Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 12 chương 5: Đại cương về kim loại - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tác động cơ học.

  • B

    Ăn mòn kim loại là sự hình thành kim loại do môi trường xung quanh tác dụng vào dung dịch muối.

  • C

    Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.

  • D

    Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tác dụng hoá học của môi trường xung quanh.

Câu 2 :

Bạc là kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức là vì :

  • A

    Kim loại sáng, đẹp

  • B

    Không bị oxi hóa

  • C

    Tốt cho sức khỏe con người

  • D

    Tất cả các ý trên

Câu 3 :

Cho 9,75 gam Zn tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

  • A

    2,24.

  • B

    1,12.

  • C

    0,84.

  • D

    3,36.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 4 :

Hoà tan hoàn toàn 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn không tan là Cu. Các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng là

  • A

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)3.                            

  • B

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)2.    

  • C

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2

  • D

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.

Câu 5 :

Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp

  • A

    điện phân nóng chảy.

  • B

    điện phân dung dịch.   

  • C

    nhiệt luyện.      

  • D

    thủy luyện.

Câu 6 :

Trong quá trình điện phân dung dịch AgNO3, ở cực dương xảy ra phản ứng

  • A

    Ag + e → Ag+              

  • B

    2H2O → O2 + 4H+ + 4e

  • C

    Ag → Ag+ + e

  • D

    2H2O + 2e → H2 + 2OH-

Câu 7 :

Cho các mệnh đề sau, số mệnh đề đúng là:

1, Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.

2,  Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

3,  Fe2+  oxi hoá được Cu.

4,  Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự:  Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.

Số mệnh đề đúng là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 8 :

Cho các kim loại: K, Al, Mg, Na, Ba. Số kim loại có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là

 

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Câu 9 :

Phương trình hóa học nào sau đây không biểu diễn PTHH của phản ứng điều chế kim loại bằng phương pháp điện phân?

 

  • A

    NaCl → Na + 1/2 Cl2.

  • B

    2CuSO4+ 2H2O →  2Cu + O2+ 2H2SO4.

  • C

    CuCl2 → Cu + Cl2

  • D

    Cu + 2AgNO3→  2Ag + Cu(NO3)2.

Câu 10 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng là?

  • A

    Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là: khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

  • B

    Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là: oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

  • C

    Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là: cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.

  • D

    Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là: cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.

Câu 11 :

Cho Eo(Cu-Ag) = 0,46V và suất điện động của pin Fe - Ag là 1,24 V. Tính Eo(Fe-Cu)

  • A

    0,8V

  • B

    0,78V

  • C

    1,24V

  • D

    0,62V

Câu 12 :

Cho Fe phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, sau phản ứng thu được khí mùi trứng thối. Khí đó là

  • A

    SO2

  • B

    H2S

  • C

    O3.

  • D

    CO­2.

Câu 13 :

Cho các kim loại: Na, Ca, Zn, Mg, Fe, Cu, Cr, Ag, Al, Pb. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là:

  • A

    6

  • B

    5

  • C

    4

  • D

    3

Câu 14 :

Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Cu-Ag nồng độ của các ion trong dung dịch biến đổi như thế nào ?

  • A

    Nồng độ ion Ag+ tăng dần và nồng độ Cu2+ tăng dần          

  • B

    Nồng độ ion Ag+ giảm dần và nồng độ Cu2+ giảm dần

  • C

    Nồng độ ion Ag+ tăng dần và nồng độ Cu2+ giảm dần

  • D

    Nồng độ ion Ag+ giảm dần và nồng độ Cu2+ tăng dần

Câu 15 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện

  • A

    Mg + FeSO4 $\xrightarrow{{}}$ MgSO4 + Fe

  • B

    CO + CuO $\xrightarrow{{{t^0}}}$ Cu + CO2

  • C

    CuCl2 $\xrightarrow{{đp{\text{dd}}}}$ Cu + Cl2

  • D

    2Al2O3 $\xrightarrow{{đp{\text{nc}}}}$ 4Al + 3O2

Câu 16 :

Kim loại nào dưới đây không tan trong dung dịch NaOH ?

