Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 tuần 6 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)Bài tập cuối tuần 6 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần Quảng cáo
Đề bài Câu 1: Ý nghĩa của truyện Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai? A. Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc. B. Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi. C. Bày tỏ sự căm ghét với chế độ phân biệt chủng tộc. D. Hy vọng chế độ phân biệt chủng tộc không còn tái diễn ở bất kì nơi nào một lần nữa.
Câu 2: Ý nghĩa của câu chuyện Tác phẩm của Si-le và tên phát-xít A. Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát-xít Đức. B. Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh dạy cho tên sĩ quan phát-xít một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay. C. Bày tỏ thái độ căm ghét của tác giả trước sự xâm lược của Đức với Pháp. D. Cả A và B đều đúng.
Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào thanh hỏi được đặt đúng vị trí a) Bưởi b) Thửa c) Thưả d) Nửa e) Nưả f) Sửơi g) Sưởi
Câu 4: Gạch dưới những tiếng có dấu thanh đánh sai trong những câu sau Tiếng vó ngưạ lại một lần nưã khiến anh ấy tỉnh giấc trong đêm.
Câu 5: Chọn những từ trong ngoặc thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau a. Trong hoạt động lần này, chúng tôi đã…………với nhau một cách hài hòa. b. Nhiều người cho rằng nghề giáo viên chỉ…………với con gái. c. Trong cuộc họp nhóm, nhóm trưởng có trách nhiệm …………ý kiến của các thành viên lại rồi trả lời trong một cuộc họp khác. d. Cô giáo cho cả lớp……….thành bốn hàng dọc (từ gợi ý: tập hợp, phối hợp, phù hợp, tổng hợp)
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào có chứa tiếng hữu có nghĩa là “bạn bè” a) Bác ấy và bố em là những chiến hữu đã từng vào sinh ra tử với nhau. b) Buổi lễ mừng thọ của ông em có đủ mặt họ hàng, thân hữu. c) Phong cảnh nơi đây thật hữu tình. d) Loại thuốc này thật hữu hiệu. e) Cần luôn quan tâm, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân các nước.
Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận xét sau: Chọn từ vào chỗ trống để hoàn thành câu sau Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng…….., tạo ra những câu nói có nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
Câu 8: Tìm cặp từ đồng âm điền vào chỗ chấm trong các câu sau cho phù hợp: a. Thời gian .... quá nên anh không kịp ........ quần áo. b. Một nghề cho ..... còn hơn ....... nghề. c. Cậu ta đánh vãi ........ tung tóe trên mặt ........ d. Tôi rất thích món ........ kho với cá ............
Câu 9: Trong các câu sau câu nào có sử dụng hiện tượng đồng âm để chơi chữ a) Mẹ em đậu xe lại, mua cho em một túi nước đậu. b) Bà già đi chợ Cầu Đông, Hỏi xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng không còn? c) Bác tôi đang bác trứng. d) Con bò mẹ đang cho con bò con bú. e) Giá của chiếc áo này rẻ hơn giá của chiếc áo kia rất nhiều. f) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
Câu 10: Viết đoạn văn miêu tả cảnh biển Lời giải chi tiết Câu 1: Ý nghĩa của truyện Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai là phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi. Đáp án đúng: B. Câu 2: Ý nghĩa của câu chuyện Tác phẩm của Si-le và tên phát-xít - Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát-xít Đức. - Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh dạy cho tên sĩ quan phát-xít một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay. Đáp án đúng: D. Câu 3: Những trường hợp dấu thanh được đặt đúng vị trí là: - Bưởi - Thửa - Nửa - Sưởi Câu 4: Tiếng vó ngưạ lại một lần nưã khiến anh ấy tỉnh giấc trong đêm. sửa lại: ngựa, nữa Câu 5: a. Trong hoạt động lần này, chúng tôi đã phối hợp với nhau một cách hài hòa. b. Nhiều người cho rằng nghề giáo viên chỉ phù hợp với con gái. c. Trong cuộc họp nhóm, nhóm trưởng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các thành viên lại rồi trả lời trong một cuộc họp khác. d. Cô giáo cho cả lớp tập hợp thành bốn hàng dọc Câu 6: Những câu có chứa tiếng hữu có nghĩa là bạn bè là: a) Bác ấy và bố em là những chiến hữu đã từng vào sinh ra tử với nhau. b) Buổi lễ mừng thọ của ông em có đủ mặt họ hàng, thân hữu. e) Cần luôn quan tâm, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân các nước. Câu 7: Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. Câu 8: a. Thời gian gấp quá nên anh không kịp gấp quần áo. b. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. c. Cậu ta đánh vãi đường tung tóe trên mặt đường. d. Tôi rất thích món chuối kho với cá chuối. Câu 9: Những câu sử dụng hiện tượng đồng âm để chơi chữ là a) Mẹ em đậu xe lại, mua cho em một túi nước đậu. b) Bà già đi chợ Cầu Đông, Hỏi xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng không còn? c) Bác tôi đang bác trứng. f) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề Câu 10: Buổi sáng cảnh biển thật khiến người ta cảm thấy thư thái, thoải mái. Trời còn tờ mờ sáng em đã cùng với chị gái đi dạo bên bờ biển. Từ phía xa xa, mặt trời đã thức giấc, vén mình sau những đám mây để ban phát những tia nắng xuống thế gian. Từng chú chim từ phía đằng chân trời bắt đầu bay liệng thành đàn. Bầu trời dường như cũng cao, trong và xanh hơn. Mặt biển lúc này được những tia nắng chiếu xuống, long lanh, lấp lánh như được trải một lớp bạc. Một ngày mới đã chuẩn bị bắt đầu. Trên bờ biển đã xuất hiện một vài bóng người. Em cùng chị đang đi dạo dọc bờ biển, từng con sóng thi nhau xô vào bờ, bọt trắng xóa. Nghe trong gió có hương vị mặn mòi của biển, bỗng lại cảm thấy bình yên đến kì lạ. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|