Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 tuần 10 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)Bài tập cuối tuần 10 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần Quảng cáo
Đề bài Câu 1: Giải ô chữ: Hàng 1: Chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn (Gồm 5 chữ cái, bắt đầu bằng chữ B) Hàng 2: Đồng nghĩa với “Tổ quốc” (Gồm 7 chữ cái, bắt đầu bằng chữ Q) Hàng 3: Đồng nghĩa với “non sông” (Gồm 7 chữ cái, bắt đầu bằng chữ N) Hàng 4: Khoảng không gian ta nhìn thấy được, như một hình vòm úp trên mặt đất. (Gồm 7 chữ cái, bắt đầu bằng chữ B) Hàng 5: Đồng nghĩa với “xây dựng” (Gồm 9 chữ cái, bắt đầu bằng chữ K) Hàng 6: Làm cho có thể màu sắc, cho đẹp hơn (Gồm 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T) Hàng 7: Đồng nghĩa với “đất nước” (Gồm 8 chữ cái, bắt đầu bằng chữ G) Hàng 8: Tụ họp tại một chỗ một cách vui vẻ, sau một thời gian phải sống xa nhau. (Gồm 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữ S) Hàng 9: Trái nghĩa với “hẹp” (Gồm 4 chữ cái, bắt đầu bằng chữ R) Hàng 10: Vùi hay cắm cành hoặc gốc cây giống xuống đất cho mọc thành cây (Gồm 5 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T) Hàng 11: Đất trồng trọt trên vùng đồi núi (Gồm 5 chữ cái, bắt đầu bằng chữ N) Hàng 12: Công trình dẫn nước được đào, đắp trên mặt đất, phục vụ cho thủy lợi, giao thông. (Gồm 4 chữ cái, bắt đầu bằng chữ K) Hàng 13: Trái nghĩa với “nghèo” (Gồm 4 chữ cái, bắt đầu bằng chữ G) Ô CHỮ HÀNG DỌC: ......... Câu 2: Đọc lại vở kịch Lòng dân và khoanh tròn vào chữ cái trước những nhận định mà em cho là đúng? a) Vở kịch được diễn ra ở một vùng quê Bắc Bộ b) Các nhân vật xuất hiện trong câu chuyện gồm có dì Năm, bé an, chú cán bộ, cai, lính c) Dì Năm là một người dũng cảm, nhanh trí nhờ vậy mới cứu được chú cán bộ thoát khỏi tay bọn giặc d) Cai và lính là những người thuộc phe chính nghĩa, chú cán bộ thực chất là một tên phản bội. e) Bé An tuy còn nhỏ nhưng rất nhanh trí, dũng cảm, cùng với mẹ đánh lừa bọn giặc giải cứu chú cán bộ.
Câu 3: Em hãy nối tên các bài học ở cột A với nội dung tương ở mục B
Câu 4: Điền từ có tiếng chứa ua, êu, uy hoặc iu thích hợp vào chỗ chấm: a. Bác ấy suốt ngày bận ..... với công việc. b. Anh ấy dùng chiếc ....... tạ để đánh dẹt thanh sắt. c. Anh ấy là một người rất chung ....... với người yêu. d. Bác tôi dựng một mái ........ để trông coi đàn vịt.
Câu 5: Trong các tiếng dưới đây tiếng nào viết đúng chính tả? Khoanh tròn vào những chữ cái trước câu trả lời mà em chọn: a) Quả na b) Con na c) Nong nanh d) Lấp lánh e) Ná cây f) Làng mạc g) Nung ninh h) Người lính
Câu 6: Trong các tiếng dưới đây tiếng nào viết đúng chính tả? Khoanh tròn vào những chữ cái trước câu trả lời mà em chọn: a) Hoang mang b) Lang mang c) Buông màn d) Buông bán e) Loạng choạng f) Chạng vạng g) Lang mang
Câu 7: Tìm từ trái nghĩa điền vào chỗ trống hoàn thành các câu sau: a) Lươn ngắn mà chê trạch ............ b) Ở hiền thì lại gặp lành Ở ........ gặp dữ tan tành ra tro.