  • A

    Zn.

  • B

    Al.

  • C

    Na.

  • D

    Mg.

Câu 17 :

Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Fe sẽ khử ion kim loại theo thứ tự sau (ion đặt trước sẽ bị khử trước):

  • A

    Ag+, Cu2+, Pb2+.

  • B

    Ag+, Pb2+, Cu2+.

  • C

    Cu2+, Ag+, Pb2+.         

  • D

    Pb2+, Ag+, Cu2+.

Câu 18 :

Hòa tan hoàn toàn 8,96 gam Fe trong dung dịch H2SO4 dư. Khối lượng muối sinh ra là

  • A

    24,32 gam.

  • B

    22,80 gam.

  • C

    32,00 gam.

  • D

    16,00 gam.

Câu 19 :

Cho 4 dung dịch muối: CuSO4, K2SO4, NaCl, KNO3. Dung dịch nào sau điện phân cho ra một dung dịch axit ?

  • A

    K2SO4.

  • B

    CuSO4

  • C

    NaCl.  

  • D

    KNO3.

Câu 20 :

Sản phẩm thu được khi điện phân NaOH nóng chảy là gì ?

  • A

    Ở catot (-): Na và ở anot (+): O2 và H2O.      

  • B

    Ở catot (-): Na2O và ở anot (+): O2 và H2.

  • C

    Ở catot (-): Na và ở anot (+): O2 và H2.

  • D

    Ở catot (-): Na2O và ở anot (+): O2 và H2O.

Câu 21 :

Cho dung dịch Mg(NO3)2 có lẫn tạp chất là dung dịch AgNO3. Hóa chất có thể dùng để loại bỏ tạp chất là

  • A

    Ag dư, lọc.

  • B

    Zn dư, lọc.

  • C

    Fe dư, lọc.

  • D

    Mg dư, lọc.

Câu 22 :

Có hai bình điện phân mắc nối tiếp nhau. Bình 1 chứa dung dịch CuCl2, bình 2 chứa dung dịch AgNO3. Tiến hành điện phân với điện cực trơ, kết thúc điện phân thấy catot của bình 1 tăng lên 1,6 gam. Khối lượng catot của bình 2 tăng lên là

  • A

    10,80 gam.           

  • B

    5,40 gam.    

  • C

    2,52 gam.      

  • D

    3,24 gam.

Câu 23 :

Điện phân 500 ml dung dịch hỗn họp FeSO4 0,1M, Fe2(SO4)3 0,2M và CuSO4 0,1M với điện cực trơ. Điện phân cho đến khi khối lượng catot tăng 8,8 gam thì ngừng điện phân. Biết cường độ dòng điện đem điện phân là 10A. Thời gian điện phân là:

  • A

    4583,75 giây.         

  • B

    3860 giây.              

  • C

    4825 giây.             

  • D

    2653,75 giây.

Câu 24 :

Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn là

  • A

    I, II và III.  

  • B

    I, II và IV.    

  • C

    I, III và IV.      

  • D

    II, III và IV.

Câu 25 :

Ngâm một thanh kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Giả sử kim loại sinh ra bám hết vào thanh kẽm. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh kẽm tăng bao nhiêu gam ?

  • A

    2,16 gam.       

  • B

    1,51 gam.  

  • C

    0,65 gam.

  • D

    0,86 gam

Câu 26 :

Dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3 .Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là

 

  • A

    Điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.

     

  • B

    Chuyển hai muối thành hiđroxit; nhiệt phân thành oxit kim loại; khử bằng CO dư; rồi cho chất rắn vào dung dịch H2SO4loãng dư.

  • C

    Cho Cu dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn.

  • D

    Cho Fe dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn.

