Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 tuần 29 - Đề 2 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Bài tập cuối tuần 29 - Đề 2 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 5 tất cả các môn

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Quảng cáo

Đề bài

I – Bài tập về đọc hiểu

Kỉ niệm mùa hè

Tôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng,dốc – chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều,khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.

Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo,… trông mạnh mẽ chao liệng trên cao tựa như chạm vào mây.

Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng “bụp”, mắt tôi tối sẫm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận :

– Em…xin lỗi. Chị…chị có sao không ?

Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, toi gắt :

– Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này…! Diều này…! – Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc

Bỗng tôi nghe có tiếng con gái :

– Này, bạn !

Thì ra là một “đứa” con gái trạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng :

– Gì?

– Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn mà sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế.

Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe tiếng bạn ấy nói với thằng bé :

– Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về

Tôi ân hận nghĩ :

– Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa.

(Theo Nguyễn Thị Liên)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Cô bé trong truyện say mê với điều gì ?

a - Dán diều

b - Thả diều

c - Ngắm diều

d - Nghe sáo diều

 

2. Chuyện gì xảy ra với cô bé khi cô đang xem dong diều ?

a - Bị cái diều của một em nhỏ va vào mặt

b - Bị cái diều của một em nhỏ sà vào người

c - Bị dây diều của một em nhỏ quấn vào người

d - Bị dây diều của một em nhỏ vướng vào mặt

 

3. Cô bé đã cư xử như thế nào với em nhỏ chơi diều ?

a - Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và xé tan

b - Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và định xé

c - Giằng mạnh chiếc diều và đánh cậu bé khóc

d - Giằng mạnh chiếc diều và mắng mỏ cậu bé

 

4. Nghe bạn gái góp ý, thái độ của cô bé thế nào ?

a - Xấu hổ thẹn thùng, xin lỗi về việc đã làm, dẫn em nhỏ về

b - Bối rối ngượng ngùng, trả diều và dẫn em nhỏ về đến nhà

c - Xấu hổ cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, xin lỗi về việc đã làm

d - Bối rối cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, ân hận về việc đã làm

 

5. Câu chuyện nói lên được điều gì có ý nghĩa ?

a - Cần có tấm lòng dũng cảm, sẵn sàng nhận lỗi trước người khác

b - Cần có tấm lòng vị tha, luôn yêu thương và giúp đỡ người khác

c - Cần có tấm lòng độ lượng, sẵn sàng cảm thông với người khác

d- Cần có tấm lòng say mê, hào hứng xem các em nhỏ chơi diều

 

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết lại tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trong các câu ở cột bên trái cho đúng quy tắc viết hoa đã học :

Tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng

Sửa lại

a) Huân chương kháng chiến được Nhà nước trao cho những tập thể và cá nhân tham gia kháng chiến đã lập được nhiều thành tích xuất sắc

 

b) Anh Hồ Giáo đã hai lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động

 

c) Nhiều bộ phim xuất sắc được tại Liên hoa phim Việt Mam đã giành được giải thưởng

 

 

2. Đặt dấu chấm, chấm hỏi, chấm than cho đúng vào chỗ chấm trong mẩu truyện sau :

Điều ước

Dạy xong bài “Điều ước của vua Mi-đát”, cô giáo nêu câu hỏi :

– Nếu cho con một điều ước, com sẽ ước gì (1) 

Tít :

– Thưa cô, con ước thế giới hòa bình, không có chiến tranh, con sẽ học thật giỏi (2) 

Cô :

– Ồ hay quá (3)…. Các bạn nhận xét điều ước của Tít nào (4) 

Tí :

– Thưa cô, cô cho một điều ước mà bạn Tít ước hai điều ạ (5) 

Tèo bổ sung :

– Thưa cô, bạn Tí nói đúng, bạn Tít ước tham quá ạ, con không ước thế (6) 

Cô :

– Thế Tèo nói điều ước của mình cho cô và cả lớp nghe nào (7) 

– Thưa cô, con chỉ ước mỗi ngày con được 5 điều ước thôi ạ (8) 

( Theo Chuyện vui dạy học – Lê Phương Nga )

 

3. Với mỗi nội dung dưới đây, em hãy đặt một câu và dùng dấu cho thích hợp (nhớ ghi kiểu câu vào chỗ trống trong ngoặc)

a) Hỏi xem gia đình bạn có mấy người (Kiểu câu………….)