Câu 8: Điền cặp từ đồng âm thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau a. Các bạn đang đá …. trên cây …. ở gần nhà văn hóa xã. b. Tia nắng ban …. làm những bông hoa …. thêm rực rỡ.
Câu 9: Gạch dưới các đại từ có trong các câu sau a. Chẳng ai biết tung tích của Long vì anh ta đã bỏ đi biệt xứ nhiều năm nay b. Lan thích đọc sách và tôi cũng thế
Câu 10: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua Lời giải chi tiết Câu 1:
Ô CHỮ HÀNG DỌC: BỐN BIỂN MỘT NHÀ Câu 2: Các nhận định đúng trong bài đó là: b) Các nhân vật xuất hiện trong câu chuyện gồm có dì Năm, bé an, chú cán bộ, cai, lính c) Dì Năm là một người dũng cảm, nhanh trí nhờ vậy mới cứu được chú cán bộ thoát khỏi tay bọn giặc d) Bé An tuy còn nhỏ nhưng rất nhanh trí, dũng cảm, cùng với mẹ đánh lừa bọn giặc giải cứu chú cán bộ. Câu 3: - Sắc màu em yêu: Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam. - Bài ca về trái đất: Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất trong sự bình đẳng, bình yên, không có chiến tranh. - Ê-mi-li, con…: Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước Bộ Quốc Phòng Mĩ để phản đối chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. Bài thơ là lời của chú Mo-ri-xơ nói với con trước khi tự thiêu - Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà: Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thủy điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp - Trước cổng trời: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao – nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoát đạt, trong lành cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương. Đáp án đúng: 1-> e, 2-> c, 3-> b, 4-> d, 5-> a Câu 4: a. Bác ấy suốt ngày bận bịu với công việc. b. Anh ấy dùng chiếc búa tạ để đánh dẹt thanh sắt. c. Anh ấy là một người rất chung thủy với người yêu. d. Bác tôi dựng một mái lều để trông coi đàn vịt. Câu 5: Những trường hợp viết đúng chính tả đó là: - Quả na - Lấp lánh - Làng mạc - Người lính Câu 6: Những trường hợp viết đúng chính tả đó là: - Hoang mang - Buông màn - Loạng choạng - Chạng vạng Câu 7: a) Lươn ngắn mà chê trạch dài b) Ở hiền thì lại gặp lành Ở ác gặp dữ tan tành ra tro. Câu 8: a. cầu – cầu. đây là hai từ đồng âm nhưng khác nhau về nghĩa, chỉ hai sự vật khác nhau, một bên là quả cầu để đá, một bên là cây cầu để đi lại -> Các bạn đang đá cầu trên cây cầu ở gần nhà văn hóa xã. b. mai – mai, đây là hai từ đồng âm nhưng chỉ hai sự vật khác nhau, một bên là chỉ tia nắng buổi sớm, một bên là chỉ những bông hoa mai -> Tia nắng ban mai làm những bông hoa mai thêm rực rỡ. Câu 9: a. Đại từ trong câu a là anh ta thay thế cho Long b. Đại từ trong câu b là thế thay thế cho “thích đọc sách” Câu 10: Hướng dẫn giải Bước 1: Nhớ lại hình ảnh ngôi trường, lựa chọn chi tiết tiêu biểu Bước 2: Xác định thứ tự sẽ miêu tả, từ trong ra ngoài hay ngoài vào trong,… Bước 3: Lập dàn ý MB: Giới thiệu bao quát: - Trường nằm trên một khoảng đất rộng. - Đứng từ xa xa đã thấy ngôi trường nổi bật với mái đỏ, tường