Câu 27 :

Cho khí CO qua hỗn hợp T gồm Fe và Fe2O3 nung nóng thu được hỗn hợp khí B và hỗn hợp chất rắn D. Cho B qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 6 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hỗn hợp D bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,18 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và 24 gam muối. Phần trăm số mol của Fe trong hỗn hợp T là

  • A

    80%

  • B

    45%

  • C

    50%

  • D

    75%

Câu 28 :

Cho hỗn hợp bột Mg, Al vào dung dịch chứa Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:

 

  • A

    Fe, Cu,Mg.

  • B

    Al, Cu,Fe.

  • C

    Al, Mg, Cu.

  • D

    Mg, Fe, Cu.

Câu 29 :

Cho hỗn hợp gồm Mg (7a mol) và Fe (4a mol) vào dung dịch chứa 0,08 mol FeCl3 và 0,16 mol CuCl2, sau một thời gian thu được dung dịch X và 7,36 gam chất rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, kết thúc phản ứng thu được 84,68 gam kết tủa. Nếu cho NaOH dư vào X (không có mặt oxi) thu được 24,72 gam các hiđroxit kim loại. Lấy 7,36 gam Y hòa tan trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,08 mol khí NO duy nhất và dung dịch T chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A

    22,24. 

  • B

    39,52. 

  • C

    36,56.                     

  • D

    24,64.

Câu 30 :

Điện phân dung dịch X chứa KCl và CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch). Toàn bộ khí sinh ra trong quá trình điện phân (ở cả hai điện cực) theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị bên.

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A
    Tỉ lệ mol CuSO4 : KCl trong X là 2 : 5.
  • B
    Dung dịch sau điện phân có pH > 7.
  • C
    Tại thời điểm 2x (giây), tổng thể tích khí thoát ra ở hai cực là 2,8 lít (đktc).
  • D
    Tại thời điểm z (giây), khối lượng dung dịch giảm là 10,38 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tác động cơ học.

  • B

    Ăn mòn kim loại là sự hình thành kim loại do môi trường xung quanh tác dụng vào dung dịch muối.

  • C

    Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.

  • D

    Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tác dụng hoá học của môi trường xung quanh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

“Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học của môi trường xung quanh.

Câu 2 :

Bạc là kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức là vì :

  • A

    Kim loại sáng, đẹp

  • B

    Không bị oxi hóa

  • C

    Tốt cho sức khỏe con người

  • D

    Tất cả các ý trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kim loại dùng để tạo trang sức, vì ngoài là kim loại sáng, đẹp, không bị oxi hóa,nó còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe là bạc

Câu 3 :

Cho 9,75 gam Zn tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

  • A

    2,24.

  • B

    1,12.

  • C

    0,84.

  • D

    3,36.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

bảo toàn e

Lời giải chi tiết :

\(Zn \to \mathop {Zn}\limits^{ + 2} + 2e\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\mathop N\limits^{ + 5} + 3e \to \mathop N\limits^{ + 2} O\)

0,15   →    0,3                             0,3  →0,1

=> VN2O = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Câu 4 :

Hoà tan hoàn toàn 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn không tan là Cu. Các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng là

  • A

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)3.                            

  • B

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)2.    

  • C

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2

  • D

    Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau phản ứng thu được chất rắn không tan là Cu → trong dung dịch không còn muối Fe(NO3)3

Câu 5 :

Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp

  • A

    điện phân nóng chảy.

  • B

    điện phân dung dịch.   

  • C

    nhiệt luyện.      

  • D

    thủy luyện.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy

Câu 6 :

Trong quá trình điện phân dung dịch AgNO3, ở cực dương xảy ra phản ứng

  • A

    Ag + e → Ag+              

  • B

    2H2O → O2 + 4H+ + 4e

  • C

    Ag → Ag+ + e

  • D

    2H2O + 2e → H2 + 2OH-

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cực dương (+):2H2O → O2 + 4H+ + 4e

Câu 7 :

Cho các mệnh đề sau, số mệnh đề đúng là:

1, Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.

2,  Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

3,  Fe2+  oxi hoá được Cu.

4,  Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự:  Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.

