền thương mại của nhà nước) nên cần phải xóa bỏ chế độ phong kiến để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Chọn: C Câu 6. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Xuất phát từ nhân tố giai cấp lãnh đạo của cách mạng tư sản Anh, đó là: quý tộc mới và giai cấp tư sản. - Quý tộc mới: dù có xu hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa nhưng vẫn xuất thân từ chế độ phong kiến, muốn đảm bảo quyền lợi của mình trong chế độ mới bằng cách giữ nguyên ngôi vua (quân chủ). - Giai cấp tư sản: hoàn toàn muốn xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nên chính quyền mới không có yếu tố quân chủ. => Giai cấp tư sản đã buộc phải thỏa hiệp và cùng quý tộc mới thiết lập nên chế độ quân chủ lập hiến: + Quân chủ: còn ngôi vua những mang tính tượng trưng. + Lập hiến: Quốc hội đóng vai trò quan trọng, đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Chọn: B II. TỰ LUẬN Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 144. Cách giải: Đặc điểm, tình hình nước Anh trước cách mạng: * Kinh tế: - Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. + Nông nghiệp: Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào trong nông nghiệp. + Thủ công nghiệp: Công trường thủ công chiếm ưu thế so với phường hội. + Thương nghiệp: Việc buôn bán phát triển nhất là buôn bán len dạ và nô lệ da đen. * Xã hội: - Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới. - Tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng. - Đời sống nông dân cực khổ. * Chính trị: Chế độ quân chủ chuyên chế bảo thủ và lạc hậu kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. ⟹ Mâu thuẫn giữa tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động trở nên gay gắt. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|