rào và những hàng cây bao quanh. TB: Tả từng phần của ngôi trường - Sân trường: +Sân si măng rộng. +Giữa sân là cột cờ +Trên sân có một số cây bàng, phượng, bằng lăng cành lá vươn rộng tỏa bóng mát. +Hàng ghế đá bên sân trường dưới những tán cây là nơi được các bạn học sinh vô cùng yêu thích. +Hoạt động: Sân trường là nơi các bạn học sinh tập trung lại vào những tiết chào cờ hay những ngày kỉ niệm. Ồn ào, náo nhiệt vào mỗi giờ ra chơi và yên ắng lại khi các bạn học sinh trở lại lớp học. - Lớp học: +Ba tòa nhà hai tầng xếp thành hình chữ U. +Tòa nhà mái đỏ, sơn vàng +Các lớp học rộng rãi, thoáng mát. Có quạt trần, đèn điện, giá sách, giá trưng bày các tác phẩm. Tường lớp trang trí tranh, ảnh màu do học sinh tự vẽ. Có một góc thi đua lưu lại thành tích trong tuần của các bạn học sinh. +Hoạt động: Trong giờ học , các học sinh chăm chú lắng nghe thầy cô giáo giảng bài. - Phòng truyền thống ở tòa nhà chính: Lưu lại tranh ảnh, đồ lưu niệm của nhà trường - Vườn trường +Cây trong vườn +Hoạt động chăm sóc cây của học sinh ở vườn trường KB: - Trường học của em mỗi ngày một đẹp hơn nhà sự quan tâm của các thầy cô và chính quyền địa phương. - Em rất yêu quý và tự hào về trường em Bước 3: Viết thành bài hoàn chỉnh Bài văn tham khảo: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”, đối với em mỗi một thầy cô giáo ở trường chính là những người cha, người mẹ thứ hai của em. Cũng như vậy ngôi trường chính là ngôi nhà thứ hai của em. Trường học là nơi ghi dấu biết bao kỉ niệm với chúng em, chúng em học tập, vui chơi, gắn bó hơn nữa với thầy cô và bè bạn cũng là ở nơi này. Em thực sự vô cùng yêu quý ngôi trường tiểu học mà hiện em đang theo học. Trường nằm trên một khoảng đất rộng. Đứng từ xa xa đã thấy ngôi trường nổi bật với mái đỏ, tường rào và những hàng cây bao quanh. Đi từ xa tới đã nhìn thấy cổng trường được xây dựng vuông vắn, vững chãi với mái đỏ sơn cột màu vàng. Chiếc biển xanh ghi dòng chữ “Trường chuẩn quốc gia Trường Tiểu học Tân Quang” khiến em mỗi lần bước vào trước nhìn thấy đều rất đỗi tự hào. Cổng trường gồm có một cổng chính ở chính giữa và hai cổng phụ ở hai bên cạnh. Thuận lợi cho việc đóng mở và đi lại. Bước qua cánh cổng là thực sự bước vào một thế giới của riêng các thầy cô giáo và các cô cậu học trò nhỏ. Sân trường rộng rãi được trải si măng, ở chính giữa chính là cột cờ, cờ được đặt nghiêm trang, ngay ngắn trên bục si măng cao ráo. Lá cờ đỏ tung bay phấp phới trong những ngày có gió và nắng mới luôn là hình ảnh thiêng liêng và rất đỗi tự hào mà mỗi học sinh như chúng em đều khắc ghi trong lòng. Tại sân trường em trồng rất nhiều cây xanh. Nào phượng vĩ, nào bàng,… chúng có những tán dài vươn rộng ra che rợp một khoảng sân và tạo bóng mát cho chúng em. Trên sân trường đôi chỗ còn sắp xếp một vài ghế đá. Đây là nơi mà chúng em vô cùng yêu thích vào những giờ ra chơi. Chúng em có thể ngồi ở ghế đá, dưới những bóng cây xanh để ôn lại bài tập, vui vẻ kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị hay chỉ đơn giản là lặng