Số mệnh đề đúng là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

1,  đúng vì:  Fe + Cu2+  → Fe2+ + Cu

2, đúng vì Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

3, sai vì Fe2+ không phản ứng được với Cu

4, đúng

Câu 8 :

Cho các kim loại: K, Al, Mg, Na, Ba. Số kim loại có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là

 

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kim loại có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là Ba, K, Na

Câu 9 :

Phương trình hóa học nào sau đây không biểu diễn PTHH của phản ứng điều chế kim loại bằng phương pháp điện phân?

 

  • A

    NaCl → Na + 1/2 Cl2.

  • B

    2CuSO4+ 2H2O →  2Cu + O2+ 2H2SO4.

  • C

    CuCl2 → Cu + Cl2

  • D

    Cu + 2AgNO3→  2Ag + Cu(NO3)2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điều chế kim loại

Lời giải chi tiết :

D là phương pháp thủy luyện

Câu 10 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng là?

  • A

    Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là: khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

  • B

    Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là: oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

  • C

    Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là: cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.

  • D

    Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là: cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyên tắc:  Mn+ +ne →M  

Câu 11 :

Cho Eo(Cu-Ag) = 0,46V và suất điện động của pin Fe - Ag là 1,24 V. Tính Eo(Fe-Cu)

  • A

    0,8V

  • B

    0,78V

  • C

    1,24V

  • D

    0,62V

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức tính suất điện động của pin :Eopin = Eo(+) – Eo(-)

Lời giải chi tiết :

Công thức tính suất điện động của pin :Eopin = Eo(+) – Eo(-)

\( \to {E^o}_{Fe - Cu}\; = {E^o}_{C{u^{2 + }}/Cu}\,\,{\rm{ }}-{E^o}_{F{e^{2 + }}/Fe}\;{\rm{ }}\)và \({E^o}_{Cu - Ag}\; = {\rm{ }}{E^o}_{A{g^ + }/Ag}\,\,-{E^o}_{C{u^{2 + }}/Cu}\;{\rm{ }}\)

\(\eqalign{
& \to {E^o}_{Fe - Ag}\; = {\rm{ }}{E^o}_{A{g^ + }/Ag}\,\,-{E^o}_{F{e^{2 + }}/Fe}\;{\rm{ }} \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {\rm{ }}{E^o}_{A{g^ + }/Ag}\,-{\rm{ }}{E^o}_{C{u^{2 + }}/Cu} + {E^o}_{C{u^{2 + }}/Cu} - {E^o}_{F{e^{2 + }}/Fe}\;\,\, \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {E^o}_{Cu - Ag}\, + {E^o}_{Fe - Cu} \cr} \)

=> \({E^o}_{Fe - Cu} = E_{Fe - Ag}^0 - E_{Cu - Ag}^0\)=  1,24 – 0,46 = 0,78 V

Câu 12 :

Cho Fe phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, sau phản ứng thu được khí mùi trứng thối. Khí đó là

  • A

    SO2

  • B

    H2S

  • C

    O3.

  • D

    CO­2.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khí mùi trứng thối là H2S (xem lại phần lí thuyết kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa)

Câu 13 :

Cho các kim loại: Na, Ca, Zn, Mg, Fe, Cu, Cr, Ag, Al, Pb. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là:

  • A

    6

  • B

    5

  • C

    4

  • D

    3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điều chế kim loại

Lời giải chi tiết :

Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế các kim loại đứng sau Al : Zn, Fe, Cu, Cr, Ag, Pb

Câu 14 :

Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Cu-Ag nồng độ của các ion trong dung dịch biến đổi như thế nào ?

