Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh lớp 6Tổng hợp kiến thức cần nắm vững, các dạng bài tập và câu hỏi có khả năng xuất hiện trong đề thi HK2 Sinh học 6 sắp tới. Quảng cáo
CHƯƠNG 6. HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH 1. Hoa a. Cấu tạo gồm: – Đài, tràng: làm bao hoa bảo vệ nhị, nhụy. Tràng gồm cánh hoa – Nhị: có nhiều hạt phấn ( tế bào sinh dục đưc) – Nhụy: có bầu chứa noãn ( tế bào sinh dục cái) b. Phân loại hoa: – Theo bộ phận sinh sản: gồm hoa lưỡng tính, hoa đơn tính – Theo cách xếp hoa: hoa đơn độc, hoa mọc thành cụm c. Sinh sản Hạt phấn + noãn –> hợp tử –>phôi - Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy có rất nhiều hạt phấn. Mỗi hạt phấn sẽ hút chất dinh dưỡng ở đầu nhụy → lớn lên và nảy mầm → ống phấn. - Tế bào sinh dục đực (chứa trong hạt phấn) chuyển đến phần đầu của ống phấn. - Ống phấn mọc xuyên qua đầu nhụy vào trong bầu → tiếp xúc với noãn → tế bào sinh dục được ở phần đầu ống phấn chui vào noãn. - Khi TB sinh dục đực chui vào noãn xảy ra hiện tượng thụ tinh - Tại noãn: tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn → 1 tế bào mỡi là hợp tử → hiện tượng thụ tinh sinh sản hữu tính. - Thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép: ngoài sự tạo thành hợp tử còn kèm sự tạo thành tế bào tam bội. – Noãn phát triển thành hạt chứa phôi, bầu phát triển thành quả chứa hạt. CHƯƠNG 7. QUẢ VÀ HẠT – Quả gồm quả khô: khi chín vỏ khô, cứng mỏng (chia thành quả khô nẻ và khô không nẻ). Quả thịt: khi chín mềm, vỏ dày chứa thịt quả (gồm quả mọng, quả hạch) – Hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ + Phôi: chứa rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm. + Chất dinh dưỡng dự trữ: chứa trong lá mầm hoặc phôi nhũ - Các cách phát tán của quả và hạt Sự phát tán của quả và hạt là hiện tượng quả và hạt được mang đi xa hơn nơi mà cây tạo ra chúng sống. Quả và hạt có thể phát tán theo 1 số cách sau: + Phát tán nhờ gió: quả chò, quả bồ công anh, hạt hoa sữa. + Phát tán nhờ động vật: quả ké đầu ngựa, hạt thông, quả cây xấu hổ + Tự phát tán: quả cải, quả chi chi, quả đậu bắp, quả trâm bầu + Ngoài ra, quả và hạt còn được phát tán nhờ con người. Điều kiện thích hợp cho hạt nảy mầm là chất lượng hạt, độ ẩm, không khí, nhiệt độ thích hợp. CHƯƠNG 8. CÁC NHÓM THỰC VẬT Đặc điểm của các nhóm thực vật:
CHƯƠNG 9. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT 1. Thực vật giúp điều hòa khí hậu - Vai trò của thực vật đối với việc điều hòa lượng khí cacbonic và khí oxi + Cây xanh thải ra khí oxi và hấp thu khí cacbonic trong quang hợp. + Nếu không có thực vật cây xanh → sẽ không có khí oxi →sinh vật không hô hấp được. + Nếu không có thực vật sử dụng 1 lượng không nhỏ khí cacbonic → không khí sẽ bị ô nhiễm năng nề. → Thực vật giúp điều hòa lượng khí cacbonic và khí oxi ở mức ổn định . → Sự có mặt của thực vật có ảnh hưởng đến môi trường: nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực. 2. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người và các sinh vật khác: mỗi năm cả nước có khoảng 620 người chất và 1550 người bị mắc các bệnh về đường hô hấp do nồng độ bụi trong không khí cao quá mức cho phép. - Để giảm bớt ô nhiễm môi trường chúng ta cần trồng thêm nhiều cây xanh vì: + Lá cây có tác dụng ngăn bụi và khí độc + Một số loài cây như bạch đàn, thông có thể tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt 1 số vi khuẩn gây bệnh + Tán lá cây có tác dụng giảm nhiệt độ môi trường trong khu vực khi trời năng nhờ quá trình thoát hơi nước. 3. Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn - Người ta đã đo được lượng nước mưa rơi xuống rừng yếu hơn nhiều so với nơi không có rừng vì: lượng nước mưa khi rơi xuống rừng chảy qua tán lá được lá giữ lại một phần mới rơi xuống đất chứ không rơi trực tiếp xuống đất như ở nơi đồi trọc. - Đất ở đồi trọc sẽ bị xói mòn khi có mưa xuống vì: ở đồi trọc không có thực vật nên khi mưa xuống nước sẽ chảy trực tiếp xuống dưới đất với 1 lực mạnh mà không có sự cản lại của các tán cây nên đất rễ bị xói mòn rửa trôi. 4. Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán - Sau khi xảy ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi sau khi mưa lớn sẽ làm cho các vùng trũng thấp bị ngập lụt, hạn hán tại chỗ. - Có hiện tượng lụt lội và hạn hán xảy ra vì: ở những nơi không có rừng, sau khi mưa lớn đất bị xói mòn làm lấp lòng sông, suối, nước không thoát kịp, tràn lên các vùng thấp, gây ngập lụt, mặt khác tại nơi đó đất không giữ được nước gây ra hạn hán tại chỗ. 5. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm - Nước mưa sau khi rơi xuống rừng sẽ được giữ lại 1 phần và thấm dần xuống dưới các lớp đất tạo thành dòng chảy ngầm → chảy vào chỗ trũng tạo sông, suối … → Nguồn nước quan trọng cung cấp cho sinh hoạt và nông nghiệp. - Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm ta cần bảo vệ rừng hiện có, khôi phục và trồng mới diện tích rừng đã bị chặt phá … 6. Vai trò của thực vật đối với động vật
a. Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật - Thực vật nhờ vào quá trình quang hợp mà tự tổng hợp được chất hữu có cho chính mà và tạo ra lượng khí oxi vào khí quyển + Lượng khí oxi của thực vật tạo ra cung cấp cho hoạt động hô hấp của con người và các động vật khác. + Các chất hữu cơ thực vật tạo ra được tích lũy ở tất cả các bộ phận của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt) không chỉ cung cấp cho chính thực vật mà còn cung cấp cho con người và động vật. - Ngoài vai trò làm thức ăn cho động vật ăn thực vật, 1 số thực vật còn gây hại cho động vật như: + Một số tảo ở nước khi sinh sản quá nhanh (hiện tượng nước nở hoa) sau khi chết làm ô nhiễm môi trường nước, đầu độc cho cá và các động vật khác ở nước. + Một vài cây độc với cơ thể độc vật như duốc cá (dùng cây này để diệt cá dữ trong đầm nuôi thủy sản) b. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật - Có 1 số loài động vật sử dụng thực vật làm nơi ở và nơi sinh sản cho mình như: khỉ, nhím, chim, sóc… 7. Thực vật đối với đời sống con người
a. Những cây có giá trị sử dụng - Thực vật có vai trò rất quan trọng đối với con người + Cung cấp khí oxi cho con người, tạo bầu không khí trong lành, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường + Hạn chế hiện tượng lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất + Bảo vệ và giữ mạch nước ngầm + Cung cấp lương thực cho con người + Cung cấp nguyên liệu cho 1 số ngành công nghiệp + Cung cấp dược liệu, làm cảnh … b. Những cây có hại cho sức khỏe con người Bên cạnh những thực vật có lợi như trên, thì còn có 1 số thực vật gây hại cho sức khỏe con người như: + Cây thuốc lá: là cây công nghiệp, được chế biến làm thuốc hút. - Trong thuốc lá có nhiều chất độc, đặc biệt là nicotin được dùng chế thuốc trừ sâu. Nếu hút nhiều thuốc lá thì chất nicotin sẽ thấm vào cơ thể → ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp → dễ bị ung thư phổi. + Cây thuốc phiện - Nhựa tiết ra từ quả của cây nà chứa nhiều moocphin là chấ t gây độc nguy hiểm → dễ gây nghiện khi sử dụng → đã mắc nghiện thì khó chữa → có hại đến sức khỏe, gây hậu quả xấu cho gia đình và xã hội. + Cây cần sa: tác hại của cây này giống cây thuốc phiện - Đôi khi các cây có hại cũng được sử dụng cho mục đích lành mạnh: làm cảnh, làm thuốc 8. Đa dạng của thực vật Mỗi loài trong giới thực vật đều có những nét đặc trưng về hình dạng, cấu tạo, kích thước, nơi sống … Tập hợp tất cả các loài thực vật với các đặc trưng của chúng tạo thành sự đa dạng của giới Thực vật. Hiện nay, có một thực trạng là tính đa dạng của thực vật đang bị suy giảm do tác động của con người. Nên cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật. a. Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật - Đa dạng về số lượng loài - Đa dạng về môi trường sống b. Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam - Nguyên nhân: + Nhiều loài có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi + Sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống - Hậu quả: + Nhiều loài cây bị giảm đáng kể về số lượng + Môi trường sống của chúng bị thu hẹp hoặc mất đi: mỗi năm ở Việt Nam có 10.000 – 20.000 ha rừng bị biến mất + Nhiều loài trở nên han hiếm, thậm chí 1 số loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao: sưa, nấm linh xanh, pơ mu, trầm hương, lát hoa … - Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị về mặt này hay mặt khác và có xu hướng ngày càng ít do bị khai thác quá mức. - Ở nước ta có khoảng 300 loài thực vật quý hiếm. Ví dụ: cây trắc, cây tam thất 3. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật - Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật - Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài - Xây dựng các vườn thực vật, vườn Quốc gia, các khu bảo tồn … để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm - Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt - Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng CHƯƠNG 10. VI KHUẨN - NẤM - ĐỊA Y 1. Vi khuẩn: – Cấu tạo: cơ thể đơn bào, tế bào có vách bao bọc, trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh. – Virut: có dạng cầu, khối hoặc que, nòng nọc; phần đầu hình khối, đuôi hình trụ, chưa có cấu tạo tế bào, kí sinh bắt buộc, gây bệnh. 2. Nấm: – Cấu tạo: gồm những sợi không màu, 1 số ít có cấu tạo đơn bào. Cơ quan sinh sản là mũ nấm, sinh sản bằng bào tử. Sống dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh) – Vai trò: + Làm thức ăn, thuốc, sản xuất rượu bia, thực phẩm...phân giải chất hữu cơ thành vô cơ + Một số gây bệnh cho người và cây trồng 3. Địa y: – Cấu tạo: gồm tảo và nấm cộng sinh. Hình vảy, bản mỏng hoặc giống một cành cây sống bám trên gỗ, đá. Bên trong là những tế bào tảo xanh xen lẫn sợi nấm không màu. – Vai trò: phân hủy đá thành đất, làm thức ăn cho động vật khác, để chế tạo nước hoa hay thuốc... Loigiaihay.com
Quảng cáo
|