Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - Vũ Quần PhươngBài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - Vũ Quần Phương (KNTT) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 7 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả 1. Tiểu sử - Vũ Quần Phương (1940) tên thật là Vũ Ngọc Chúc - Quê quán: sinh ra ở quê mẹ tại Từ Lêm, Hà Nội, quê cha ở Hải Hậu, Nam Định - Là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học 2. Sự nghiệp - Ngoài làm thơ và viết phê bình văn học, ông còn dịch thơ đăng trên các sách, báo và tạp chí văn học. Ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. - Các tác phẩm tiêu biểu: Cỏ mùa xuân (1966), Hoa trong cây (1977), Vầng trăng trong xe bò (tập thơ, 1988)... Sơ đồ tư duy về tác giả Vũ Quần Phương: Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ - Trích Thơ hay có lời bình 100 bài, Vân Long tuyển chọn b. Bố cục - Phần 1 (từ đầu đến "reo trong mắt anh"): Khái quát chung về bài thơ Đường núi - Phần 2 (tiếp theo đến "xao xuyến, bay múa, ca hát"): Cảm nhận về bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - Phần 3 (còn lại): Đánh giá, nhận xét về bài thơ c. Thể loại: Văn bản nghị luận d. Phương thức biểu đạt: nghị luận 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật a. Giá trị nội dung Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp người đọc tiếp nhận bài thơ Đường núi ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. b. Giá trị nghệ thuật - Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng - Ngôn từ bình dị, gần gũi - Lối viết hấp dẫn, thuyết phục - Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, gợi cảm Sơ đồ tư duy về văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi:
Quảng cáo
|