  • A

    Nồng độ ion Ag+ tăng dần và nồng độ Cu2+ tăng dần          

  • B

    Nồng độ ion Ag+ giảm dần và nồng độ Cu2+ giảm dần

  • C

    Nồng độ ion Ag+ tăng dần và nồng độ Cu2+ giảm dần

  • D

    Nồng độ ion Ag+ giảm dần và nồng độ Cu2+ tăng dần

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quá trình hoạt động của pin Cu-Ag :

Cu → Cu2+ + 2e  => tăng nồng độ ion Cu2+

Ag+ + 1e → Ag   => giảm nồng độ ion Ag+

Câu 15 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện

  • A

    Mg + FeSO4 $\xrightarrow{{}}$ MgSO4 + Fe

  • B

    CO + CuO $\xrightarrow{{{t^0}}}$ Cu + CO2

  • C

    CuCl2 $\xrightarrow{{đp{\text{dd}}}}$ Cu + Cl2

  • D

    2Al2O3 $\xrightarrow{{đp{\text{nc}}}}$ 4Al + 3O2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A: Phương pháp thuỷ luyện

B: Phương pháp nhiệt luyện

C, D: Phương pháp điện phân

Câu 16 :

Kim loại nào dưới đây không tan trong dung dịch NaOH ?

  • A

    Zn.

  • B

    Al.

  • C

    Na.

  • D

    Mg.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kim loại không tan trong dung dịch NaOH là Mg.

Zn và Al tan được trong dung dịch kiềm.

Na tác dụng với nước trong dung dịch

Câu 17 :

Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Fe sẽ khử ion kim loại theo thứ tự sau (ion đặt trước sẽ bị khử trước):

  • A

    Ag+, Cu2+, Pb2+.

  • B

    Ag+, Pb2+, Cu2+.

  • C

    Cu2+, Ag+, Pb2+.         

  • D

    Pb2+, Ag+, Cu2+.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ghi nhớ dãy điện hóa học của kim loại

Fe sẽ khử cation kim loại mà kim loại của nó có tính khử yếu trước

 

Lời giải chi tiết :

Thứ tự khử: Fe khử Ag+, Cu2+ rồi đến Pb2+

Câu 18 :

Hòa tan hoàn toàn 8,96 gam Fe trong dung dịch H2SO4 dư. Khối lượng muối sinh ra là

  • A

    24,32 gam.

  • B

    22,80 gam.

  • C

    32,00 gam.

  • D

    16,00 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố : nFeSO4 = nFe

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,16 mol

Bảo toàn nguyên tố : nFeSO4 = nFe = 0,16 mol

=> mFeSO4 = 0,16.152 = 24,32 gam

Câu 19 :

Cho 4 dung dịch muối: CuSO4, K2SO4, NaCl, KNO3. Dung dịch nào sau điện phân cho ra một dung dịch axit ?

  • A

    K2SO4.

  • B

    CuSO4

  • C

    NaCl.  

  • D

    KNO3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dung dịch điện phân cho ra axit => cation bị điện phân => dung dịch CuSO4

Phương trình điện phân : 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2

Câu 20 :

Sản phẩm thu được khi điện phân NaOH nóng chảy là gì ?

  • A

    Ở catot (-): Na và ở anot (+): O2 và H2O.      

  • B

    Ở catot (-): Na2O và ở anot (+): O2 và H2.

  • C

    Ở catot (-): Na và ở anot (+): O2 và H2.

  • D

    Ở catot (-): Na2O và ở anot (+): O2 và H2O.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

  NaOH → Na + O2 + 2H2O

=> ở catot (-): Na và ở anot (+): O2 và H2O.

Câu 21 :

Cho dung dịch Mg(NO3)2 có lẫn tạp chất là dung dịch AgNO3. Hóa chất có thể dùng để loại bỏ tạp chất là

  • A

    Ag dư, lọc.

  • B

    Zn dư, lọc.

  • C

    Fe dư, lọc.

  • D

    Mg dư, lọc.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

KL mạnh đẩy KL yếu ra khỏi dung dịch muối

Lời giải chi tiết :

A sai vì Ag không phản ứng với tạp chất

B sai vì Zn phản ứng được với AgNO3, dung dịch thu được lẫn Zn(NO3)2

C sai vì Fe phản ứng được với AgNO3 nhưng dung dịch thu được lẫn Fe(NO3)2

D đúng vì Mg phản ứng được với AgNO3 nhưng dung dịch thu được chỉ gồm Mg(NO3)2

Mg + 2AgNO3 →Mg(NO3)2 + 2Ag

Câu 22 :

Có hai bình điện phân mắc nối tiếp nhau. Bình 1 chứa dung dịch CuCl2, bình 2 chứa dung dịch AgNO3. Tiến hành điện phân với điện cực trơ, kết thúc điện phân thấy catot của bình 1 tăng lên 1,6 gam. Khối lượng catot của bình 2 tăng lên là

  • A

    10,80 gam.           