yên ngắm trời ngắm đất. Sân trường luôn giữ một vẻ tĩnh mịch, yên ắng. Nơi đây chỉ trở nên nhộn nhịp là vào những tiết chào cờ đầu tuần hoặc là giờ ra chơi. Khi các bạn học sinh hát quốc ca, ngồi lắng nghe các thầy cô trò chuyện trong tiết chào cờ, hoặc nô đùa bên nhau trong mỗi giờ ra chơi. Hết giờ ra chơi, các bạn học sinh kéo vào lớp. Trả lại cho sân trường sự yên ắng như nó vốn có. Tiếng chim lại hót ríu rít trong những vòm lá, cành cây. Nắng lại nhuộm vàng sân trường. Từng ngọn gió khẽ đu đưa mang theo sự tươi mát, dễ chịu. Thỉnh thoảng nắng và gió lại tinh nghịch ghé vào cửa lớp xem các bạn học sinh học bài. Khu nhà trường bao gồm ba khu nhà được thiết kế quay vào với nhau như hình chữ U. Ba tòa nhà hai tầng với mái đỏ và nước sơn màu vàng như màu nắng mới thật sự vô cùng nổi bật lên trong khuôn viên trường. Nhà hiệu bộ bao gồm phòng của cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, phòng văn thư, phòng kế toán, phòng hội đồng, phòng sinh hoạt đội, phòng truyền thống, phòng sinh hoạt của tổ xã hội, phòng sinh hoạt của tổ tự nhiên,… trên mỗi phòng đều có một chiếc biển nhỏ ghi tên phòng để mỗi người đều không nhầm lẫn mỗi khi bước vào. Hai khu nhà còn lại chính là nơi học tập của chúng em. Dãy hành lang thẳng tắp và được nối liền. Các lớp học được sắp xếp và bố trí giống như nhau. Phòng nào cũng đầy đủ các dụng cụ học tập như bảng đen, quạt trần, đèn điện, bàn ghế,… phía cuối mỗi phòng còn có giá sách nhỏ có đựng các sách tham khảo phục vụ cho việc học tập của chúng em. Ngoài ra còn có góc trang trí tranh ảnh, sản phẩm,… đó là những đồ vật do chúng em tự tay làm, hoặc hình ảnh chụp chung của lớp trong mỗi lần đi chơi hoặc tham gia các hoạt động. Chỉ cần bước tới giá ghi dấu kỉ niệm này là chúng em lại cảm thấy vô cùng thân thương, gần gũi và bồi hồi. Nơi em thích nhất trong gian phòng học chính là góc thi đua, nơi này chúng em được tự mình ghi chép lên đó ước mơ, mục tiêu học tập phấn đấu của chúng em. Ngay cả những thành tích mà mỗi bạn đạt được đều được lưu lại ở nơi này. Mỗi lần nhìn ngắm chúng, chúng em lại có thêm động lực để thi đua, cố gắng thật nhiều hơn nữa trong học tập. Sau khu nhà còn có một khu vườn trường nhỏ. Ở đây trồng rất nhiều các loài cây phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu thiên nhiên của chúng em.Mỗi giờ ra chơi chúng em thường lại đây chăm sóc cho những cây cỏ trong vườn, mong muốn được giữ mãi cho nơi đây một màu xanh thân thương và gần gũi ấy. Trường học của chúng em ngày càng hiện đại và khang trang hơn là nhờ có sự quan tâm, chăm lo của thầy cô cùng với chính quyền địa phương. Đây là nơi mà em đã học tập và gắn bó trong suốt năm năm qua. Mai này dù có đi đâu xa em cũng mãi nhớ về ngôi trường thân yêu nơi có thầy cô giáo, bạn bè thân thương cùng với bảng đen, phấn trắng, sân trường, ghế đá, hàng cây,… và cả vòm trời cao xanh đã ôm ấp bao ước mơ, kỉ niệm của chúng em trong suốt 5 năm đầu đời cắp sách đến trường của chúng em. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|