Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 tuần 11 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)Bài tập cuối tuần 11 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần Quảng cáo
Đề bài Câu 1: Đọc lại bài đọc Chuyện một khu vườn nhỏ và cho biết: Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào? A. Đất không bị nứt nẻ sẽ có chim sà xuống. B. Loài chim họ đậu sẽ sà xuống những nơi đất bằng phẳng. C. Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến sinh sống, làm ăn,… D. Cả A và B đều đúng
Câu 2: Ý nghĩa của bài thơ Tiếng vọng? A. Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ. Từ đó tác giả muốn nói đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta. B. Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ. C. Tác giả muốn viết bài thơ để giải tỏa tâm trạng, để tiếng lăn của những quả trứng không còn vọng về trong những giấc mơ nữa. D. Tác giả muốn cứu sống chú chim sẻ và cả những quả trứng mà chú chim ấy đang ấp
Câu 3: Điền l hoặc n vào chỗ trống sao cho hợp lý a. Ánh mặt trời bắt đầu ….ó rạng sau …ũy tre …àng. b. Minh rất ăn …ăn vì hành động …ông …ổi của mình
Câu 4: Điền n hoặc ng vào chỗ trống sao cho hợp lý a. Vầ… tră… sáng vằ… vặc chiếu sáng mọi nẻo đường của buô… làng. b. Cô ấy vươ… vai đón lấy ánh mặt trời, trong lòng còn vươ… vấn bao kỉ niệm
Câu 5: Ý nghĩa của câu chuyện Người đi săn và con nai? A. Thông qua chuyện săn nai của người đi săn, câu chuyện muốn giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng. B. Thông qua chuyện săn nai của người đi săn, câu chuyện muốn giáo dục con người ta bài học phải bảo vệ nai vì nai rất đẹp. C. Thông qua chuyện săn nai của người đi săn, câu chuyện muốn giáo dục những người đi săn không nên săn bắn nai. D. Thông qua chuyện săn nai của người đi săn, câu chuyện muốn nhắn nhủ với muông thú và cỏ cây là nên tránh xa con người
Câu 6: Trong các từ sau đây, từ nào không phải là đại từ xưng hô? A. Tớ B. Cậu ấy C. Thế D. Các bạn
Câu 7: Đọc đoạn hội thoại và cho biết đại từ thế ở (câu 3) thay thế cho từ/cụm từ nào? Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc - Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn tiếng Anh. (câu 1) - Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm? – Bắc nói (câu 2) - Tớ cũng thế. (câu 3) A. Thay thế cho Nam B. Thay thế cho Bắc C. Thay thế cho “được điểm 10” D. Thay thế cho cả Nam và Bắc
Câu 8: Em hãy nối các cặp quan hệ từ ở cột A với ý nghĩa biểu đạt tương ứng ở cột B để được các kết hợp chính xác
Câu 9: Tìm cặp quan hệ từ trong câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận? Mặc dù rất mệt nhưng họ vẫn cố gắng hoàn thành công việc được giao. A. Quan hệ từ mặc dù….nhưng… biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả B. Quan hệ từ mặc dù….nhưng… biểu thị quan hệ tăng tiến C. Quan hệ từ mặc dù….nhưng… biểu thị quan hệ tương phản D. Quan hệ từ mặc dù….nhưng… biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả
Câu 10: Em hãy viết một lá đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam ở địa phương em. Lời giải chi tiết Câu 1: “Đất lành chim đậu” nghĩa là: Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến sinh sống, làm ăn,… Đáp án đúng: C. Câu 2: Ý nghĩa của bài thơ Tiếng vọng Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ. Từ đó tác giả muốn nói đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta. Đáp án đúng: A. Câu 3: a. Ánh mặt trời bắt đầu ló rạng sau lũy tre làng b. Minh rất ăn năn vì hạnh động nông nổi của mình. Câu 4: a. Vầng trăng sáng vằng vặc chiếu sáng mọi nẻo đường của buôn làng. b. Cô ấy vươn vai đón lấy ánh mặt trời, trong lòng còn vương vấn bao kỉ niệm Câu 5: Ý nghĩa của câu chuyện Người đi săn và con nai Thông qua chuyện săn nai của người đi săn, câu chuyện muốn giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng. Đáp án đúng: A. Câu 6: Trong bốn đáp án đã đưa ra: Tớ, Cậu ấy và Các bạn là đại từ xưng hô. Thế là đại từ thay thế. Ví dụ: Anh ấy thích nghe nhạc và cô ấy cũng thế. (Từ thế trong câu này dùng để thay thế cho cụm từ “thích nghe nhạc” để tránh lặp từ) Vậy nên chọn đáp án: C. Thế Câu 7: Đại từ thế ở (câu 3) thay thế cho từ/cụm từ: Thay thế cho “được điểm 10” Đáp án đúng: C. Câu 8: - Vì…nên…; do….nên….; nhờ….mà…: Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả - Nếu…thì…; hễ…thì…: Biểu thị giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả - Tuy…nhưng…; mặc dù…nhưng…: Biểu thị quan hệ tương phản - Không những….mà…; không chỉ…mà….:; Biểu thị quan hệ tăng tiến Đáp án đúng: 1-> d, 2-> b, 3-> c, 4-> a Câu 9: - Xác định các vế và cặp quan hệ từ trong câu Mặc dù rất mệt //nhưng họ vẫn cố gắng hoàn thành công việc được giao. - Xác định quan hệ giữa các vế câu Rất mệt – nhưng họ vẫn cố gắng hoàn thành công việc được giao: quan hệ tương phản -> Quan hệ từ mặc dù….nhưng… biểu thị quan hệ tương phản Đáp án đúng: C. Câu 10: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hải Dương, ngày 18 tháng 4 năm 2018 ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN
Kính gửi Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ huyện Chí Linh Tên em là: Nguyễn Ngọc Lan Sinh ngày: 20-9-2010 Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Chí Linh, Hải Dương Sau khi được nghe giới thiệu về hoạt động của Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam thuộc Hội Chữ thập đỏ của huyện, đồng thời cũng biết được những hậu quả vô cùng to lớn mà chất độc màu da cam đem lại, em nhận thấy hoạt động của đội rất có ý nghĩa và thiết thực. Em tự nhận thấy mình có khả năng để tham gia Đội, giúp đỡ các bạn nhỏ bị ảnh hưởng của chất độc da cam. Vì vậy,em làm đơn này bày tỏ nguyện vọng xin được gia nhập Đội tình nguyện, góp phần làm giảm bớt nỗi bất hạnh của các nạn nhân. Em xin hứa sẽ tôn trọng nội quy và tham gia tích cực các hoạt động của đội. Em xin chân thành cảm ơn. Người làm đơn Lan Nguyễn Ngọc Lan Loigiaihay.com
Quảng cáo
|