  • B

    5,40 gam.    

  • C

    2,52 gam.      

  • D

    3,24 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

2 bình điện phân mắc nối tiếp => ne trao đổi bình 1 = ne trao đổi bình 2

+) ne trao đổi = 2.nCu = nAg = 0,025.2 = 0,05 mol

Lời giải chi tiết :

2 bình điện phân mắc nối tiếp => ne trao đổi bình 1 = ne trao đổi bình 2

nCu = 1,6/64 = 0,025 mol => ne trao đổi = 0,025.2 = 0,05 mol

=> nAg = 0,05 mol => mbình 2 tăng = mAg = 5,4 gam

Câu 23 :

Điện phân 500 ml dung dịch hỗn họp FeSO4 0,1M, Fe2(SO4)3 0,2M và CuSO4 0,1M với điện cực trơ. Điện phân cho đến khi khối lượng catot tăng 8,8 gam thì ngừng điện phân. Biết cường độ dòng điện đem điện phân là 10A. Thời gian điện phân là:

  • A

    4583,75 giây.         

  • B

    3860 giây.              

  • C

    4825 giây.             

  • D

    2653,75 giây.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ mcatot tăng =>  Khối lượng kim loại bám vào

Xác định chất bị điện phân : gồm Cu2+,  Fe3+ và Fe2+   bị điện phân 1 phần

Tính ${{n}_{{{e}_{td}}}}=\frac{It}{F}\Rightarrow t$

Lời giải chi tiết :

nFe3+ = 0,2 mol ; nCu2+ = 0,05mol ; nFe2+ =0,05mol

mtăng = mCu + mFe => mFe = 8,8 – 0,05.64 = 5,6g => nFe = 0,1mol

Các ion đã điện phân ở catot: Fe3+ , Cu2+, Fe2+ điện phân 1 phần

netđ = nFe3+ + 2nCu2+ + 2nFe2+ = 0,2 + 0,05.2 + 0,1.2 = 0,5 mol

=> $t=\frac{F.{{n}_{{{e}_{t\text{d}}}}}}{I} =\frac{96500.0,5}{10}=4825s$

Câu 24 :

Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn là

  • A

    I, II và III.  

  • B

    I, II và IV.    

  • C

    I, III và IV.      

  • D

    II, III và IV.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

Trong hợp kim Fe bị ăn mòn trước thì Fe phải có tính khử mạnh hơn

Tính khử của các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần : Zn > Fe > Sn > Cu

→ Hợp kim Cu-Fe (I) và Sn-Fe (IV) thì Fe bị ăn mòn trước

Đối với cặp hợp kim Fe-C (III), anot là Fe, catot là C → Fe bị ăn mòn

→ Có 3 cặp hợp kim mà Fe đều bị ăn mòn là I, III, IV

Câu 25 :

Ngâm một thanh kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Giả sử kim loại sinh ra bám hết vào thanh kẽm. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh kẽm tăng bao nhiêu gam ?

  • A

    2,16 gam.       

  • B

    1,51 gam.  

  • C

    0,65 gam.

  • D

    0,86 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Độ tăng khối lượng =  ${{\text{m}}_{\text{B}\downarrow }}$- ${{\text{m}}_{\text{A tan}}}$

Lời giải chi tiết :

nAgNO3 = 0,1.0,2 = 0,02 mol

Zn  +  2AgNO3  →  Zn(NO3)2  +  2Ag

0,01 ← 0,02               →                0,02

=> Độ tăng khối lượng =  ${{\text{m}}_{\text{B}\downarrow }}$- ${{\text{m}}_{\text{A tan}}}$= 0,02.108 – 0,01.65 = 1,51 gam

Câu 26 :

Dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3 .Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là

 

  • A

    Điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.