Đặt câu :

- …………………………………………

b) Kể cho bạn biết gia đình em có mấy người ( Kiểu câu…………)

Đặt câu :

- ………………………………

c) Nhờ bố ( hoặc mẹ, anh, chị ) kê lại chiếc bàn học của em ở nhà.(Kiểu câu …….)

Đặt câu :

- ………………………………………………

d) Bộc lộ sự thán phục giọng hát hay của người bạn gái ( Kiểu câu ………)

Đặt câu :

- …………………………………………

e) Thể hiện sự sung sướng, thích thú khi được ngắm một cảnh đẹp (Kiểu câu ……….)

Đặt câu :

- ……………………………………………

 

4. Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) tả về một cây mà em thích, trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh hoặc nhân hóa để miêu tả sự vật

Lời giải chi tiết

I.

1. Cô bé trong truyện say mê với điều gì?

c- Ngắm diều

2. Chuyện gì xảy ra với cô bé khi cô đang xem dong diều?

a- Bị cái diều của một em nhỏ va vào mặt

3. Cô bé đã cư xử như thế nào với em nhỏ chơi diều?

b- Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và định xé

4. Nghe bạn gái góp ý, thái độ của cô bé thế nào?

d- Bối rối cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, ân hận về việc đã làm

5. Câu chuyện nói lên được điều gì có ý nghĩa?

c- Cần có tấm lòng độ lượng, sẵn sàng cảm thông với người khác

II.  

1. Viết đúng:

a) Huân chương Kháng chiến

b) Anh hùng Lao động

c) Bông sen Vàng

2. Giải đáp (thứ tự đặt dấu câu vào ô trống)

(1) chấm hỏi; (2) chấm; (3) chấm than; (4) chấm than; (5) chấm                             

(6) chấm than; (7) chấm; (8) chấm

3. Gợi ý:

a) (Kiểu câu hỏi) –Gia đình bạn có mấy người? (Hoặc:Gia đình bạn có những a?)

b) (Kiểu câu kể) – Gia đình tớ có bốn người : bố, mẹ, chị tớ và tớ (Hoặc: Gia đình mình có bố, mẹ, chị mình và mình)

c) (Kiểu câu khiến) – Bố kê lại chiếc bàn học cho con với ! (Hoặc: Bố kê lại chiếc bàn bị cập kênh này cho con với!)

d) (Kiểu câu cảm) – Giọng hát của bạn hay quá! (Hoặc: Bạn có giọng hát thật tuyệt vời!)

e) (Kiểu câu cảm) – Ôi, cảnh ở đây đẹp quá! (Hoặc: Thật là một bức tranh phong cảnh tuyệt vời!)

4. Tham khảo :

(1) Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi,lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy,trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.

(Nguyễn Thái Vận)

(2) Xuân qua, hè tới, cây phượng bắt đầu trổ bông…Khi ve ra rả trên cây cũng là lúc phượng nở nhiều nhất. Cả một màu đỏ nồng nàn như lửa bao phủ khắp thân cây, làm rực sáng một khoảng trời. Lúc ấy,trông cây phượng trẻ hẳn lại, bừng bừng sức sống.Nhìn phượng nở, những tấm lòng thơ dài của chúng em lại náo nức nghĩ tới một mùa hè đầy ắp niềm vui,…

(Theo Thực hành Tập làm văn 4, 2002)

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close