     

  • B

    Chuyển hai muối thành hiđroxit; nhiệt phân thành oxit kim loại; khử bằng CO dư; rồi cho chất rắn vào dung dịch H2SO4loãng dư.

  • C

    Cho Cu dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn.

  • D

    Cho Fe dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điều chế kim loại

Lời giải chi tiết :

Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là cho Cu dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn. Vì Cu loại bỏ được muối AgNO3 theo PTHH:

Cu + AgNO3→ Cu(NO3)2  +Ag

Câu 27 :

Cho khí CO qua hỗn hợp T gồm Fe và Fe2O3 nung nóng thu được hỗn hợp khí B và hỗn hợp chất rắn D. Cho B qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 6 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hỗn hợp D bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,18 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và 24 gam muối. Phần trăm số mol của Fe trong hỗn hợp T là

  • A

    80%

  • B

    45%

  • C

    50%

  • D

    75%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nCaCO3 = nCO phản ứng = nCO2

Gọi nFe = x mol;  nFe2O3 = y mol

+) Xét toàn bộ quá trình có Fe và CO cho e;  H2SO­4 nhận e

+)Bảo toàn e: 3nFe + 2nCO = 2nSO2

nFe2(SO4)3 = 0,06 mol

+) Bảo toàn Fe: x + 2y = 0,06.2

Lời giải chi tiết :

nCaCO3 = 0,06 mol  => nCO phản ứng = nCO2 = 0,06 mol

Gọi nFe = x mol;  nFe2O3 = y mol

Xét toàn bộ quá trình có Fe và CO cho e;  H2SO­4 nhận e

Bảo toàn e: 3nFe + 2nCO = 2nSO2 => 3x + 2.0,06 = 2.0,18  => x = 0,08 mol

nFe2(SO4)3 = 0,06 mol

Bảo toàn Fe: x + 2y = 0,06.2 => y = 0,02 mol

$ =  > \,\,\% {m_{Fe}} = \dfrac{{0,08}}{{0,08 + 0,02}}.100\%  = 80\% $

Câu 28 :

Cho hỗn hợp bột Mg, Al vào dung dịch chứa Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:

 

  • A

    Fe, Cu,Mg.

  • B

    Al, Cu,Fe.

  • C

    Al, Mg, Cu.

  • D

    Mg, Fe, Cu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hỗn hợp rắn gồm 3 kim loại là 3 kim loại có tính khử yếu nhất

Lời giải chi tiết :

Thứ tự các chất trong dãy điện hóa: Thứ tự các chất trong dãy điện hóa: \({{M{g^{2 + }}} \over {Mg}};{{A{l^{3 + }}} \over {Al}};{{F{e^{2 + }}} \over {Fe}};{{C{u^{2 + }}} \over {Cu}};{{F{e^{3 + }}} \over {F{e^{2 + }}}}\) 

Hỗn hợp rắn gồm 3 kim loại là 3 kim loại có tính khử yếu nhất: Fe, Cu, Al

Câu 29 :

Cho hỗn hợp gồm Mg (7a mol) và Fe (4a mol) vào dung dịch chứa 0,08 mol FeCl3 và 0,16 mol CuCl2, sau một thời gian thu được dung dịch X và 7,36 gam chất rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, kết thúc phản ứng thu được 84,68 gam kết tủa. Nếu cho NaOH dư vào X (không có mặt oxi) thu được 24,72 gam các hiđroxit kim loại. Lấy 7,36 gam Y hòa tan trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,08 mol khí NO duy nhất và dung dịch T chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A

    22,24. 

  • B

    39,52. 

  • C

    36,56.                     

  • D

    24,64.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn điện tích => \({{n}_{O{{H}^{-}}}}={{n}_{C{{l}^{-}}}}\)

+) Tính mkim loại trong X

+) Bảo toàn khối lượng cho kim loại => a

+) \({{n}_{AgCl}}={{n}_{C{{l}^{-}}}}=>{{n}_{Ag}}\)

+) Xét Y chứa những gì

+) Bảo toàn electron \(=>{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}\)

=> mmuối

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn điện tích => \({{n}_{O{{H}^{-}}}}={{n}_{C{{l}^{-}}}}=0,56\)

=> mkim loại trong X = 24,72 – 0,56.17 = 15,2

Bảo toàn khối lượng cho kim loại:

24.7a + 56.4a + 0,08.56 + 0,16.64 = 15,2 + 7,36 => a = 0,02

\({{n}_{AgCl}}={{n}_{C{{l}^{-}}}}=0,56=>{{n}_{Ag}}=0,04\)

=> \({{n}_{F{{e}^{2+}}}}=0,04\)

=> mới có 0,02 mol Mg phản ứng, Fe3+ còn dư, Fe và Cu2+ chưa phản ứng

Chất rắn Y chứa:

nMg = 7a – 0,04/2 = 0,12

nFe = 4a = 0,08

Y phản ứng với HNO3, bảo toàn electron:

0,12.2 + 0,08.3 \(=3.{{n}_{NO}}+8.{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}\) \(=>{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}=0,03\)

=> mmuối = 7,36 + 62.(0,12.2 + 0,08.3) + 80.0,03 = 39,52

Câu 30 :

Điện phân dung dịch X chứa KCl và CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch). Toàn bộ khí sinh ra trong quá trình điện phân (ở cả hai điện cực) theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị bên.

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A
    Tỉ lệ mol CuSO4 : KCl trong X là 2 : 5.
  • B
    Dung dịch sau điện phân có pH > 7.
  • C
    Tại thời điểm 2x (giây), tổng thể tích khí thoát ra ở hai cực là 2,8 lít (đktc).
  • D
    Tại thời điểm z (giây), khối lượng dung dịch giảm là 10,38 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ta thấy đoạn đồ thị thứ 2 dốc hơn đoạn 1 nên suy ra Cu2+ điện phân hết trước Cl- (đoạn 1 khí là Cl2; đoạn 2 khí là Cl2 và H2; đoạn 3 khí là H2 và O2)

Viết các phản ứng điện phân ở các điện cực từ đó xác định được số mol của các chất ban đầu.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy đoạn đồ thị thứ 2 dốc hơn đoạn 1 nên suy ra Cu2+ điện phân hết trước Cl- (đoạn 1 khí là Cl2; đoạn 2 khí là Cl2 và H2; đoạn 3 khí là H2 và O2)

+ Tại x giây: n khí = 0,896 : 22,4 = 0,04 mol

=> nCuSO4 bđ = 0,04 mol

+ Tại y giây: n khí = 3,584 : 22,4 = 0,16 mol

=> n khí = nH2 + nCl2 => x + x + 0,04 = 0,16 => x = 0,06 mol

=> nCl- = 2x + 0,08 = 0,2 mol

=> nKCl bđ = 0,2 mol

Xét các phương án:

+ A sai vì nCuSO4 : nKCl = 0,04 : 0,2 = 1 : 5

+ B đúng vì Cu2+ điện phân hết trước Cl-:

CuSO4 + 2KCl → Cu + Cl2 + K2SO4

2KCl + 2H2O → 2KOH + Cl2 + H2

+ C sai vì:

Tại 2x giây, ne(2x giây) = 2.ne(x giây) = 0,16 mol

=> V khí = (0,04+0,08).22,4 = 2,688 lít

+ D sai vì:

Tại z giây:

BTe: 0,08 + 2y = 0,2 + 4z

n khí = y + 0,1 + z = 4,928/22,4

Giải hệ thu được y = 0,1 và z = 0,02

=> m dd giảm = mCu + mH2 + mCl2 + mO2 = 0,04.64 + 0,1.2 + 0,1.71 + 0,02.32 = 10,5 gam

close